Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

' Tiếng nói ' E.MAIL - 27

* E.Mail kết nối Google+1 từ HẠT CÁT: Em về hư vô
http://dieusinh.blogspot.com/2013/06/em-ve-hu-vo-for-my.html
--------------------------------
To Van Truong
07:38 (39 phút trước)


tới Anh, PhamNam, Nga, Tuan, Le, Trung, Nguyen, Hoang, Le, Hien, 
Nguyen, Pham, Nguyen, Pham, Nguyen, Pham, Le, Bui, Vu, Duy, Quang,
 Phan, Anh, Bui…
Dear All 
Gs Nguyễn Lang U90 nhưng vẫn rất minh mẫn, tâm huyết bàn về việc nước. GS mới có bài viết bàn về tính giá đất đăng trên Tầm Nhìn ngày 22/6/2013 rất đáng suy ngẫm. Các vị lãnh đạo có trách nhiệm, các công bộc của dân có quyền biểu quyết sửa luật đất đai, đặc biệt ông Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nên dành thời gian đọc, ngẫm suy...để mà đi vào thực chất của việc sửa luật đất đai trên các luận cứ khoa học và hợp lòng dân. 
Nhân đọc bài tôi mới viết "Tái cơ cấu công tác quy hoạch" Gs Nguyễn Lang đã gửi phản  hồi bình luận, xin chuyển tiếp để các anh chị và các bạn tham khảo.
Tô Văn Trường  
----- Forwarded
Message -----
From: Lang Nguyen <nguyenlang1927@yahoo.com.vn>
To: "tovantruong1948@yahoo.com" <tovantruong1948@yahoo.com>
Sent: Monday, 24 June 2013, 18:27
Subject: Về: FYI Tái cơ cấu công tác quy hoạch
            1 - Tôi cũng rất băn khoăn về công tác quy hoạch. Có mấy quy hoạch lớn là quy hoạch phát triển các ngành kinh tế nhằm bảo đảm sự phát triển cân đối liên ngành, khắc phục những mất cân đối lớn dẫn đến các cuộc khủng hoảng bộ phận và khủng hoảng chung của nền kinh tế. Hiện ngành thủy sản cũng đang mắc, bào Nhân Dân ngày 14/2013 có bài chuyên đề về vấn đề này nhưng, theo tôi, chưa xác định đúng nguyên nhân dẫn đến mắc míu mất cân đối cung - cầu (một mất cân đối không chỉ của riêng ngành thủy sản). Trong lĩnh vực này, mối quan hệ cân đối liên ngành cũng không được chú ý đúng mức nên nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh tế gia công cho nước ngoài và tuy có đề ra nhiệm vụ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhưng chỉ mới dừng lại ở trên giấy.......
            Ngoài ra, còn có vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng vùng lãnh thổ, địa phương. Đây cũng là vấn đề lớn liên quan đến chủ trương đầu tư vào cảng Lạch Huyện (được anh quan tâm nhiều), đến bô-xít Tây nguyên, đến dự án nhà máy lọc hóa dầu Nhân Hội, .... Bản thân  dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cũng là một minh họa.
            Lại có vấn đề phải thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành kinh tế-kỹ thuật với quản lý theo vùng lãnh thổ, địa phương, một vấn đề được đặt ra từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX nhưng đến nay cũng không được giải quyết.?
            Lại còn vấn đề tuy cần thiết phải thực hiện phân cấp trong quản lý nhưng phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong thực tế, nguyên tắc này cũng không được nhận thức đúng. F.Ăng ghen đã kết luận là không chấp nhận quyền uy trong công nghiệp thì có nghĩa là từ nhà máy sợi quay trở về cái xa quay tơ. Ông dẫn chứng để con tầu vượt đại dương có thể xuất biến, vượt đại dương để cập bến an toàn thì toàn bộ thủy thủ và khách đi tầu phải phục tùng mệnh lệnh của thuyền trưởng nhưng không phải thuyền trưởng quy định cụ thể là người nào cũng phải nhất nhất làm cái gì đó một cách thụ động. V.I.Lê nin thì lại lấy ví dụ của sự vận hành hệ thống xe lửa để minh họa kết luận của F.Ăng ghen. Đấy cũng là căn cứ khoa học và thực tiễn dẫn đến TBT Trọng  đã phải phát biểu trong lời bế mạc Hội nghị TƯ 3, Khóa XI là  QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG, TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHẢI THỰC SỰ KHOA HỌC, ĐI TỪ TỔNG THỂ CHUNG CỦA CẢ NƯỚC, ĐẾN CÁC VÚNG LÃNH THỔ, RỒI MỚI ĐẾN TỪNG ĐỊA PHƯƠNG CƠ SỞ.(Văn kiện Hội nghị TƯ 3, Khóa XI, trang  247)
            2 - Liên quan đến quy hoạch cụ thể mà anh đề cập đến trong bài này, tôi thấy phải chăng là chúng ta đang ở tình trạng cứ xây dựng các quy hoạch, kế hoạch mà không có tổng kết, đánh giá một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn những gì đã làm. Cụ thể là mới xẩy ra tình tranh Hội đồng lý luận Trung ương họp để bàn và triển khai đề tài nghiên cứu về ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VN (MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN MỚI ĐANG DIỄN RA) và coi đó là bước khởi đầu cho việc tổng kết 30 năm đổi mới, chuẩn bị luận cứ khoa học cho Đại hội XII. Trong khi đó thì đã có nhiều ý kiến khác nhau kéo dài một cách bất thường về những vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, điều hành (được ghi nhận tại văn kiện Đại hội IX, tr 65 , ĐH X, tr 77, ĐH XI, tr 172-173) và được thể hiện trong quá trình góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong tình trạng đó, đáng ra Hội đồng lý luận TƯ phải tập trung xử lý các vấn đề chưa nhất trí đó thì mới có khả năng tổng kết 30 năm đổi mới, chuẩn bị luận cứ khoa học cho Đại hội XII thế nhưng Hội đồng lý luận TƯ đã bỏ qua nhiệm vụ tổng kết thực tiễn về thực trạng phân liệt về tư tưởng quan điểm kéo dài mà chỉ "háo hức" đi ngay vào dự báo mà không rõ hiện ta đang ở đâu và đang thế nào, vì sao lại thế, ...?
            Ngày 24/6/2013 tội nhận được bản dự thảo của Bộ Tài chính, dự thảo "Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp". Không có bản tổng kết làm rõ thực trạng nên nội dung vừa mang tính vi hiến, vừa không gắn được với nhiệu vụ tái cơ cấu vốn đầu tư.
            Thói quen không đi từ tổng kết cũng được thể hiện trong việc không tổng kết việc thí điểm cổ phần hóa donh nghiệp nhà nước , tổng kết thí điểm việc thành lập các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, bỏ Hội đồng nhân dân quận, huyện, thị xã một cách có căn cứ khoa học đã vội cứ triển khai mở rộng.
             Xin được lạm bàn như vậy, mong anh thông cảm.
                                                                                 24/6/2013
                                                    Nguyễn Lang
Về việc tính giá đất
Thứ bảy, 22/6/2013 16:38 GMT+7
Bản in ấnEmail
Cỡ chữ
Ý kiến bình luận (0)
Description: http://tamnhin.net/images/tamnhin_small_logo.jpgKhi tiến hành góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 của UB TV Quốc hội K XIII, vấn đề xác định giá đất là một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, có thể nói là xung quanh việc điều chỉnh nguyên tắc xác định giá đất tại điều 56, khoản 1a) của Luật đất đai 2003. Cần đi tới một sự thống nhất ý kiến để từ đó xác định được giá đất một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn. Về vấn đề này, xin có một số kiến nghị chủ yếu sau đây.
1 - Về cơ bản, giữ nguyên các điều 39, 40 của Luật đất đai 2003 quy định trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi chuyển dịch mục đích sử dụng đất vì nhu cầu chung của xã hội và trường hợp nhà đầu tư được thực hiện các đề án chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình. Sự khác biệt đó liên quan đến việc xác định giá đền bù đất bị thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng. Mặt khác, Nhà nước chỉ tham gia giải phóng mặt bằng để tạo quỹ “đất sạch” theo điều 39 và điều 40, khoản 1. Còn đối với trường hợp điều 40, khoản 2 thì việc giải phóng mặt bằng để tạo quỹ “đất sạch” là do nhà đầu tư trực tiếp thương thảo với người dân đang sử dụng đất.
2 - Bổ sung vào Chương II, mục 6, điểu 56, khoản 1a) về việc Nhà nước xác định giá đền bù đất thu hồi theo:
- Không chấp nhận điều chỉnh theo kiến nghị của dự thảo về sửa nguyên tắc xác định giá đất theo “phù hợp với giá thị trường” chủ yếu vì không thể hiện được nhiệm vụ quản lý thị trường của Nhà nước mà lại chạy theo bàn tay vô hình của thị trường. Cách sửa đổi như dự thảo gây cảm tưởng dường như kiến nghị sửa đổi đó chịu ảnh hưởng của nhóm lợi ích đang đầu cơ thao túng thị trường đất đai, tạo nên những giá ảo ngày càng tăng. Do đó nếu giá đất do Nhà nước quy định phải phù hợp với giá thị trường thì cũng có nghĩa là giá đó phải được liên tục điều chỉnh theo sự tăng giá ảo trên thị trường, dưới tác động của nhóm lợi ích, phủ nhận vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước.
- Bổ sung nguyên tắc đảm bảo cho người có đất bị thu hồi có điều kiện và mức sống tối thiểu bằng trước khi thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng.
- Bổ xung nguyên tắc thực hiện điều tiết thu nhập của nhà đầu tư theo nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất, hài hòa lợi ích chính đáng giữa nhà đầu tư với người có đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng và Nhà nước. Qua đó không để phát sinh và kéo dài lợi nhuận siêu ngạch để các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường này dẫn đến sự mất ổn định của nền kinh tế vĩ mô, đến những bất ổn về an sinh xã hội.
Dưới đây, xin giải trình lý do chủ yếu dẫn đến kiến nghị trên.
1 – Căn cứ vào điều 4, khoản 23 của Luật đất đai 2003 thì “Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá đất) ….” thì cần nhận thức rõ là giá đất chỉ liên quan đến giao dịch mua – bán quyền sử dụng đất chứ không liên quan đến giao dịch mua – bán quyền sở hữu đất. Có thể vì không nhận thức đúng mức đặc điểm đó nên đã dẫn đến quan điểm sai lầm là coi việc giao quyền sử dụng đất đồng nhất với giao quyền sở hữu đất.
2 – Cần nhận thức rõ hơn căn cứ khoa học và thực tiễn được sử dụng để xác định giá cả hàng hóa nói chung, giá cả của hàng hóa – quyền sử dụng đất nói riêng. Theo đó thì:
- Xuất phát từ cơ sở khoa học là “(i) chỉ khi một vật thể có giá trị sử dụng thì mới có giá trị và trở thành hàng hóa. (ii) Giá trị của hàng hóa phụ thuộc vào hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. (iii) Giá cả phụ thuộc vào mối quan hệ cung - cầu nên giá cả của hàng hóa xoay quanh giá trị nhưng tổng giá trị của loại hàng hóa đó bằng tổng giá trị của hàng hóa. Mối quan hệ cung – cầu có thể được hình thành và xác định qua con đường hoặc hình thành một cách tự phát qua bàn tay vô hình của thị trường nên là nguyên nhân dẫn đến những mất cân đối, đên các cuộc khủng hoảng. Hoặc Nhà nước phải đứng ra khắc phục tính tự phát của bàn tay vô hình của thị trường để ổn định quan hệ cung – cầu, bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế. (iv) Nhà nước phải thực hiện vai trò quản lý đối với nền kinh tế thị trường nói chung, đối với giá cả nói riêng. 
Vai trò này đã được F. Ăng ghen xác định là con đường khắc phục tính tự phát, vô tổ chức của nền kinh tế là “vô luận như thế nào, có tờ rớt hay không có tờ rớt, thì cuối cùng, đại biểu chính thức của xã hội tư bản chủ nghĩa, tức là nhà nước, cũng buộc phải đảm đương việc lãnh đạo sản xuẩt”. (Tuyển tập Mác – Ăng ghen, tập V, Nhà Xuất bản Sự Thật 1983, tr 609). Sau này, giai cấp tư sản cũng đã phải xác nhận luận điểm này của F. Ăng ghen với việc công nhận và vận dụng học thuyết cảu J. Keynes về vai trò của Nhà nước.
- Xuất phát từ thực tiễn của Việt nam. Nền kinh tế thị trường của Việt nam là nền KTTT định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước. Theo đó thì giá điện và giá đất là những giá chịu sự quản lý của Nhà nước. Theo quy định hiện hành thì giá điện được điều chỉnh khi các yếu tố đầu vào tức giá điện phải được xác định căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết, phù hợp với những cơ sở lý luận đã được nêu ở trên. Trong khi đó thì, theo dự thảo của Luật đất đai sửa đối, thì giá đất được Nhà nước xác định phù hợp với giá thị trường tức giá điện do nhà nước xác định lại phụ thuộc vào giá thị trường chứ không phụ thuộc vào các căn cứ khoa học được dẫn ở trên.

3 – Vì sao việc quản lý Nhà nước đối với giá điện và đối với giá đất lại có sự khác biệt đó? Sơ bộ, xin được gợi một số ý chính sau đây:
- Về mặt khách quan, giá trị sử dụng của đất đa dạng hơn giá trị sử dụng của điện nên giá đất không thể có sự thống nhất như với giá điện. Có thể nói là điện năng có giá trị sử dụng duy nhất là cung cấp năng lượng cho người sử dụng. Trong khi đó thì đất lại có giá trị sử dụng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Đất sử dụng vào mục đích để làm nhà ở có giá trị sử dụng khác với đất dùng vào mục đích kinh doanh. Mặt khác, bản thân đất sử dụng vào mục đích kinh doanh cũng có giá trị sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào nội dung kinh doanh. Chẳng hạn đất dùng vào việc kinh doanh bất động sản, khinh doanh làm sân gôn, kinh doanh xây dựng khu vui chơi giải trí,…. cũng có giá trị sử dụng, và qua đó, có giá trị, giá cả khác nhau. Theo số liệu thống kê năm 2009 thì 1 ha đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp chỉ đem lại 9,1 triệu đồng/năm trong khi cũng là 1 ha đất sử dụng vào mục đích sản xuất phi nông nghiệp lại đem lại 2,1 tỷ đồng/năm, tạo ra khoản lợi nhuận siêu ngạch.
- Thực trạng đó đòi hỏi phải có cách tính giá đất, trước và sau khi thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để từ đó xác định chênh lệch hợp lý về giá cả, loại bỏ yếu tố đầu cơ trục lợi làm tăng giá một cách không hợp lý để dẫn đến những khoản lợi nhuện siêu ngạch. Trên cơ sở đó phân phối mức chênh lệch giá cho những người tham gia vào quá trình thực hiện mục đích chuyển đổi mục đích sử dụng theo tinh thần bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia.
- Tuy việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất đa dạng nên việc xác định giá trị sử dụng, giá trị và giá cả đất có khác nhau nhưng có thể quy về 2 trường hợp cơ bản, đã được thể chế hóa trong Luật đất đai 2003 là : (i) Theo điều 39 và điều 40, khoản 1, chuyển dịch mục đích thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, với các bên liên quan là Nhà nước và người đang có quyền sử dựng đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong trường hợp này, Nhà nước đứng ra thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giá cả đền bù phải theo nguyên tắc đảm bảo cho người dân có đất bị thu hồi phải có được điều kiện và mức sống tối thiểu ngang bằng mức sống hiện tại của người đó.

Nói cách khác, Nhà nước xác định giá cả đền bù đất bị thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng theo nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất lợi ích giữa Nhà nước với người dân. (ii) Theo điều 40, khoản 2, các nhà đầu tư thực hiện việc chuyển dịch mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đã được phê duyệt và các bên liên quan là nhà đầu tư và người đang có quyền sử dụng đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong trường hợp này, giá đền bù để thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất là phải được sự thỏa thuận giữa đôi bên, theo nguyên tắc như đã nêu ở trường hợp trên. Nhưng vì có lợi nhuận siêu ngạch nên cần bổ xung thêm nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích chính đáng, hợp pháp của chủ đầu tư, người bị thu hồi đất và Nhà nước. Sở dĩ phải thêm nguyên tắc đó vì chênh lệch thu nhập có được do chuyển đổi mục đích sử dụng đất có thể lên đến 230 lần như trường hợp đã dẫn ở trên. 
Mức chênh lệch này dẫn đến việc hình thành lợi nhuận siêu ngạch nên Nhà nước phải đứng ra điều tiết thu nhập này để vừa đảm bảo không cho các nhà đầu tư đổ xô vào hoạt động kinh doanh này, dẫn đến các mất cân đối vĩ mô, đến các bong bóng trên thị trường làm cho nền kinh tế đi vào con đường phát triển không ổn định, vừa dẫn đến sự bất bình đẳng về lợi ích, dẫn đến khiếu kiện về đất đai và những hệ quả khác kèm theo như đã thấy. Nói cách khác, Nhà nước không đứng ra quy định giá cả đền bù mà đứng ra vừa làm trọng tài giữa chủ đầu tư và người bị thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vừa đảm bảo thực hiện sự thống nhất lợi ích của chủ đầu tư, người có đất bị thu hồi và Nhà nước.
- Chính vì thế nên vai trò quản lý của Nhà nước trên thị trường đất đai, cụ thể là trong lĩnh vực xác định giá đất có mấy điểm cần chú ý xem xét đúng mức hơn : (i) Nhà nước phải đứng ra xác định giá đất một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn chứ không thể xác định giá đất phù hợp với giá thị trường vì như thế là đã mặc nhiên phụ thuộc vào bàn tay vô hình của thị trường. (ii) Vì đất có thể được sử dụng vào những mục đích khác nhau, dẫn đến những sự khác biệt khá lớn về giá trị sử dụng, giá trị và giá cả. Đồng thời trên thị trường đất đai, lại có hoạt động đầu cơ, tạo ra những giá trị và giá cả ảo dẫn đến những lợi nhuận siêu ngạch với những tồn tại bức xúc gây mất ổn định không chỉ của nền kinh tế mà còn gây mất ổn định về an sinh xã hội.

Do đó vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá cả đất chuyển đổi quyền sử dụng là tập trung vảo đảm bảo sự thống nhất, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng và nhà đầu tư, phù hợp với điều 39, 40 của Luật đất đai 2003 như đã góp ý ở trên.
N.Lang
--------------

To Van Truong
12:06 (11 phút trước)
tới Anh, ... 
----- Forwarded Message -----
From: Tuong Lai <tnglai@gmail.com>
To: To Van Truong <tovantruong1948@yahoo.com>
Sent: Tuesday, 25 June 2013, 10:51
Subject: gửi thư

Trường thân mến,
Đoc mấy bài viết của Trường, suy nghĩ mông lung.
Hôm qua đi viếng GS Dương Quang Trung, ngồi nói chuyện với Hiếu Dân và cháu Xuân Hà [cháu ngoại ông Sáu Dân], nhắc đến Trường, càng nhớ ông Sáu. Lẩn thẩn gộp mấy bài báo vừa đăng gửi Trường đọc cho vui. [Trong này có bài Trường đã đọc, cư gộp lại cho có hệ thống một suy tư]
Rất thân mến
Tương Lai
TB. Trước đây, mình có nhớ đã đọc một bài của Trường bàn về thời cuộc rất hay mà quên mất tên, [mình đã đưa vào ĐIỂM TIN nhưng rồi không tìm ra,không hiểu Trường còn nhớ tên bài ấy không [ trong ấy có nhắc đến mấy câu đúc kết của Lê Quý Đôn về thời cuộc và thế nước ấy].
TL

Tệp đính kèm có thể không có. Tìm hiểu thêm
bài vừa đăng.docbài vừa đăng.doc
11034K   Xem   Tải xuống 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét