Tập trận Mỹ - Philippines trên Biển Đông (2012) |
* LÊ PHƯƠNG DUNG
Philippines và Nhật Bản đã tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng, nhất là đối với những vấn đề hàng hải, sau cuộc gặp của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước ở thành phố Quezon hôm 27/6.
Tại cuộc họp báo ngay sau cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trấn an Manila rằng Tokyo sẽ đứng về phía nước này trong việc bảo vệ các vùng lãnh thổ tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông, cụ thể là sẽ tăng cường hợp tác bảo vệ các đảo xa, lãnh hải hoặc các lợi ích hàng hải. Ông Ỏnodera cũng khẳng định > Trung Quốc cay đắng nhìn Mỹ-Nhật-Phi hợp sức
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh cả Nhật Bản và Philippines đều đang vướng vào các cuộc tranh cãi về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo báo" The Philippines Star ", ông Onodera thừa nhận đây là mối lo ngại chung của cả hai nước bởi" tình hình ở biển Đông có thể ảnh hưởng đến biển Hoa Đông ". Hoan hô sự ủng hộ của Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Voltaire Gazmin cho biết cả Philippines và Nhật đều ủng hộ Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương. Philippines cũng đang tìm cách tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ.
Nhà báo Lê Phương Dung |
Cùng ngày 27/6, ông Gazmin cho biết Manila đang soạn thảo một thoả thuận cho phép quân đội Mỹ tiếp cận vịnh Subic nhưng không cung cấp thêm chi tiết. Dù vậy, ông bác bỏ thông tin quân đội Philippines đang thúc đẩy kế hoạch xây dựng các căn cứ không quân và hải quân mới tại vịnh Subic và mở cửa cho các lực lượng Mỹ quay lại đây.
Trước đó, hãng tin Reuters dẫn lời quan chức Philippines cho biết một khu vực có diện tích 30 ha dự kiến sẽ được dành cho những căn cứ mới nói trên, cho phép Philippines đóng tàu chiến và máy bay chiến đấu cạnh bãi cạn Scarborough chỉ 124 hải lý.
Hải quân Mỹ và Philippines hôm 27/6 bắt đầu các cuộc tập trận gần bãi cạn nói trên, nơi đang bị Bắc Kinh kiểm soát sau cuộc đối đầu với Manila vào năm ngoái.
Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 25/6 thông qua nghị quyết" tái xác nhận sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với các giải pháp hoà bình cho các tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển châu Á - Thái Bình Dương ", theo tờ Yomiuri của Nhật Bản.
Được đệ trình bởi các Thượng nghị sĩ thuộc cả 2 Đảng Dân chủ và Cộng hoà gồm cả Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Robert Mennender, nghị quyết này sau đó được chuyển đến lên phiên họp toàn thể của Thượng viện Mỹ và dự kiến thông qua tại đây.
Đây được xen là tín hiệu cảnh báo nữa mà Mỹ gửi Trung Quốc. Nghị quyết dẫn đến các vụ gây hấn liên tiếp của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông, bao gồm vụ tàu Hải giám Trung quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tau Bình Minh 02 của Việt Nam, tàu Trung Quốc phong toả bãi cạn Scaborough vào tháng 4/2012, việc Trung Quốc phát hành bản đồ " đường lưỡi bò " phi lý. Tàu Trung Quốc chĩa radar điều khiển hoả lực vào tàu Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và mới nhất là tàu Trung Quốc áp sát bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Dù không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc, Nghị quyết trên" lên án việc sử dụng hành động ức hiếp, đe doạ hoặc sức mạnh của hải quân, cảnh sát biển, tàu cá hoặc máy bay quân sự và dân sự tại biển Đông và biển Hoa Đông để xác lập những tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi hoặc thay đổi hiện trạng ". Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Robert Menendez nhấn mạnh trong thông cáo:" Những tranh chấp trên đã đến mức báo động trong vài tháng qua. Chúng tôi phải nói rõ những âm ưu sử dụng vũ lực là không thể chấp nhận" ( Hết trích).
L.P.D
--------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét