Ngay trong buổi chiều 22/6, khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa kết thúc chuyến thăm Trung Quốc trở về nước, hai tàu chiến của Việt Nam đã lên đường thực hiện chuyến thăm Trung Quốc trong mục đích trao đổi, giao lưu và tham quan đất nước này.
Theo Thanh Niên Online, tờ báo có phóng viên được cử trong chuyến đi, cho biết: Hai tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng HQ-011 và Lý Thái Tổ HQ-012 sẽ cặp cảng Trạm Giang, Quảng Tây (Trung Quốc) vào ngày 25/6 tới. Hai tàu này sẽ thực hiện những cuộc tuần tra chung với tàu của hải quân Trung Quốc. Tàu HQ-011 Đinh Tiên Hoàng thuộc lớp Gepard do Nga sản xuất được xem là tàu hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay. Nga đã giao 4 chiếc loại này cho Việt Nam vào năm ngoái. Tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ do công ty Roso Bopone Xport của Nga sản xuất được trang bị vũ khí tầm xa và cũng là một trong các tàu hiện đại nhất của Việt Nam .
Du luận cho rằng: Lần đầu tiên hai tàu hộ vệ tên lửa của Việt Nam sang Trung Quốc ngay sau chuyến công du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khiến giới quan sát cho rằng Việt Nam đã có những quyết định thắt chặt quan hệ sâu hơn với Bắc Kinh.
> Xâm lược mềm
> … “Không tiếng súng”
> Đừng dại
> Xâm lược mềm
> … “Không tiếng súng”
> Đừng dại
Sự kiện này gắn với cả chùm sự kiện đối ngoại được coi là “khác thường” trong suốt mấy năm qua ở Việt Nam :
Chiều 19-6, Đoàn cán bộ Ủy ban chuyên trách (UBCT) Chính phủ Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch UBCT Chính phủ Việt Nam làm trưởng đoàn đến thăm, làm việc với bà Men Sam On, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia. Tiếp đoàn Ủy ban chuyên trách Chính phủ Việt Nam có Đại tướng Tia-banh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cam-pu-chia.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã đến thăm Lầu Năm Góc Mỹ ngày 20-6. Chiều 21/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Mario Diaz Canel Bermúdez và Đoàn đại biểu Cấp cao Nhà nước Cuba đang có chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Cũng trong ngày 21/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, từ ngày 20-25/6, sẽ góp phần vào mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào theo tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
Tiếp tục chuyến thăm U-crai-na, Đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dẫn đầu, đã tới thăm tỉnh Khác-cốp, U-crai-na. Sáng 20-6, đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khác-cốp…
Tất cả những diễn biến trên chính trường ngoại giao liên quan đến Việt Nam trong tuần qua cho thấy xu thế hòa hoãn, hòa dịu và kết nối các mối quan hệ đa phương, song phương đang mở ra những chuyển biến mới về đối ngoại-chính trị, gắn với hợp tác, phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng khu vực và quốc té.
Tuy nhiên, dư luận vẫn tập trung nhiều vào kết quả hội đàm, ký 10 văn kiện và Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc. Điều này có ảnh hưởng lớn đến thế cân bằng chiến lược, nhưng cũng không loại trừ đây lại là nguyên nhân phát sinh những mâu thuẫn mới trong quan hệ Đông Tây. Bới sự kiện này tác động nhiều đến sách lược “xâm lược mềm” của Trung Quốc và chiến lược “trục xoay Châu Á- thái Bình Dương” của Mỹ. Sau cuộc gặp Mỹ -Trung mới đây, diễn biến này đã được coi như một sự công khai hóa về chiều hướng phân chia quyền lực, quyền lợi của hai cường quốc trên thế giới hiện nay.
Trong Tuyên bố chung với 13 nội dung trọng tâm, “16 chữ vàng” và quan hệ “4 tốt” được thêm một lần khẳng định mạnh mẽ hơn (!?). Và, hai bên lại tái khẳng định tiếp tục kiên trì phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Theo các nhà quan sát: Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang phản ánh mong muốn cải thiện quan hệ gần gũi, nhưng phức tạp và thường dễ căng thẳng giữa hai nước.
“Người trong cuộc”, theo lời Tiến sĩ Xu Liping ở Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, qua chuyến thăm này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trung Quốc có chủ đích nhắm đến chủ yếu là lợi ích chính trị; và “Trung Quốc muốn chứng tỏ phương cách Việt – Trung giải quyết tranh chấp Nam Hải cũng là mô hình cho các nước khác. Thực chất, theo ký két những nội dung liên quan đến Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, thì dư luận thấy rõ là Trung Quốc đã thắng thế về quan điểm đối thoại song phương, sẽ là cơ sở để loại trừ những đề xuất đối thoại đa phương. Ông Tập Cận Bình nói: “Cần phải kiên trì thúc đẩy đàm phán và hiệp thương hữu nghị song phương, không áp dụng bất cứ hành động nào có thể làm phức tạp và mở rộng tranh chấp”. Ông Tập còn nói phải “đề phòng quốc tế hoá vấn đề Nam Hải”. Và : “hai nước phải xử lý thoả đáng bất đồng, không để con tàu quan hệ Trung-Việt đi chệch quỹ đạo đúng đắn”...
Đây là hiệu quả hứa hẹn cho những “giải pháp hòa bình, ổn định trên Biển Đông, hay chỉ là thắng lợi của phía Trung Quốc trong sách lược “xâm lược mềm”? Một số nhà bình luận cho rằng: “Vậy là ‘sói Tàu’ đã gửi được một chân!”. Có đúng vậy không? Xưa nay, Trung Quốc vốn ‘có truyền thống’: Buông bút là quên luôn mình đã ký cái gì,; Hứa xong quên luôn lời đã hứa; Nói một đường làm một nẻo. Những đại ngôn đa nghĩa như "lòng tin chiến lược", "tầm cao chiến lược", "đại cục"...quả là mênh mông bể sở, thuộc hàng đại trừu tượng ít có ai hiểu thấu, khó luận giải thực chất (nó) là gì. Nhưng "lòng tin lời hứa", "lòng tin chữ ký" được thể hiện cụ thể bằng hành động, ai cũng dễ nhận ra. Thời đại mới, văn minh nhân loại khác xưa, biết đâu lần này Trung Quốc sẽ xuất phát từ “lòng tin chiến lược” mà manh dạn vứt bỏ được cái kiểu ‘truyền thống’ lá mặt lá trái ấy. Muốn biết có thật là được như vậy không, chắc phải mượn câu trong Tam quốc diễn nghĩa: “Hồi sau sẽ rõ”!?
BVB
-----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét