Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

TRUNG QUỐC DẤN TỚI THÌ KHÔNG CHỈ L.À " HẠN CHẾ"...!


* Đại tá BÙI VĂN BỒNG
            BVB - Nhìn nhận về vai trò, tầm mức chi phối và cả những ý đồ muốn khẳng định ‘đường lưỡi bò’ và mở ‘tầm liếm’ nguy hại của cái lưỡi đại tham lam này của Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như cả khu vực Đông Nam Á, cả Mỹ và Ấn Độ đều chung một quan điểm rằng họ “hoan nghênh một Trung Quốc mạnh mẽ, trỗi dậy và có trách nhiệm; Và: “Chúng tôi  nhìn nhận sự trỗi dậy ở nhiều lý do, nhưng một trong số đó là trách nhiệm của các nước lớn”. 
Có điều, 'trỗi dậy trong hòa bình' không có nghĩa là đi vơ vét của hàng xóm và quấy nhiễu thiên hạ, cũng như không có nghĩa rằng tự mình hiếu chiến gây mầm chiến tranh để "trỗi dậy" mạnh hơn, núp bóng hòa bình để "Biển Đông hóa chiến tranh".
Sự tái khẳng định quan điểm này xuất phát từ phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, của tướng Trung Quốc Diêu Vân Trúc - giám đốc phụ trách nghiên cứu quan hệ quốc phòng Trung - Mỹ thuộc Viện Khoa học quân sự Trung Quốc. Ông Diêu Vân Trúc bày tỏ sự hồ nghi về những tuyên bố của nhiều lãnh đạo Mỹ rằng, chiến lược tập trung vào khu vực của Mỹ không nhằm hạn chế sức mạnh quân sự Trung Quốc! và rằng: Liệu chiến lược tái cân bằng của Mỹ hướng tới châu Á - Thái Bình Dương là có dụng ý kiềm chế Trung Quốc?! Trước câu ‘hồ nghi’ khá nặng trong diễn đàn này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã bác bỏ với lý giải sắc bén và khẳng định: Các nước lớn cần chia sẻ trách nhiệm vì an ninh trong khu vực của mình, vì họ “nắm giữ những phần chủ chốt” trong duy trì ổn định và hoà bình. “Chúng tôi nhận ra rằng, chúng tôi muốn là một phần trong đó”. Nghĩa là Mỹ không muốn hạn chế” Trung Quốc, nhưng nếu Trung Quốc cứ tiếp tục theo lao theo cái đà tham vọng bành trướng, không dừng  “dấn tới’ thì cac nước lớn sẽ không dễ dàng buông tha. Cuộc đấu khâu đầy kịch tính này cũng ngầm ‘dạy cho Trung Quốc bài học’ rằng, trong xu thế toàn  cầu hóa hiện nay, Trung Quốc đừng hung hăng, bất cần đến mọi sự ngăn cản, cảnh báo của thiên hạ như cái máu đế quốc Đại Hán thời xa xưa. Nghênh ngang cho tàu xâm phạm lãnh hải nước láng giềng, nhưng miệng hô: "Biển Trung Quốc thì Trung Quốc cứ tuần tra, còn tuần tra thêm nữa!".
Ông Chuck Hagel chỉ rõ: Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương trong 200 năm qua, nên hướng tập trung vào khu vực này không phải là điều mới mẻ: “Chúng tôi có những lợi ích, có quan hệ đối tác và những mối quan hệ khác ở trong phần này của thế giới suốt một thời gian dài…Chúng tôi có lợi ích ở đây, cũng như Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác có các lợi ích ở khắp thế giới”.
            Cũng ngay sau đó, một quan chức cấp cao trong phái đoàn của ông Hagel nói với báo giới: “Trung Quốc là nước duy nhất thậm chí còn hoài nghi về việc chúng tôi có một chiến lược kiềm chế với họ. Mọi người khác đều công nhận không phải vậy”. Vị quan chức này thừa nhận Mỹ từng có chiến lược như vậy thời Chiến tranh Lạnh. Nhưng hiện tại, ông khẳng định, quan hệ giữa hai nước là “rất, rất khác biệt”.
Theo tác giả Thái An trích lược từ nguồn tin Defense, Reuters:  Ông Hagel đã trấn an Trung Quốc về các mục tiêu của Mỹ trong khu vực. Mỹ muốn tránh những hiểu lầm, tính sai, hiểu sai. “Cách duy nhất để làm điều đó là phải trao đổi với nhau”, Bộ trưởng Mỹ nói. “Bạn có những trao đổi trực tiếp với người khác, bạn phải chia sẻ với người khác, tôi nghĩ rằng chúng tôi đang đi đúng hướng đó, chúng tôi đã làm tốt. Tiếp tục thúc đẩy tiến trình chúng ta sẽ có nhiều tiến bộ hơn”.
           Trong bài phát biểu phác thảo về tương lai an ninh khu vực tại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã bảo đảm với các đồng minh và đối tác tham dự Đối thoại rằng, Mỹ có đủ khả năng để tiếp tục theo đuổi chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào khu vực  hâu Á - Thái Bình Dương bất chấp việc nước này đang phải thắt chặt ngân sách quốc phòng. Theo ông Hagel, Không quân Mỹ sẽ đưa 60% máy bay và quân nhân của họ tới khu vực trong khi Lục quân và Thủy quân Lục chiến sẽ nối lại vai trò ở châu Á - Thái Bình Dương sau khi rút khỏi hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Ông Hagel cũng cho biết, trong tương lai, Lầu Năm Góc sẽ “ưu tiên triển khai” một vài trong những hệ thống vũ khí tối tân nhất của họ đến Thái Bình Dương, trong đó có máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đỉnh cao F-22 Raptor, máy bay tiêm kích tàng hình F-35 và tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia.
            Đúng vậy! Ai cũng không còn lạ gì cái khẩu khí ‘xủng xoàng, ùng oàng, tẩu tấn cung quăng’ của các quan chức cấp cao Trung Nam Hải tại mọi diễn đàn, kể cả những diễn đàn rất nghiêm chỉnh của thế giới. Đụng một chút đến ‘cái tôi’ Đại Hán của họ là lập tức thấy đỏ mặt tía tai ngay. Họ vẫn được trang bị và bồi huấn liên tục cái kiểu ‘cả vú lấp miệng em’. Sự trả lời thẳng thắn kèm những lý giải thuyết phục và rất thực tiễn của phía Mỹ là cú giáng khá đau đối với con bài rung dọa, nắn gân, cũng như thoie quen tung hỏa mù, gắp lửa bỏ tay người - của phía Trung Quốc. Có điều, những ‘đại nhân’ của giới cầm quyền Trung Quốc vẫn quen thói đại ngôn, thường không biết nhục, không hề biết xấu hổ, mà dẫu chịu im lúc này thì lại bày nhiều gian kế khác. Không lỳ lợm, không tráo trở, không xấc xược và trịch thượng – không phải là Trung Quốc! Dù cho Trung Quốc phát ngôn kiểu gì thì cũng từ 'cái lưỡi bò' mà ra!
            Điều mà nhà cầm quyèn Trung Nam Hải phải thấu đạt là: Mỹ và các nước lớn dù tôn trọng và "hoan nghênh" chiến lược "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc, nhưng nếu Trung Quốc cứ cái đà tham vọng quá lớn này, trở thành nguyên nhân-thủ phạm chính gây ra xung đột, chiến tranh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thì (họ-các nước lớn) không những hạn chế mà chắc chắn sẽ không để yên cho Trung Quốc.

BVB
----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét