* BÙI VĂN BỒNG
Chức vụ, chức danh, nhiệm vụ của cán bộ đảng viên được phân công, bổ nhiệm, cắt cử, bầu cử đề phải có trách nhiệm. Đó là chức trách. Nay, không ít cán bộ thể hiện có ‘chức’ mà không có ‘trách’. Họ chỉ lợi dụng chức vụ quyền hạn để lo thu vén cá nhân, tự tư tự lợi.
Nguyên nghĩa chức trách là lo cho dân chúng, lo cho tập thể, cộng đồng xã hội, nhưng đầu óc của họ ắp đầy cá nhân chủ nghĩa. Trong cuộc sống, họ chỉ lo giữ chặt ‘song quyền’, tức quyền lực (quyền thế, quyền bính) và quyền lợi. Có quyền lực mới dễ tham ô, tham nhũng, giành quyền lợi về cho bản thân, gia đình mình. Có quyền lợi thì củng cố cho quyền lực chắc hơn, cao hơn. Cho nên, quyền lực và quyền lợi là song hành, tương hỗ cho nhau.
Trong lý thuyết và khẩu hiệu của thể chế chính trị, người ta vẫn khẳng định rằng: Chính quyền là của nhân dân. Thế nên, mỗi chức vụ trong chính quyền đều là được dân bầu (thực chất ở nước ta xưa nay vẫn là đảng cử, đảng chọn, dân bầu) để phục vụ nhân dân. Mỗi chức vụ gắn với một trách nhiệm, và tương ứng với nó là một quyền lực, có giới hạn, để thực hiện trách nhiệm. Trách nhiệm là nền tảng, và quyền lực chỉ được trao (theo chức danh) để thực hiện trách nhiệm ấy.
Sự suy thoái, biến chất thể hiện rõ nét nhất là lợi dụng chức trách, chứ không làm việc theo chức trách. Dân ta đã ‘chơi chữ’ rằng: lãnh đạo là gì? Lãnh đạo là có ghế (có chức) rồi thì lo ‘lãnh’ cái đã, còn ‘đạo’ thì tính sau, hoặc bỏ qua, không cần đếm xỉa đến đạo đức. Lãnh (tức lĩnh, nhận về, thu về cho mình) trước hết là lĩnh lương, rồi thu về bổng lộc, rồi tham nhũng. Lúc đó, chức trách không còn phục vụ nhân dân nữa, mà người cầm quyền sử dụng chức trách để trục lợi cá nhân hay lợi ích nhóm, hoặc sử dụng quyền vượt ra ngoài giới hạn được trao để thỏa mãn khát khao quyền lực và có điều kiện vơ vét quyền lợi. Từ đó sinh ra tham nhũng và lạm quyền, cạnh tranh quyền lực, chạy quyền chạy chức…
Những thể chế trong các chế độ xã hội tiên tiến, văn minh thực sự quan tâm dân chủ thì quyền lực, chức trách dược nhân dân giám sát. Đại diện giám sát cho người dân là Nghị viện (hay quốc hội) được nhân dân trực tiếp bầu ra là một cơ quan chuyên trách kiểm soát quyền lực của các quan chức.
Trong nhà nước thực sự được hoạt động, quản lý, điều hành theo cơ chế phá quyền, thì tư pháp là sự giám sát bằng luật lệ đánh giá, xử lý trách nhiệm của quan chức.
Một thể chế chính trị sinh ra đặc quyền đặc lợi là khi chức vụ gắn với quyền lực độc đoán, từ đó quan chức sẽ có cơ hội vơ vét, trục lợi. Chức trách đã ‘cho’ họ thứ quyền lợi bất minh, vô đạo và phi lý đó. Không có ai tự dưng từ bỏ quyền lợi của mình, trừ khi thế vào đó là quyền lợi còn lớn hơn. Vì vậy, trong các chế độ mà quyền lực không bị giám sát chặt chẽ, quyền lực được cấp trên ban phát, giao nhiệm vụ, cắt cử mà không được bầu cử thực sự dân chủ sẽ sinh ra đọc đoán, chuyên quyền, tham nhũng và kèm theo nhiều hệ lụy tai hại khác. Đảng cứ hô hào “phát huy dân chủ, đấu tranh, chống tiêu cục, chống tham nhũng, góp phần chỉnh đốn đảng, góp phần xây dựng chế độ tốt đẹp”…Nhưng, dù cho phát động, hô hào với những nghị quyết, thông tư, chỉ thị, chỉ đạo, phát biểu rất kêu và thấy ‘vì dân’ nhiều lắm, nhưng đảng và nhà nước cũng bó tay cho các chức danh, chức trách hoành hành. Khi mà ai đụng đến quyền lực (cái ghế), quyền lợi của ‘nhà chức trách’ là sẽ không yên được với họ. Có chức vụ, quyền hạn mà không một chút uy tín, để lòng dân oán trách, cũng gọi tắt là: Chức trách!
Vậy nên, ca dao thời @:
Vậy nên, ca dao thời @:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét