… 1. Với Trung Quốc: tuy không nêu đích danh, ông Dũng đã rõ ràng chĩa mũi dùi vào Trung Quốc khi ông liệt kê một chuỗi lý do đã gây nên tình trạng báo động về an ninh khu vực: “đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”.
Ông Dũng thúc giục Trung Quốc hãy cùng với ASEAN “đề cao trách nhiệm và lòng tin chiến lược” để sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) “phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS)”.2. Với các nước ASEAN: ông Dũng nhấn mạnh vào sự cần thiết của “một ASEAN đồng thuận, đoàn kết và với vai trò trung tâm trong nhiều cơ chế hợp tác đa phương”. Ông gián tiếp chỉ trích Campuchia đi theo Trung Quốc “vì lợi ích của riêng mình” khiến cho hội nghị ASEAN tại Phnom Penh năm 2012 do Campuchia làm Chủ tịch đã không thể ra được bản Tuyên bố chung. Ông Dũng tin rằng, nhờ tình đoàn kết, ASEAN sẽ có thể cùng các nước đối tác “xây dựng một cơ chế khả thi để bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải trong khu vực và tạo điều kiện giải quyết các tranh chấp”.
3. Với Hoa Kỳ: Khi xác nhận Hoa Kỳ là “một cường quốc Thái Bình Dương”, ông Dũng cho thấy Hoa Kỳ, dù không phải là thành viên của ASEAN, cũng đương nhiên có vai trò chiến lược trong khu vực. Khi nhấn mạnh Hoa Kỳ và Trung Quốc là “hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất đối với cả khu vực và thế giới” , ông Dũng làm nổi bật hình ảnh tương phản giữa hai nước lớn này trong trách nhiệm “tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền độc lập của các quốc gia... đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung”…
------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét