Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

SINH VIÊN VÀ 'KẾ SINH NHAI'

                
              BVB - Hai chữ ‘sinh viên’ tưởng như có nét thư sinh, đài các, sang trọng, nhàn nhã, 'ăn trắng mặc trơn'... không phải vậỵ! Một đứa trẻ từ bi bô mẫu giáo, lên lớp 1, rồi đằng đẵng suốt 12 năm mới hết PTTH. Lúc đó, mỗi học sinh phải đấu với ít nhất 30 bạn đồng môn mới vào được đại học.
Sự trần thân cơ khổ học hành không riêng (cậu, cô ta) phải gánh, mà cũng là gánh nặng của gia đình. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, nhất là nông dân, lo cho con học hết PTTH, phúc đức con được vào đại học, quả là đổ mồ hôi, sôi nước mắt.
Thế nhưng, nhà nghèo, đi học đại học phải tiền thuê phòng trọ, điện nước, xe đi lại, tiền mua sách vở, tài liệu tiền học thêm và tất nhiên cả ăn uống, không đơn giản chút nào.
                >>  Sinh viên thất nghiệp – những con số…
Biết bao sinh viên nông thôn lên thành thị, nhà nghèo, chu cấp của cha mẹ không được bao nhiêu, sinh viên phải vừa học vừa đi làm thuê, làm mướn để lấy tiền trụ lại  học cho hết đại học.
Có bằng đại học rồi, xin việc không dễ. Bây giờ một thực tế phải ghi nhận rằng: Không có chuyện xin việc, mà phải lo đi mua việc. Tức là muốn có việc làm phải đút tiền cửa này ngách kia, ông nà bà nọ…
Vì thế, làm mướn, làm thuê là vì cái tấm bằng tốt nghiệp đại học, lại vì lo có công ăn việc làm, khỏi ‘ăn bám’ cha mẹ. Đó là nỗi khổ sinh viên.
Làm thêm thì đủ nghề: Chạy bàn ăn, bưng cà phê, gác cổng, làm vệ sĩ nửa mùa, ‘bỏ’ hàng bán sỉ, bán  lẻ,  tiếp thị hàng  hóa, chạy quảng cáo … và cả chạy xe ôm.
Về hiện trạng này, tác giả Thanh Thu trên ‘Trí thức trẻ’ có bài: “Xe ôm sinh viên: Đồng tiền đi liền nước mắt”: Vừa phải đảm bảo việc học trên lớp, vừa mướt mải cho những “cuốc xe”, đôi lần mệt mỏi thấy mọi chuyện dường như quá sức, chàng sinh viên Nguyễn Văn Phóng làm nghề xe ôm sinh viên đã không cầm nổi nước mắt khi nhấc điện thoại nghe giọng mẹ… Với những xe ôm lão làng, việc nhìn mặt khách để “hét giá” hoặc lựa những cung đường nguy hiểm để từ chối vốn không phải việc khó khăn. Nhưng với một xe ôm sinh viên kinh nghiệm còn non nớt, đường xá chưa biết nhiều thì những câu chuyện bi hài sau mỗi “cuốc xe” là điều rất thường gặp…
                                  >>   Đọc tiếp/Nguồn 
----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét