… Có lần đồng chí Đỗ Mười đến dự một hội nghị cùng với tôi, có người đến định gắn hoa vào ngực thì đồng chí Đỗ Mười kiên quyết không cho gắn.
Đồng chí nói với tôi: “Chú Nghị ạ, làm như vậy không được cái gì cả, mà lãng phí lắm”. Học tập đồng chí Đỗ Mười, tôi yêu cầu ngành văn hóa thông tin từ đó tổ chức các hội nghị, mittinh không được gắn hoa lên ngực nữa. Mỗi cái hội nghị hàng nghìn người, mỗi bông hoa vài nghìn đồng, gắn vào ngực chẳng để làm gì mà lại làm ô nhiễm môi trường. Đừng phung phí tiền của dân vào những việc không cần thiết....
>Ý kiến BVB- :/ ‘Buông những cái cần phải nắm, nhưng lại đi nắm quá chặt những cái cần phải buông’; chỉ thấy chuyện nhỏ, nói những chuyện (răn dạy) nhỏ, làm ngơ hoặc bỏ qua những chuyện lớn, việc lớn - đó là thói quen cũng như tác phong công tác của nhiều vị lãnh đạo.
Đất nước đang vào cuộc đổi mới rần rần, tạo được đà với tốc độ đầu khá mạnh và thông được gần 1 nhiệm kỳ thời ông Nguyễn Văn Linh, đến năm 1990, sau Hội nghị Thành Đô, được thấy Tàu "tận tình chỉ giáo" (và cả thiết kế, chỉ đạo?), cụ Đỗ Mười làm TBT (khóa 7, và nửa khóa 8), tham nhũng cũng nhiều, cũng đã thành “bộ phận lớn”. Cụ biết trân trọng, biết quý đồng tiền của dân như vậy, nhưng làm ra được vụ nào đáng kể? Có thể nói từ hơn 20 năm qua, sâu tham nhũng có môi trường, điều kiện phát sinh, nảy đàn và phát triển ngày càng mạnh, lãng phí ào ào. Ngày 26-12-1997, cụ Lê Khả Phiêu lên làm TBT - thay ông Đõ Mười nghỉ giữa nhiệm kỳ (nửa nhiệm kỳ sau - khóa 8), phải như "chớp thời cơ", quyết liệt bằng Nghị quyết Trung ương 6 (2). Trong nhiệm kỳ gần 4 năm của mình (1997-2001), Lê Khả Phiêu đã thể hiện sự kiên quyết trong công tác chống tham nhũng làm trong sạch vững mạnh Đảng Cộng sản Việt Nam.
/ Rồi suốt 2 nhiệm kỳ (10 năm - khóa 9 và khóa 10) nhà "đạo đức học" Tổng Nông đã buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, cái gì cũng như đem khoán trắng cho Chính phủ, TBt đi thăm, đi chơi, hô khẩu hiệu khắp nơi… Việc lớn-nhỏ, thượng vàng-hạ cám gì cùng vậy, không có tiếng nói của Thủ tướng coi như không xong! Đảng đã thả phòng cho ai muốn tham nhũng kiểu gì, muốn ăn được mấy cứ ăn. Trầm kha, trầm trọng, cụ Phiêu phải thét lên: “:Thành căn bệnh ung thư quá nặng rồi!”. Bác cả Trọng lên, ra ngay NQTƯ 4 (như là tiếp tục bài bản, ý định, mục đích TƯ 6 (2) nhưng….nặng quá rồi, đám cháy lớn quá rồi,…pó tay!
/ Dù TBT Nguyễn Phú Trọng thừa nhận “tiêu cực, tham nhũng nhìn ỏ đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có…đảng viên nhan nhản, cộng sản được mấy người”. Nhưng một năm rưỡi rồi, Nghị quyết TƯ 4 không xoay chuyển được tình hình bao nhiêu, có những vụ việc nghiêm trọng, phức tạp hơn.
/ Thế nhưng, đọc trong bài viết “Đừng phung phí tiền của dân”đăng trên Tuổi trẻ, thấy nội dung sự việc, bối cảnh và lời phát biểu của nhân vật cứ thấy nó hài hước, nông choèn choẹt. Như bài viết này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị kể lại câu chuyện về cụ Đỗ Mười không cho cài hoa, vì phải tiết kiệm, không tiêu vào đồng tiền của dân” (!?). Hoa thì cũng mất tiền mua đấy, nhưng đáng gì. Trong khi đó, nghìn tỉ này, triệu USD khác đi vào túi cá nhân và nhóm lợi ích mới là lớn. Sao cụ Đỗ Mười không nhắc đến nhỉ? Sao bây giờ, với tình trạng tham nhũng, mục nát như hiện nay, Phạm Bí thư còn đưa cái chuyện mấy bông hoa ra nói trước Quốc hội nhỉ? Thử xem Hà Nội đã khui ra đựo vụ tham nũng nào, bắt được con sâu nào không, hay nó ‘tàng hình’ hét rồi? Chuyện “Những bông hoa nhỏ’ có đáng không? Có cho ai học và có ích gì không? Ôi, pha loãng dư luận? Hay có ý ‘lấy phiêu’? – “Các nhà báo ơi! Hãy khen tôi đi, lăng xê tôi đi, tôi đang cần nhiều phiếu tín nhiệm!”.../
BVB
----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét