* BÙI VĂN BỒNG
Người ta thường nói cho gọn, tinh giản gọi Đại biểu Quốc hội là ông Nghị, bà Nghị. Bởi Quốc hội là cơ quan lập pháp của một quốc gia. Quốc hội được người dân bầu cử và có nhiệm vụ thông qua Hiến pháp và các bộ luật, thường được thiết kế theo hình thức Nghị viện.
Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.Trong thể chế ‘tam quyền phân lập’ chính thống và rõ ràng, Quốc hội (Nghị viên) hoàn toàn độc lập, là cơ quan quyền lực cao nhất. Ngay đến Tổng thống muốn quyết việc gì hệ trọng thì cũng phải qua Quốc hội phê chuẩn.
Nhưng ở nước ta, mấy thế kỷ qua Quốc hội (tuy mang tiếng vậy) chưa thể hiện rõ nét là cơ quan quyền lực cao nhất. Quốc hội vẫn dưới sự lãnh đạo “trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện” của Đảng, chưa phát huy, tạo dựng được nền nếp tổ chức và hoạt động xứng đáng vị thể cơ quan quyèn lực cao nhất thực sự đại diện cho nhân dân. Vì vậy, thông thường, Đảng lãnh đạo, chỉ đạo thế nào thì Quốc hội (phải lựa chiều) để ‘quyết”theo như vậy, phê chuẩn như vậy. Thế nên, mới sinh ra câu nói trog dân gian, gọi các đại biểu Quốc hội là “nghị gật”.
Biểu đồ lấy phiếu tín nhiệm |
Tuy nhiên, Phiên họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đang diễn ra hiện nay đã cs những nét ‘bứt phá’ mới để thể hiện tính độc lập và dân chủ hơn. Đặc biệt, tời sự nhất là kết quả lấy phiếu tín nhiẹm của các đại biểu Quốc hội với 47 chức danh chủ chốt.
Bình giải về kết quả này, theo Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: “Cách thức đưa ra 3 mức đánh giá tín nhiệm người ta nghĩ là Ban tổ chức đã vận dụng phướng pháp Likert. Nhưng thang điểm Likert là thang điểm hai chiều – bipolar scale. Nói cách khác, thang điểm này phản ảnh tất cả những thái độ đi từ tiêu cực đến tích cực. Chẳng hạn như trong trường hợp lấy ý kiến tín nhiệm, thì thang điểm Likert có thể là 4 điểm như:
• Rất tín nhiệm (very trustworthy)
• Tín nhiệm (trustworthy)
• Không tín nhiệm (untrustworthy)
• Rất không tín nhiệm (very untrustworthy)
• Rất tín nhiệm (very trustworthy)
• Tín nhiệm (trustworthy)
• Không tín nhiệm (untrustworthy)
• Rất không tín nhiệm (very untrustworthy)
Còn đằng này, Quốc hội chỉ dùng thang điểm chẳng giống ai, vì chỉ có 1 chiều! Ngay cả cách soạn câu trả lời (“Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm”, “Tín nhiệm thấp”) đã là bất bình thường”.
Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, trong một bài viết ‘mới cóng’ đã phân tích mức cao thấp phiếu tín nhiệm theo một hệ công thức của Đại số Tuyến tính: Các quan chức được các đại biểu QH đánh giá ở 3 mức, gọi là: tín nhiệm cao, tín nhiệm, và tín nhiệm thấp. Tổng số phiếu của 3 mức cho mỗi quan chức là 491. Để lập ra một chỉ số tín nhiệm từ 3 con số này, có thể lấy một tổ hợp tuyến tính của chúng, kiểu như: a x A + b x B + c x C ; trong đó a,b,c là 3 hệ số, còn A,B,C là số phiếu tín nhiệm ở 3 mức. Vì có ràng buộc tuyến tính A + B + C = 491, nên tổng trên có thể viết thành (a – b) x A + (c – b) x C + b x 491.
Vì phần b x 491 là hằng số (không phụ thuộc vào quan chức) nên không dùng để so sánh được và có thể loại đi khỏi tổng trên, và chỉ còn 2 hệ số a-b và c-b là quan trong. Để đơn giản, ta có thể đặt a-b = 1 và c-b = -1 ; có nghĩa là: cứ 1 phiếu “tín nhiệm cao” thì tính 1 điểm dương, còn 1 phiếu “tín nhiệm thấp” thì tính 1 điểm âm. Điểm tín nhiệm = số phiếu “tín nhiệm cao” trừ đi số phiếu “tín nhiệm thấp”.
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Vũ Mão nói rằng: Tất cả chức danh lãnh đạo nếu bỏ phiếu đồng loạt mà không có trình bày, trao đổi thì khả năng mấy chục vị đều đạt tín nhiệm. Nếu như vậy, làm đến lần 2, 3 sẽ nhàm, bỏ phiếu trở nên hình thức.
Đại biểu Dương Trung Quốc nói rằng các nước chỉ bỏ phiếu bất tín nhiệm, hay khôngtín nhiệm, rất rõ ràng, dễ cho đại biểu. Còn mình lại lấy phiếu với 3 mức tín nhiệm. Do đó, những người nào vo tròn, ít động chạm hoặc ở những lĩnh vực xa với thực tiễn cuộc sống thì rõ ràng kết quả đánh giá là hết sức tương đối.
Tổng thư ký kiêm Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim cho rằng, với cách thức đang áp dụng thì dù có lấy phiếu lần thứ 2, thứ 3 cũng khó có chức danh nào bị rơi vào diện "nguy hiểm", tức là có số phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% hay 2/3 tính trên tổng số đại biểu Quốc hội. Ông Kim cũng cho răng nên tiến tới hình thức các nước thường áp dụng là chỉ đưa ra hai mức: tín nhiệm và không tín nhiệm. .
Tuy vậy, dư luận cho rằng đây là lần đầu tiên Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Và dư luận cũng đánh giá kết quả lấy phiếu là khách quan, công tâm nhưng nhiều đại biểu vẫn còn băn khoăn với cách thức tiến hành, đặc biệt là việc phân ra 3 mức độ tín nhiệm và lấy phiếu đồng loạt.
Chia sẻ với báo chí sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố sáng 11/6, nhiều đại biểu Quốc hội nhìn nhận, việc đánh giá tín nhiệm ở bước "thăm dò" đã diễn ra khách quan. Kết quả phản ánh khá sát với diễn biến thực tế của đời sống kinh tế xã hội.
Theo VnExpress: Có nhiều đại biểu vẫn bày tỏ băn khoăn. Đại biểu Trịnh Thị Thanh Bình (Chánh án TAND tỉnh Bến Tre) cho biết, dù là người đánh giá tín nhiệm nhưng vẫn không tránh khỏi việc thấy thiếu thông tin cũng như chưa đủ am hiểu hết các hoạt động của những người được lấy phiếu, đặc biệt trong khối quản lý điều hành.
"Những ngành đối diện nhiều nhất với nhu cầu của người dân, được dư luận quan tâm nhiều, thì kết quả lấy phiếu cũng khó khăn", bà nói.
Với kết quả đa số những người thuộc khối Chính phủ nhận được nhiều phiếu tín nhiệm thấp, bà Bình cho rằng, các vị này cần có nhiều phấn đấu, nỗ lực hơn. Tuy nhiên bà cũng nhìn nhận, những người nhận được tín nhiệm thấp cũng không có nghĩa là họ kém cỏi hay không đủ sức gánh vác trọng trách. "Có những người mới, phụ trách mảng quá rộng, nhiều vấn đề nên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu của tất cả người dân", bà phân tích.
"Tín nhiệm thấp là lời nhắc nhở", đại biểu Đỗ Mạnh Hùng nói. Theo ông, kết quả tín nhiệm đối với nhóm các thành viên Chính phủ một mặt phản ánh lo lắng của cử tri, mặt khác, là yêu cầu phải xử lý tốt hơn các vấn đề đang đặt ra như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho...
Ghế Nghị, do dân bầu, đảng cử mới nên. Dân biểu phải thực sự là đại biểu chân chính của nhân dân. Ghế Nghị không phải để ngồi cho oai, hoặc nơi lợi dụng để vụ lợi bằng uy này, quyền kia. Đại biểu của dân phải gần dân, hòa vào đời thường, lắng nghe đủ mọi dân ý, dân nguyện. Ghế Nghị cần có trách nhiệm cao, cần có bản lĩnh, lập trường, chính kiến 'tầm cỡ', sâu sắc. Mọi phát biểu, nói năng của Nghị phải chuẩn xác, để dân phải tâm phục khẩu phục, không thể tùy tiện 'vung xích chó', 'tào lao chi thiên'... Ngạn ngữ Pháp có câu: "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Vì thế, Nghị nào mà phát biểu tùm lum tà la, nói trước bàn dân thiên hạ, nơi trên nghị trường, viết bài và trả lời phỏng vấn mà để bị dư luận 'ném đá' thì tốt nhất là nên rời khỏi ghế Nghị để ít nhất còn giữ được chút thể diện mà sống với đời.
"Nghi ngồi, nghị gật, nghị gù
Nghị im như thóc tự ru đời mình
Mặc ai 'dân chủ, dân sinh'
Nghị trơ như đá lặng thinh,... câm à?!"
Cho nên, ngồi ghế Nghị cho xứng đáng, có trách nhiệm trước dân, có chính kiến và bản lĩnh rõ ràng, không phản bội lá phiếu của dân, quả là không an nhàn gì!
"Nghi ngồi, nghị gật, nghị gù
Nghị im như thóc tự ru đời mình
Mặc ai 'dân chủ, dân sinh'
Nghị trơ như đá lặng thinh,... câm à?!"
Cho nên, ngồi ghế Nghị cho xứng đáng, có trách nhiệm trước dân, có chính kiến và bản lĩnh rõ ràng, không phản bội lá phiếu của dân, quả là không an nhàn gì!
BVB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét