Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

KHMER ĐỎ


               BVB – Về bài “Sự dấn thân và nỗi sợ” của tác giả Minh Diện đăng dưới đây, có bạn đọc gửi comment ký: Nặc danh noreply-comment@blogger.com.
Nặc danh đã để lại một nhận xét mới về bài đăng của bạn "SỰ DẤN THÂN VÀ NỖI SỢ": /nguyên văn/:“Không hiểu "thâm ý của tác giả " trong bài này nhất là lại viết ra vào lúc này . Cho đến này vẫn còn một điều chưa rõ : Campuchia chiếm Việt Nam hay Việt Nam chiếm đóng Campuchia rồi dựng Hunsen lên làm chính quyền bù nhìn , maĩ cho đến năm 1979 khi Tàu cọng theo lệnh của Đặng Tiểu Bình đem quân đánh các phía bắc Việt Nam , lúc này Việt Nam mới chịu rút quân về Việt Nam nhưng vẫn còn để lại cả một" bộ máy hậu" ở lại khống chế Campuchia . Tuy nhiên Hunsen đã tìm cách thoát khỏi gọng kìm của Việt Nam bằng cách theo Tàu , sau đó có những phản ửng và trả đủa Việt Nam một đòn thâm hiểm vào năm 2012 khi Campuchia làm chủ tịch luân phiên trong khối Đông Nam Á . Nếu là một nhà báo thì nên nói lên sự thật , thà rằng không nói lên thì thôi , mà đã nói thì phải nói đúng sự thật chứ đừng vì một động cơ phục vụ chính trị nào đó mà làm mất đi giá tri của một nhà báo chân chính thì quả là đáng tiếc”. 
            Nội dung comment này chúng tôi không  post lên cuối bài của Ninh Diện. Cớ thể bạn đọc ký nặc danh trên đây chưa có đủ lượng thông tin cần thiết để nhìn nhận, đánh giá về sự kiện. Vì cớ này, để rộng đường dư luận, trang BVB xin giới thiệu một nguồn tư liệu về Khmer đỏ và gắn với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (Tư liệu tại trang Wikipedia tiếng Việt):
>….Năm 1975, khi những người Cộng sản Việt Nam giành được chính quyền trên cả nước Việt Nam, thì Khmer Đỏ cũng giành được chính quyền tại Campuchia, xây dựng quốc gia Campuchia Dân chủ. Trong suốt thời gian cầm quyền, Khmer Đỏ đã xây dựng xã hội theo mô hình "Công xã nhân dân" rập khuôn của Mao Trạch ĐôngCộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với khẩu hiệu "thanh lọc dân tộc" thực hiện cuộc tàn sát gần 2 triệu người Campuchia, mà nhiều người cho là diệt chủng man rợ, hoặc thanh lọc dân tộc ấu trĩ tả khuynh. Khmer Đỏ cũng thanh trừng nội bộ dữ dội đối với những người Cộng sản thân Liên Xô hoặc Việt Nam
Tháng 12 năm 1978, quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam đã trở nên hết sức căng thẳng do các hoạt động quân sự của Khmer Đỏ tại biên giới, cũng như do dòng người chạy tị nạn từ Campuchia. Cùng với Mặt trận thống nhất giải phóng dân tộc Kampuchea, gồm nhiều cựu thành viên Khmer Đỏ,[30]quân đội nhân dân Việt Nam mở chiến dịch tấn công, đánh chiếm Phnom Penh ngày 7 tháng 1 năm 1979. Những cựu thành viên Khmer Đỏ này giúp đỡ Việt Nam, và được hỗ trợ từ Việt Nam, thành lập Cộng hòa Nhân dân Campuchia, mà Khmer Đỏ và Trung Quốc coi là chính phủ bù nhìn…
Những cuộc khảo sát hiện đại đã định vị được hàng nghìn ngôi mộ tập thể từ thời Khmer Đỏ trên khắp Campuchia. Nhiều cuộc điều tra ước tính con số người chết trong khoảng 740,000 tới 3,000,000, hầu hết trong khoảng 1.4 triệu tới 2.2 triệu, với khoảng một nửa chết vì bị hành quyết, và số còn lại vì đói khát và bệnh tật.[
Lực lượng Khmer Đỏ khi tháo chạy khỏi Phnom Penh tới biên giới Thái Lan còn khoảng hơn 20 ngàn quân. Được sự hỗ trợ từ Trung Quốc cũng như ASEAN và Hoa Kỳ, khi mạnh nhất họ có trong tay tới khoảng 50 ngàn quân. Tuy nhiên cùng với việc các nhà bảo trợ giảm viện trợ và quá trình hòa giải tại Campuchia bắt đầu, hàng ngũ Khmer Đỏ bắt đầu suy yếu. Cuộc chiến tranh kéo dài cũng làm hàng ngũ Khmer Đỏ tiêu hao, "đại bộ phận" (có lẽ khoảng 80%) lực lượng Khmer Đỏ gồm quân tuyển mộ từ sau năm 1979…
Ngay sau khi Việt Nam tiến hành rút quân, Khmer Đỏ tiến hành các chiến dịch phản công lớn, đánh chiếm Pailin, thành lập các căn cứ mới, tiến hành đột kích đánh phá tại các vùng do chính phủ kiểm soát, gây bất an và hoảng loạn trong khắp các tỉnh miền tây Campuchia, tới tận các tỉnh miền bắc như Kompong Thom và miền nam như Kompong SpeuKampot. Tới năm 1990, Khmer Đỏ có hai căn cứ quan trọng là Anlong Veng và Pailin. Tuy nhiên họ không mở rộng quyền kiểm soát vào sâu trong nội địa được, và phần lớn dân cư Campuchia tiếp tục nằm trong các vùng do chính quyền kiểm soát…
                  >> Đọc tiếp / Nguồn  
-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét