* BÙI VĂN BỒNG
Cho dến nay, các nước trong khu vực Đông Nam Á và cả thế giới đều biết đến con bài “sói gửi chân” mà nhà cầm quyền Trung Nam Hải đã đưa ra cách đây hơn hai năm. Cái từ khá mỹ miều “giao hảo, cùng khai thác” với các nước có chung biển Đông thực chất là sự ngụy trang, dụ dỗ, đánh lừa các nước để Trung Quốc từng bước đưa vùng biển này vào cái lưỡi bò đầy tham vọng. Thực chất, đó là việc Trung Quốc đang dồn sức thực hiện ‘Chiên lược ba bước lấn tới’: Tranh chấp – Gác tranh chấp cùng khai thác – chiếm luôn.
Trung Quốc thường nhắm chỗ nào có lợi (mỏ dầu, cụm đảo, vị trí trên đường biển quốc tế) để tìm cách xâm chiếm, thu về cho chủ quyền của bắc Kinh. Thế nên, nhiều vùng biển đảo đang yên bình, nhưng bất ngờ Trung Quốc gây ra tranh chấp. Khi tranh chấp kéo dài, đẩy lên đỉnh gay gắt, hoặc ‘đối phương’ đx có vẻ không chịu nổi tì Trung Quốc dấn lên bước thứ hai là gác tranh chấp cùng khai thác. Bước thứ ba mới là bước quyết định: Chiếm luôn. Cái chiến lược kèm theo nhiều hiến thuật, thủ đoạn nguy hiểm “sói gửi chân” ấy chăng ai còn lạ gì! Đây cũng chính là con bài năm trong sách lược"xâm lược mềm" của Trung Quốc.
Với ‘Chiến lược ba bước lấn tới’, Trung Quốc đã gây ra nhièu cuộc tanh chấp biển-đảo với Việt Nam , Nhật Bản , Philippines , Malaysia , Brunei . Riêng đới với Việt Nam, Trung Quốc thường xuyên quấy rối nhiều nhất, vì là vùng biển cận kề, trực diện và có nhiều tiềm năng khoáng sản (như mỏ dầu), cũng như vị trí chiến lược quan trọng. Trung Quốc thường xuyên chủ động cho tàu ngư chính, tàu hải gám đi tuấn tra và cả diễn tập trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, chủ yếu ở 3 khu vực là Hoàng Sa, Trường Sa, bãi ngầm Tư Chính, khu vực dầu khí DK1, dồn bắt, xua đuổi và thậm chí trắng trợn đâm chìm tàu đánh cá của Việt Nam, cắt cáp ngầm thăm dò địa chấn…Trắng trợn hơn là vào năm ngoái 2012, Trung Quốc mời thấu 9 lô mỏ dầu của Việt Nam, tiếp sau đó mở chiến dịch xua trên 23.000 tàu cá khoa trương thanh thế vốn có của 'biển người' đi vét hải sản biển Đông, tập trung ở khu vực quần đảo Trường Sa...
Một tốp trong 'chiến dịch' 23 000 tàu cá Trung Quốc tràn ra biển Đông có tàu ngư chính, tà hải giám yểm trợ |
Cách hơn một tuấn trước, bà Phó Oánh, chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc cho biết trong các cuộc thăm dò tài nguyên tương lai ở Biển Đông, Trung Quốc không loại bỏ khả năng hợp tác chung với các nước ASEAN. Phát biểu của bà là để trả lời một câu hỏi của cử tọa, sau khi bà đọc bài diễn văn tại hội nghị bàn tròn về châu Á Thái Bình Dương lần thứ 27, tổ chức tại Malaysia hôm 4/6. Trong bài diễn văn, bà Phó Oánh cũng nói rằng Trung Quốc cần giải thích cho mọi người hiểu rõ hơn về lập trường của mình liên quan đến các vấn đề về Biển Đông.
Tuy nhiên, bởi vì có một số nước ASEAN đưa ra các tuyên bố ngược lại với lập trường của Trung Quốc, và các nước ASEAN có vẻ đồng tình với các tuyên bố này, nên Trung Quốc cần phải phản ứng. Bà nói tiếp: "Trung Quốc và các nước ASEAN đã có những tiến bộ vững chắc, do đó, hai bên không nên để cho bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng xấu cho quan hệ hai phía."
Một tướng lãnh cao cấp của Trung Quốc mạnh mồm tuyên bố rằng: Các tàu chiến của họ tiếp tục tuần tra nơi vùng biển mà Trung Quốc có chủ quyền, mặc dù có tranh chấp với các nước Châu Á khác.
Lên tiếng tại cuộc đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm Chủ nhật tuần mới rồi, Trung tướng Thích Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh xem Biển Đông và biển Hoa Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc. Ông Thích Kiến Quốc còn nhấn mạnh rằng việc tuần tra của các tàu chiến Trung Quốc tại hai vùng biển này là hợp pháp và không thể tranh cãi.
Một số quan chức còn khuyến cáo với nhà cầm quyền Trung Nam Hải là (nếu cần, khi cần) cứ đánh, khỏi đàm…
Những tuyên bố liều lĩnh, trơ tráo và xấc xược gần đây của các lãnh đạo và giới chức Trung Quốc đã vấp ngay với sự phản ứng của các nước trong khu vực và dư luận rộng rãi trên thế giới. Tổng thống Philippines hôm 12/6 tuyên bố nước ông sẽ không lùi bước trước bất kỳ thách thức nào liên quan đến chủ quyền và lãnh thổ.
Nhìn lại sự kiện liên qua từ gần một tháng trước, ngày 23/5, Philippines tuyên bố cương quyết bảo vệ “những gì thuộc về mình” trong lúc có cuộc đối đầu với một đoàn tàu của Trung Quốc đang chay vòng quanh một bãi cạn có binh sĩ của Philippines đang đóng.
Trước đó, Philippines đã phản đối điều mà họ gọi là “sự có mặt có tính cách gây sự và trái phép” của đoàn tàu gần bãi cạn Second Thomas, mà Philippines gọi là Ayungin, nhưng Trung Quốc đã phớt lờ lời phản đối này và nhấn mạnh rằng khu vực đó thuộc về Trung Quốc.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Philippines, ông Raul Hernandez hôm 23/5 nói rằng đội tàu gồm 3 tàu quân sự và 10 tàu cá của Trung Quốc vẫn còn ở gần bãi cạn Second Thomas và đáng lý ra các tàu này không nên ở đó. Bãi cạn này gồm nhiều đảo nhỏ và bãi san hô nằm trong quần đảo Trường Sa, cách đảo Palawan của Philippines 200 km về hướng tây bắc.
Ông Raul Hernandez khẳng định rằng Hải quân và Cảnh sát Biển của Philippines có nhiệm vụ thực thi luật lệ của quốc gia.
Trong bài diễn văn tại Manila, đánh dấu kỷ niệm 115 năm Philippines độc lập khỏi Tây Ban Nha, Tổng thống Benigno Aquino nói rằng Philippines chưa bao giờ đòi chủ quyền trên phần đất rõ ràng thuộc về nước khác, nhưng chỉ mong “lãnh thổ, chủ quyền và phẩm giá của mình được tôn trọng.”
Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc, Tổng thống Aquino nói rằng nhân dân Philippines “không có đầu óc xâm lăng trong máu, nhưng cũng không lùi bước trước bất kỳ thách thức nào.”
Giáo sư Benito Lim thuộc trường đại học Ateneo ở Manila khuyên mọi người nên dựa vào sức mình là chính, bởi vì mặc dù Philippines và Hoa Kỳ có Hiệp ước An ninh Hỗ tương, ông không tin là người Mỹ sẽ từ bỏ những lợi ích thương mại nhiều tỉ đôla với Trung Quốc để giúp Philippines chiếm lại mấy hòn đá ở một nơi xa xôi.
Còn ông Jose Almont, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Ramos nói rằng quyết định của Tổng thống Aquino đưa Trung Quốc ra trước Liên Hiệp Quốc là một “chiến lược tốt”.
Những phản ứng và thái độ dứt khoát, rõ ràng mới đây của các nước trong khu vực cho thấy, ‘sói’ Trung Quốc không dễ mà lừa đảo để “gửi chân” vào các vùng biển-đảo của các nước có chung biển Đông và họ đang có chủ quyên fhợp pháp. Nhưng “ai vì hám lợi trước mắt, thiếu cảnh giác và kém dũng khí” thì phải chuốc lấy thiệt hại mà thế thuận và lợi ích chủ quyền biển-đảo sẽ bị rơi vào tay Bắc Kinh. Lúc đó, dù có hối cũng không kịp!
BVB
-----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét