* BÙI VĂN BỒNG
Mặc dù Mỹ-Trung đã có nhiều cuộc gặp mặt cấp cao tại Washington, Bắc Kinh và một số diễn đàn khu vực và quốc tế, nhưng những lời hứa của Trung Nam Hải với Nhà trắng coi như mòn que kem. Gần cuối năm 2011, một tàu chiến Trung Quốc tập trận tại Biển Đông năm 2011, bắt đầu chuỗi leo thang bành trướng công khai tại khu vực này. Và ngay sau đó, ngoại trưởng Mỹ H.Clinton đã kêu gọi các nước Đông Nam Á hãy cảnh giác với Trung Quốc và cần đoàn kết lại để chống mọi sự bung mở, lấn chiếm ngang ngược đầy thách thức của Trung Quốc trên Biển Đông.
Do vậy, ai cũng còn nhớ các sự kiện, vụ viêc tranh chấp Biển Đông ngày càng nóng trong chương trình nghị sự giữa Ngoại trưởng Mỹ Clinton với quan chức cấp cao Trung Quốc ngày hôm qua 4/9. Báo chí Mỹ dẫn nguồn tin từ một quan chức ngoại giao nước này cho biết, Chủ tịch tương lai của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã hủy cuộc gặp với bà Clinton.
> Trung Quốc dùng tàu ngầm đe dọa các nước ở Biển Đông
> Mỹ sẽ điều 60% Lực lượng Tinh nhuệ Hải, Không quân tới châu Á
> Quân đội Mỹ sẽ diễn tập tấn công hệ thống Bắc Đẩu…
> COC về Biển Đông...
> Mỹ quyết nhảy vào cuộc chiến ở Biển Đông
> Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cảnh cáo TQ…
> Trung Quốc dùng tàu ngầm đe dọa các nước ở Biển Đông
> Mỹ sẽ điều 60% Lực lượng Tinh nhuệ Hải, Không quân tới châu Á
> Quân đội Mỹ sẽ diễn tập tấn công hệ thống Bắc Đẩu…
> COC về Biển Đông...
> Mỹ quyết nhảy vào cuộc chiến ở Biển Đông
> Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cảnh cáo TQ…
Dạo đầu tháng 6 (ngày 2/ 6), lần thứ 2, ông Tập Cận Bình trên cương vị nguyên thủ quốc gia và là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc đến vùng Caribe nói tiếng Anh. Điều đáng nói là chuyến công du này của ông Tập Cận Bình diễn ra chỉ vài ngày sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tới các quốc gia Trung Mỹ này. Trả lời phỏng vấn của báo giới hôm 2/6, các vị lãnh đạo của 8 quốc gia vùng Caribe đều cho rằng việc các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc liên tiếp thực hiện các chuyến công du tới khu vực Trung Mỹ này cho thấy vị trí ngày càng quan trọng của khu vực này trên toàn cầu. Cũng trong chuyến thăm ‘đọc đáo’ và đầy hiểm bí này, ông Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm về thương mại và năng lượng với các nhà lãnh đạo của 8 nước vùng Caribe tại Trinidad và Tobago. Đây được coi là một trong những nỗ lực nhằm tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc tại khu vực từ lâu đã được coi là sân sau của Mỹ. Và qua đó, ông Tập Cận Bình đã hứa sẽ cung cấp khoản vay ưu đãi lên tới 3 tỷ USD cho các nước tại khu vực này. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã không ngừng đẩy mạnh đầu tư vào vùng Caribe. Nền kinh tế lớn số 2 thế giới này đã cho vay và đầu tư hàng chục tỷ đô la Mỹ cho các nước khu vực Mỹ Latinh nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng. Trung Quốc hiện đã vượt Liên minh châu Âu để trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Mỹ Latinh. Các nhà quan sát cho rằng, cái mồi câu NDT (nhân dân tệ) đang thả khắp các châu lục.
Năm trong những tính toán lâu dài và hướng tới bền vững, Lầu Năm Góc đã tuyến bố “chiến lược trục xoay” sang Châu Á-Thái Bình Dương mà trong tâm là khu vực ĐôngNam Á, cũng như Biển Đông, mặc du Trung Quốc đã tô đậm thêm ‘đường Lưỡi Bò’. Sự quyết định xoay trục của Mỹ để ‘chiếu tường’ với Trung Quốc là một thách thức không hề nhỏ, tính trên cả phương diện ngoại giao lẫn quân sự.
Cùng với khu vực và vùng biển tầm chiến lược trọng yếu này, Ấn Độ Dương cũng đang nằm trong tầm ngắm của cả Mỹ và Trung Quốc. Vào giũa tháng 2, nhà cầm quyền Trung Nam Hải đã chính thức ký thỏa thuận tiếp nhận quyền quản lý hoạt động cảng chiến lược Gwadar của Pakistan, đồng thời gấp rút hiện thực hóa chiến lược Chuỗi ngọc trai. Giới phân tích cho rằng Chuỗi ngọc trai có thể sẽ gây bất lợi cho Ấn Độ khi có thể khiến New Delhi bị rơi vào thế cô lập.
Trước ‘chiến lược trục xoay’ của Mỹ về Châu Á-Thái Bình Dương, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã thể hiện rõ thái độ sẵn sàng đối đầu với Mỹ tại khu vực này. Về phía Mỹ, việc phải đối đầu với Trung Quốc là một thử thách không nhỏ, nhưng điều đáng nói là chính quyền Bắc Kinh lại (cố tình?) “hiểu sai” để liên tiếp triển khai tập trận, điều nhiều tàu chiến tới khắp Thái Bình Dương, gây quan ngại cho Mỹ và các đồng minh của mình trong khu vực..
Ngày 19/6, trên tờ Eurasia Review, đã đăng bình luận về vấn đề này, trong đó Tiến sỹ Subhash Kapila (Nhóm phân tích Nam Á (SAAG), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Ấn Độ), cho rằng Mỹ có xu hướng trì hoãn chiến lược chuyển trục sang châu Á – Thái Bình Dương sang năm 2014 bởi Bắc Kinh đang không ngừng tăng cường sức mạnh cũng như sự hiện diện ở trên khắp Thái Bình Dương, thậm chí lan sang cả Ấn Độ Dương. Ông S.Kapila cho rằng Trung Quốc đang “cường điệu hóa” và “hiểu sai” ý đồ của Mỹ, hay nói cách khác dựa vào lý do đó để ngày càng bành trướng trên biển. Và Tiến sĩ S. Kapila còn nhận định rằng Bắc Kinh đang không ngừng tăng cường sự hiện diện của mình trên các vùng biển bằng hàng loạt động thái điều quân cũng như triển khai tập trận rầm rộ, đặc biệt từ năm 2008. Việc Trung Quốc nâng dần cả về số lượng lẫn quy mô các cuộc biểu dương lực lượng, phô trương sức mạnh tại phía Tây Thái Bình Dương có thể là dấu hiệu cho thấy đây sẽ là cửa ngõ để PLA phủ sóng rộng rãi hơn trên Thái Bình Dương khi mà cả Hoa Đông và Biển Đông đang liên tục nổi sóng vì các tranh chấp chủ quyền. Trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn tuyên bố Thái Bình Dương đủ lớn cho cả hai quốc gia, theo AFP.
Những diễn biến này khiến dư luận cho rằng: Nếu có trường hợp phải đối đầu với Trung Quốc thì đây là một thách thức không nhỏ với Mỹ, trên cả phương diện ngoại giao lẫn quân sự. Song, một điều đáng nói khác là Lầu Năm Góc đang dần có xu hướng đánh giá sai về sức mạnh của PLA. Chủ tịch Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung Wortzel từng nhận định trong cuốn sách “Sự bành trướng của con rồng: Sức mạnh quân sự Trung Quốc vươn ra toàn cầu” rằng PLA đang chuyển đổi thành một lực lượng quân đội hùng mạnh, nhưng điều này chưa được đánh giá một cách đầy đủ và chính xác.
Một sự chi phối có vẻ ‘ngược chiều’, bất lợi cho ‘chiến lược trục xoay’ của Mỹ vao fthời điểm này là ngân sách của Lầu Năm Góc bị cắt giảm mạnh trong năm tài khóa 2013 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quân sự của Mỹ ở châu Á. Điều này cũng làm gia tăng mối quan ngại về vấn đề an ninh khu vực của các quốc gia đồng minh có hiệp ước với Mỹ trong bối cảnh căng thẳng từ cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cũng như những hoạt động mở rộng quân sự của Bắc Kinh vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Nhiều dấu hiệu cho thấy sự ràng buộc về tài chính-tiền tệ do phát sinh từ các thương vụ Mỹ-Trung sẽ dẫn tới tình huống ‘bất khả kháng’ là Mỹ sẽ không hy sinh mối quan hệ thương mại giá trị hàng tỷ USD với Trung Quốc để giúp một quốc gia Châu Á nhỏ bé đòi chủ quyền đối với các quần đảo ở Biển Đông. Mặc dù Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc nhưng Washington sẽ không muốn trở thành kẻ thù của "người khổng lồ châu Á", hay nói cách khác không muốn bị lôi vào các căng thẳng tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.Trong khi đó, liên quan đến mối bang giao ‘trói buộc’ này, các học giả Nhật Bản cũng đồng tình khi cho rằng các đồng minh của Mỹ tại châu Á không nên quá phụ thuộc vào sự giúp đỡ và ủng hộ từ Mỹ vì điều đó là chưa đủ. Dù tuyên bố phản đối các hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng khu vực, nhưng Mỹ cũng sẽ không đứng về bên nào trong các tranh chấp. Và thực sự Mỹ sẽ nghiêng về bên nào thì không ai có thể đoán được.
Mấy năm gần đây, Trung Quốc một tay “bắt thân” với Mỹ, nhưng tay kia vẫn thủ sẵn những ‘miếng võ lâm’ để ngăn chặn cái “trục xoay” của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) là con chốt ngoại giao xử lý tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế giữa ASEAN và Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh từ trước đến nay tìm mọi cách để trì hoãn. COC chính là hàng rào ngăn cản âm mưu tuyên bố chủ quyền phi pháp cho hầu như toàn bộ Biển Đông.
Mặc dù Mỹ đã nhiều lần tuyên bố chính sách tìm lại trọng tâm tại châu Ấ không nhắm vào Bắc Kinh, và Washington luôn hoan nghênh sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc thịnh vượng, nhưng, nếu Trung Quốc lấn tới, tìm cách làm suy yếu sự hiện diện của Mỹ và tạo môi trường bất ổn đối với các nước đồng minh trong khu vực thì sư căng thẳng gia tăng mạnh hơn, thậm chí nguy hiểm.
Theo VnMedia: Trung Quốc đang có các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải căng thẳng và quyết liệt với một loạt nước láng giềng ở Biển Đông. Với tham vọng độc chiếm Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên, Trung Quốc gần đây liên tục đưa một số lượng lớn tàu thuyền ra khu vực biển này để quấy nhiễu và gây cản trở cho hoạt động của tàu thuyền các nước khác. Bắc Kinh được cho là đang có ý định hất cẳng Mỹ ra khỏi các khu vực biển của Châu Á và Mỹ với tư cách là siêu cường số 1 của thế giới không chấp nhận điều này. Đó là lý do tại sao dù Washington khẳng định giữ lập trường trung lập trong các cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Châu Á nhưng nước này vẫn tìm cách hậu thuẫn cho các đồng minh của họ nhằm đối phó với Trung Quốc.
Giới phân tích chính tri-ngoại giao ở Mỹ cho rằng chính sách Trung Quốc của Chính phủ Obama, phối hợp áp lực quân sự, ngoại giao, thương mại, hiện nay đang đi đúng hướng. Nhưng, sự ngăn chặn của Trung Quốc đã ngày càng tăng lực ma sát cho tiến trình thực hiện ‘chiến lược trục xoay’ của Mỹ.
Thêm vào đó, những cam kết tại Tuyên bố chung Việt-Trung trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới rồi là sự thành công của Trung Quốc tạo được ‘tiền lệ đàm phán song phương’, từ đó coi như ‘mẫu hình’ áp dung với các nước khác ở Đông Nam Á. Đây được coi là thành công của Trung Quốc chia nhỏ bó đũa cho dễ bẻ và nhằm bẻ nhanh gọn hơn. Trước việc Trung Quốc chia rẽ ASEAN để duy trì cách giải quyết tranh chấp bằng con đường song phương, Mỹ buộc phải can thiệp sâu hơn, một động thái cần thiết là yêu cầu Trung Quốc làm việc với khối ASEAN để ký kết COC sớm nhất có thể.
BVB
----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét