Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

CẦN NHẬN DIỆN, ĐÁNH GIÁ ĐÚNG THỰC TRẠNG

* BÙI VĂN BỒNG
Trong tuần qua, giá vàng hạ, nhiều thời điểm hạ với tốc lực mạnh, nhưng đó không phải là tín hiệu đáng mừng cho người dân. Những điệu “lambađa của vàng” lâu nay vẫn không ai còn lạ gì. Chẳng qua (biết đâu) lại là cái mánh cài bẫy nhau giữa các nhà kinh doanh vàng, hay là sự đánh đu nào đấy của nhóm lợi ích? Trong khi đó, giá cả các mặt hàng thiết yéu cho đời sông nhân dân vẫn giữ nguyên và có một số mặt hàng vẫn tăng giá.
Điều trăn trở là tháng 5 và tháng 6 thu nhập của người lao động giảm nhiều. Thu nhập thấp, đồng tiền mất giá, đời sông của người dân còn gặp nhiều khó khăn, túng bấn. Tại một số chi nhánh ngân hàng, lương nhân viên trước đây 7-10 triệu, giảm xuống 4-5 triệu hồi đầu năm, và tháng rồi có những nơi nhân viên ngân hàng chỉ được nhận lương hơn 2 triệu đồng. Sự hạ thấp đồng lương, giảm thu nhập của người lao động khiến cho dư luận phải luận giải về hiện tượng "chiết khấu" bớt lương người lao động để bù vào, đối phó với các khoản nợ xấu, do lãnh đạo công ty, đơn  vị đã "lỡ tiêu lạm"! Nạn thất nghiệp vẫn phát sinh thêm, bởi nhiều doanh nghiệp đã cố sức ‘bơi chải’  nhưng vẫn không thoát khỏi sập tiệm.
Thế nhưng, báo cáo và nhận định của Chính phủ cũng như một số Bộ, ngành, địa phương vẫn rất khả quan, cho rằng; Trong 6 tháng qua nền kinh tế đất nước đã nhiều “khởi sắc’, đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng: Ngay từ đầu năm 2013, Chính phủ đã khẩn trương, quyết liệt lãnh đạo chỉ đạo triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm đã có nhiều chuyển biến tích cực, đúng hướng và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Theo đó, các nhận định, đánh giá đều cho rằng lạm phát được kiểm soát, giá tiêu dùng 6 tháng tăng 2,4%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong 10 năm qua. Mặt bằng lãi suất liên tục giảm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện. Thị trường vàng từng bước được kiểm soát có hiệu quả. Xuất khẩu tăng trưởng khá cao,…
Các chuyên gia kinh tế không hiểu nằm ở đâu, thu thập thông tin chỗ nào mà vẫn đưa ra những con số và đánh giá rằng “tái cấu trúc” đang có hiệu quả, một số Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nước đang làm ăn có lãi, không đến mức lo ngại về lạm phát (?!).  Thực chất chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 là 2,2% được coi là mức tăng lịch sử so với tháng 9 hằng năm. Nhưng thời điểm này, con số đó đã tăng gần gấp rưỡi, tức trên 3 %. Vậy, lý giai rthế nào mà nói đời ssống nhân dân, an sinh xã hội được “cải thiện” ? Con số này càng khiến các dự báo của chuyên gia đầu ngành, chuyên gia “tầm chiến lược” trở nên quá lạc hậu.
Lạm phát cao cho thấy điều hành giá đang có vấn đề cần xử lý. Đồng tiền Việt Namcàng về cuối năm càng bị mất giá liên tục. Hơn 1 năm qua, đã có nhiều thời điẻm (đợt) các nhà chỉ đạo, quản lý, điều hành bất ngờ nâng giá vàng cao chót vót, hy vọng hút được vàng trong dân. Mặc dù vậy, nay người dân cũng biết “thủ” cái lợi, không mấy ai vì hám lợi nhuận cao mà đem vàng đổi ra tiền. Đồng tiền mất giá đến mức khủng. Thử khảo sát thị trường một vòng, thấy những nơi bán hàng sang, đắt tiền, các mặt hàng gia dụng mẫu mã mới, chất lượng cao nay rất ít người mua sắm. Đồng tiền eo hẹp đến mức chỉ lo những mặt hàng thiết yếu cho bữa ăn, sinh hoạt cần thiết nhất còn bí, làm sao có tiền đi mua sắm.
Nơi vắng bóng người dân tại thời điểm này là ngân hàng, siêu thị, các cửa hiệu, trung tâm dịch vụ xài sang, các cửa tiệm giải khát, ăn uống. Người dân chỉ đông đúc ở chợ trời, mua nhiều rau, tương chao mắm muối và ngay cả gạo cũng chỉ dám mua loại rẻ tiền. Nhiều sinh viên đại học không đủ tiền thuê phòng trọ, học phí, chi tiêu hàng ngày đã phải bỏ học. Tình trạng này giống như năm 1984-1985, khi mà đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng. Nếu như vào kỳ này năm ngoái, nhiều người dân còn đến ngân hàng gửi tiền, vay tiền, đến siêu thị sắm đồ, thì nay những nới đó vắng đến mức nhân viên ngồi đọc báo, xem mạng. Người dân đang phải tự chèo chống, tự đắp điếm cho cuộc sống hàng ngày. Thật khổ và ai oán là thực trạng những nơi có dính đến tiền-hàng, quyền lợi, lo cho đời sống thì không có gì trong tay để đến giao dịch, trao đổi, mua sắm. Nhưng các trụ sở tiếp dân từ địa phương đến Trung ương thì ngày càng đông người đến khiếu kiện. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo vẫn đánh giá là ổn định xã hội và có tăng trưởng, và “lạm phát đã được kiểm soát”?
Sự nhầm lẫn của các chuyên gia là việc lựa chọn thời điểm điều chỉnh vào đúng lúc áp lực tăng giá (khai giảng năm học mới, áp dụng giá điện, nước mới, dịp Tết…) cũng cho thấy, các nhà điều hành vẫn chưa chú ý nhiều tới nhu cầu chống “sốc” cho thị trường. Thực ra không phải vậy, giá vàng tăng, giá xăng dầu, điện, nước, than, thuốc chữa bệnh và nhiều mặt hàng “làm nền” tăng lên thì tất nhiên giá cả thị trường tăng theo. Các công ty vận tải, xe khách, xe chở hàng tăng giá vé để bù vào tiền xăng dầu, vật tư nông nghiệp và giá các loại dịch vụ tăng, càng thúc đẩy giá bán lẻ, giá cả các mặt hàng thiết yếu đều tăng, móc cạn túi người tiêu dùng.
Giải pháp nhất thời đối phó tình thế là Nhà nước đã đưa ra các gói hỗ trợ bình ổn giá, những gói kích cầu nay cũng không có tác dụng gì, càng dễ dàng cho các nhà buôn thu lời và người dân phải gánh chịu hết. Có người định đề xuất tranh thủ đang giảm phát để tăng giá xăng dầu. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế, việc kiềm chế lạm phát ở mức khoảng 7% thì rất khó, bởi hiện đã 5,13% cần tính đến kịch bản lạm phát ở mức trên 8% một khi CPI quý 2 năm nay tăng khó kiềm chế như đã nêu trên. Tăng giá xăng, điện, nước, tăng thu phí đường bộ dẫn tới cước phí tăng, đẩy giá bán lẻ tiêu dùng tăng theo, thực trạng này chỉ làm giàu thêm các hãng kinh doanh, còn thị trưởng chịu cảnh tăng vọt giá bán lẻ. Nơi vắng bóng người dân lao động là những nơi mà túi tiền eo hẹp của họ không dám rớ tới.
Một số chuyên gia tiếp tục khuyến nghị nới lỏng tín dụng để doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất dễ chịu và các chương trình kích cầu được thực hiện hiệu quả hơn. Xét về “cầu” thì rõ ràng là khỏi “kích” thì người ta vẫn có rất nhiều nhu cầu tiêu dùng, nhưng lương như vậy, giá cả như vậy, đồng tiền mất giá đến mức gần nửa triệu đồng một bình ga thì có “kích” đến mấy cũng chẳng đem lại gì. Nhà nước không thể quản lý được giá.  Cái phương châm “Nhà nước quản lý  bán buôn, chi phối bán lẻ” đã đi vào quá vãng từ lâu rồi. Vai trò quản lý nhà nước, nỗ lực của ngành  hữu quan, cơ quan chủ quản chuyên ngành chẳng ăn nhằm gì, chỉ còn biết ngồi xem “con tạo mặc sức xoay vần” theo quy luật tiền-hàng của kinh tế thị trường mà thôi.
Trong nhưng xnội dung chỉ đạo mới đây, Thủ tướng yêu cầu thực hiện các giải pháp giãn, hoãn, miễn, giảm thuế; đưa Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng vào hoạt động, tập trung xử lý nợ xấu và giảm hàng tồn kho; tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển được vay vốn. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, triển khai hiệu quả gói hỗ trợ tín dụng nhà ở xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là đơn giản hoá thủ tục về vay vốn tín dụng, thuế, hải quan, bất động sản... Phát triển mạnh thị trường trong và ngoài nước; tăng cường quản lý, ngăn chặn hiệu quả tình trạng chuyển giá, trốn lậu thuế, buôn lậu, làm hàng giả, hàng kém chất lượng.
Ngoài ra, Nhà nước còn quan tâm tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được phê duyệt gắn với thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương cụ thể hoá thành các chương trình hành động, các đề án với các giải pháp và lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện. 
 Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường và chủ động cung cấp thông tin về chỉ đạo điều hành, về cơ chế chính sách, về xử lý những vấn đề xã hội bức xúc và những vấn đề mới phát sinh cho các cơ quan báo chí để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho nhân dân nhằm tạo đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.
Tuy vậy, nhìn vào thực chất nền kinh tế xã hội, nhìn thẳng vào giá trị đồng tiền, thị trường và đời sống người dân, những nhận định “khả quan” trên dây cần xem lại dung lượng và tầm mức, nếu không lại tiếp tục dựa vào những “con số trên mây”! Cái gì cũng thấy tăng hơn, tốt hơn, khả quan hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng dời sông người dân lại khó khăn hơn. Thành tích vẫn không ngừng đi lên nhưng dời sông người dân cứ đi xuống, thế mới lạ! Sẽ không khó với các con số thống kê tưởng thật mà vẫn 'ảo', không mấy trở ngại với các con số báo cáo vì thành tích, nhưng con số thực phản ánh đúng thực chất, thực tế nền kinh tế xã hội, đời sông người dân thì quả là 'đừng có mơ'!

B.V.B
------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét