Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Hội đàm Trương -Tập _ Vài nhận định

* LÊ XUÂN KHOA
Mười chín ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc bài diễn văn Shangri-La xoay chuyển chính sách ngoại giao Việt Nam sang phía Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình về hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia.
... Khi nhậm chức vào tháng Bảy 2011, ông Sang đã tuyên bố trước Quốc hội là ông quyết tâm bảo vệ độc lập và toàn vẹn chủ quyền của đất nước. Chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông là đi Ấn Độ vào tháng Mười 2011 trong khi Tổng Bí thư lên đường sang Trung Quốc. Mới hai tháng trước, ông Sang ra thăm ngư dân đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, giúp đỡ nạn nhân bị tàu Trung Quốc tấn công và khuyến khích ngư dân “yên tâm bám biển, đoàn kết tương trợ nhau để tránh thiên tai, địch hoạ”. Cho đến nay, hai năm sau ngày nhậm chức, ông mới có chuyến công du đầu tiên sang Trung Quốc…
… Tóm lại, kết quả cuộc hội đàm Tập Cận Bình - Trương Tấn Sang có bề ngoài làm giảm căng thẳng và gia tằng hợp tác giữa hai nước, nhưng vẫn ngầm chứa ý đồ của Trung Quốc lấn chiếm Việt Nam. Trong khi đó, lãnh đạo Việt Namcứ lúng túng giữa một bên là ý muốn bảo vệ đảng và chế độ và một bên là lòng bất mãn của nhân dân yêu nước và khát khao dân chủ đang lên cao.
Lãnh đạo cộng sản Việt Nam cần nhận biết rằng, thay vì theo sau Trung Quốc, nếu họ chọn con đường dân chủ hoá trước Trung Quốc thì, với sự ủng hộ của nhân dân và thế giới dân chủ, họ sẽ thành công trong sứ mệnh bảo vệ và phát triển đất nước. Hãy hoà giải với những người bất đồng chính kiến, hãy lắng nghe và hợp tác với trí thức. Trung Quốc, nếu cũng tự thay đổi chế độ từ độc tài sang dân chủ, sẽ không bị cô lập và được thế giới đón nhận như một siêu cường. Khi đó họ cũng sẽ được sự kính trọng và ủng hộ của các nước Á châu. Biển Đông sẽ êm lặng. Thế giới sẽ hoà bình. Đây là cái message cần được gửi đến lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc.
         >>   Đọc tiếp/Nguồn 
-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét