Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

TỪ ‘GIÁM SÁT’ ĐẾN ‘DÁM LÀM’ !?

 
* BÙI VĂN BỒNG
Tiếp xúc với cử tri Quận 1 (T.p HCM), Chủ tịch nước Trương Tấn sang nói: “Đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, Chủ tịch nước khẳng định đây là vấn đề hệ trọng, khắc phục không tốt sẽ đe dọa đến tồn vong của chế độ”. Chủ tịch nước cho biết: Sẽ ban hành quy chế giao trọng trách giám sát tham nhũng, lãng phí cho Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội, tăng cường giám sát, chất vấn trực tiếp. Những nội dung này, Chủ tịch nước cũng nói nhiều  lần rồi, nhiều vị lãnh đạo cũng nhắc đi nhắc lại đến mức cử tri đã thuộc lòng. Cho nên, không có gì mới!
Tham nhũng là vấn đề hệ trọng, đe dọa tồn vong của chế độ - nhận thức trên ai cũng thấy rõ. Người dân, đảng viên thường, cán bộ đảng viên có chức có quyền giữ trọng trách trong các lĩnh vực liên quan đến đất đai, nhà cửa, tai chính, liên quan đến quản lý ngân sách, tài chính công mới tham nhũng. Nhiều cán bộ đảng viên có hức có quyền tham nhũng thành ‘bộ phận lớn” như NQTW 4 đã dánh giá, nay cũng không ai còn lạ gì.
Vì “hệ trọng” như thế, vì nguy cơ như thế, Trung ương mới ra Nghị quyết chuyên đề với quyêt stâm rất cao tịa Hội nghị Trung ương 4 cuối năm 2011, đầu năm 2012 đã triển khai. Nhưng, cho đến nay, biết bao hội nghị, hội thảo, cả vận động, tổ chức phong trào, cuối cùng sự tắc vướng lại nằ  ở chõ bao che, bênh vực, tự phe và phê bình kém, nhóm lợi ích (hầu như) ngày càng gia tăng. Cái boong ke tham nhũng xem ra chưa có thứ “vũ khí” hay chiến thuật nào xuyên thủng được.
Nay dẫu có quy chế “giao trọng trách giám sát”, như Chủ tịch nước dã nói, tưởng như sẽ là biện pháp (hy vọng) có hữu hiệu. Nhưng khó mà đưa đến hiệu quả gì.
            Ô! Hóa ra, xưa nay Mặt trận Tổ quốc chỉ được chạy lo chuyện "hành" (làm) mà không có quyền gì cả, cũng chẳng có trọng trách gì được coi là đáng kể. Các đề nghị đề xuất của Mặt trận TQ phần nhiều chỉ là "tham khảo" thêm, biết rồi, để đó! Cái "hành" của Mặt trận TQ là (theo chỉ đạo của cấp ủy) chọn lựa, lên danh sách ứng cử, đề cử để "Đại diện đoàn kết rộng rãi toàn dân" lo bầu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Nay mới được Chủ tịch nước giao "quyền", giao "trọng trách". Nhưng, cứ cho là như thế, nếu như Mặt trận TQ, các đoàn thể quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng,  qua giám sát phát hiện đích danh, ổ nhóm, tầm mức tham nhũng, thì ai dám xử lý, giải quyết? Không khéo "cái ông Mặt trận" làm việc tích cực khui ra lại chịu tội vạ cũng nên?
            Theo nhà báo Thái Duy: Chính phủ biết rõ từ lâu, bộ, ngành nào "khép kín”, cũng không thể tránh tham nhũng và nhiều trò dối trên lừa dưới khác nhưng dẹp bỏ rất khó vì không những dưới cùng một gốc mà trên cũng vẫn còn một gốc mặc dù vẫn đang tìm mọi cách tách quản lý DNNN, tách quản lý sản xuất, kinh doanh ra khỏi quản lý nhà nước. "Khép kín” từ A đến Z, từ quy hoạch, quyết định đầu tư đến đấu thầu thi công, tư vấn... đều nằm trong một bộ, một ngành không ai có thể giám sát, kể cả Quốc hội cũng khó vào.

              Những cái vòng khép kín, đứng trên và đứng ngoài, pháp luật, một thứ siêu quyền lực đặc quyền đặc lợi hết sức tệ hại. Tại Quốc hội một đại biểu đã gọi đó là "sào huyệt sản sinh ra những tỷ phú có chức có quyền”. Càng hiểu rõ tại sao một số người tham nhũng sống xa hoa, đế vương, tiêu tiền như nước, coi trời bằng vung, bất chấp dư luận vì chúng đinh ninh đã có vỏ bọc rất kiên cố, không ai dám đụng chạm đến chúng. Nhân dân rất căm ghét nhưng đành chịu bó tay mặc dù chính quyền do dân làm chủ. Chỗ yếu rất căn bản của những người chủ đất nước là chưa bao giờ được thực sự giám sát tiền mình vẫn đóng thuế.

               Thua lỗ, nợ nần khủng khiếp, rõ ràng nguyên nhân hàng đầu là nhân dân chưa được giám sát mọi hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, vai trò giám sát tối cao của Quốc hội chưa được thực hiện đầy đủ. Phải nhìn thẳng vào sự thật này để tạo mọi điều kiện nhân dân dựa vào MTTQ, thông qua Quốc hội, làm chủ được tiền dân đóng thuế thì dân mới thoát nghèo. Muốn làm chủ, cần thực hiện ngay mấy biện pháp cấp bách.
             Điều vô lỹ là bộ, ngành, cơ quan nào cũng có chuyên trách kiểm tra, thanh tra, giám sát, duy trì báo cáo hang tháng-quý-năm đầy đủ, nhưng  cấp dưới mua hàng chục tàu cũ và nhiều máy móc, thiết bị nước ngoài đã thải loại chẳng hề biết hoặc cấp dưới làm ăn thua lỗ triền miên vẫn báo cáo đang có lãi, còn cấp trên vẫn tin là thật, khi thanh tra phát hiện mới biết là bị cấp dưới lừa. Quan liêu đến như thế mà vẫn an toàn tại chức hoặc hạ cánh an toàn thì đúng là kỷ cương phép nước không còn nghiêm nữa. Rõ ràng, kẻ tham nhũng, các nhóm lợi ích không coi việc giám sát là cái gì cả. Đừng nêu lên và hô hào để thể hiện "lãnh đạo toàn diện, dân chủ rộng rãi, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính  trị" mà chỉ thêm mất công!
              Người, và cơ quan giám sát do ai lãnh đạo, ai chỉ đạo? Làm thế nào để được giám sát? Quyền giám sát và trách nhiệm cũng như quyền xử lý do ai? Và sau nữa, cứ mở rộng giám sát thật nhiều, nhưng có giám sát chẳng nữa mà không ai dám làm, nhất là chức danh và cơ quan có thẩm quyền cũng lờ đi, câu dầm, ngâm giấm, tậm chí lấp liếm đi, thì cũng coi như…hòa cả làng. Vẫn là, đâu yên vị đó, sự kiện, vụ việc lại đâu vào đó cả. Thế thì hy vọng gì?  Còn chất vấn trực tiếp ư? Có cả rồi đấy, nhưng báo chí, công luận đã nêu một “bà hội đồng’ ở tình nọ khi chất vẫn trực tiếp: “Lương như thế, thu nhập như thế, lấy đâu ra tiền xây biệt thự?”. Thì vị bà ta nói tỉnh bơ: “Nhặt được cục vàng ở….ngoài đường!” – (Báo Thanh niên 24/4/2013). Cho nên, dù có giám sát đến mấy mà không dám làm cũng coi như đành bó tay mà thôi
BVB

-------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét