Nhân kỷ niệm 83 năm
thành lập Đảng CS Việt Nam
thành lập Đảng CS Việt Nam
* BÙI VĂN BỒNG
Một cựu chiến binh ở quận Ninh Kiều, T.p Cần Thơ nói với tôi:
- Theo ông thì thực chất và giá trị nguyên tắc “Tập trung dân chủ” của Đảng là gì?
Tôi nói:
- Đề ra nội dung và luận lý về cái nguyên tắc đó, thấy cũng hợp lý, cũng thấy đúng. Nhưng, đó mới chỉ là câu chữ trong Điều lệ, còn thực hiện ra sao? Thực hiện được hay không? Hoặc lợi dụng nó để mưu chuyện khác lại là vấn đề cần đề cập đến.
Ông ta nói:
- Thì đó, điều tôi muốn nói là đề ra nguyên tắc, nhưng có thực hiện nguyen tắc hay không, nói cho "kêu" rồi chỉ nằm trên giấy, không thực hiện. Vậy nguyên tắc cho ai, để làm gì? Giữ “nguyên” mãi vậy thì bị “tắc” là phải rồi.
Có lẽ cách phân tích từ ngữ của ông CCB này là phát hiện mới cho “Từ điển Đảng”. Nguyên tắc là cứ giữ "nguyên" sẽ bị "tắc", tức là đứng yên, không vận động, không thực hiện, không sáng tạo, rập khuôn, máy móc, công thức cứng đờ. Nó cũng giống như cái từ quyết liệt: Rõ ràng “quyết” rất mạnh, chém gió trên bục cứ phần phật, nhưng “quyết” rồi mà không làm được gì, bị “liệt” luôn, gọi là “quyết liệt”...
Trở lại với nguyên tắc “Tập trung dân chủ”. Điều lệ Đảng ghi rõ: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, … Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng”.
Để có Điều lệ Đảng, hoặc Nghị quyết, Trung ương Đảng có cả một bộ máy giúp việc, trợ lý, thư lý, nghiên cứu, tổng hợp…rất đông đảo. Người soạn thảo ngồi tỉa tót từng chữ, luận bàn tập thể các nhà nghiên cứu đến nát nước nát cái, mới ra được Dự thảo Điều lệ, Nghị quyết…Rồi đưa ra toàn đảng góp ý, rồi đưa ra hội nghị bàn thảo, luận giải, tranh cãi. Thế mà, nói đúng, nói hay, nghe ra rất bài bản, nhưng lại không thực hiện chu đáo, hiệu quả kém, hoặc là né tránh, lờ đi không làm theo nguyên tắc, chưa nói đến những tai hại ngược chiều. Thực tế đó bộc lộ qua mấy điểm sau:
Thứ nhất, người soạn thảo cứ soạn thảo, người nghiên cứu cứ nghiên cứu, người đem thuyết giảng cứ thuyết giảng, nhưng người có ghế, có chức danh đứng ra chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành lại làm theo ý của cá nhân. Họ bỏ qua các nguyên tắc, thậm chí không thuộc điều lệ, không hiểu thấu đáo nội dung và cách thực hiện theo nguyên tắc đó là gì? Thử làm cuộc kiểm tra vấn đáp các vị lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương về điều lệ Đảng, chắc chắn nhiều vị điểm dưới trung bình, thậm chí điểm không.
Thứ hai, nói “tập trung dân chủ” nhưng chỉ nặng về tập trung, còn dân chủ thường bị xem nhẹ, bị bỏ qua, phớt lờ. Tập trung và lãnh đạo tập thể quyền lực dồn cho một nhóm không khéo trở thành “Trung ương tập quyền”. Phân công cá nhân phụ trách, không khéo trở thành “quân chủ chuyên chế”, sinh ra độc đoán chuyên quyền, lộng hành. Những lãnh đạo cộng sản độc tài cũng nhờ lợi dụng cái nguyên tắc không thành Luật ấy mà ra.
Thứ ba, tập trung cái gì? Dân chủ ra sao? Làm thế nào để thực sự phát huy dân chủ trong Đảng, mới là khó. Thông thường, Ban thường vụ phần nhiều chờ Bí thư quyết; đến Ban chấp hành lại chờ Ban thường vụ quyết; đảng viên chờ Ban chấp hành, chờ Bí thư quyết… cứ cái quy định kiểu chơi cò Đô-mi-nô ấy mà làm, quen rồi, thành nếp. Suy cho cùng, mọi sự đều theo ý ông Bí thư là cao nhất, to nhất.
Thứ bốn, nếu theo nguyên tắc đó, diễn ra quy định “thiểu số phục tùng đa số” lại là lợi bất cập hại, nhiều khi lại rất nguy. Bởi, nếu phần nhiều tập thể đó là đảng viên tốt, không bị suy thoái, ít hoặc không có tham nhũng tiêu cực, thì cái “đa số” đó là thuận, là cơ sở cho sự phát triển theo hướng đúng, chất lượng. Nhưng, nếu tập thể (cấp ủy, ban chấp hành) lại rơi vào thực trạng “một bộ phận không nhỏ” thoái hóa, biến chất, tham nhũng, tiêu cực, thì cái “đa số phiếu” ấy chắc chắn là ủng hộ tham nhũng, ủng hộ sai phạm, truy dẹp hạ bệ, kỷ luật người trung thực thẳng thắn. Quan niệm "tôi bỏ phiếu cho ông, tức là cũng tự bỏ phiếu cho tôi, ta với nhau, hòa cả làng". Đó là cái nguy làm mầm cho sinh biến.
Thứ năm, tập trung không ra tập trung, dân chủ không ra dân chủ, mọi sự do một nhóm, một ê-kíp kéo bè kết cánh với nhau nắm mọi quyền hành, thông đống với nhau rồi “quyết”, không cần "nghị", đưa ra chi bộ, đảng bộ, hội nghị, đại hội chẳng qua chỉ là một động tác hợp thức hóa mà thôi. Nghĩa là một thứ hình thức gọi là có dân chủ, nhưng là thứ “dân chủ giả hiệu”. Nhân sự, nhận định, đánh giá khen hoặc kỷ luật ai đã có ấn định trước cả rồi. Đảng viên muốn có ý kiến phản đối cũng coi như thiểu số lạc lõng. Trong thực tế, có đa số sai nhưng được coi là chân lý, thiểu số đúng lại bị coi là phi lý. Đánh tráo khái niệm, dưới lừa trên, trên thả cho dưới được quyền tự tung tự tác cũng do đó mà phát sinh. Rất cần cảnh giác với những tráo trở khi vận dụng nguyên tắc này.
Đó là 5 điểm yếu chí tử trong nguyên tắc “Tập trung dân chủ” của Đảng ta hiện nay.
Khi mà do trình độ nhận thức vận dụng sai nguyên tắc “tập trung dân chủ” của Đảng thì mất uy tín lãnh đạo của Đảng, mất đoàn kết trong Đảng. Nhưng nếu do cố ý lợi dụng nguyên tắc này để vụ lợi cho cá nhân, phe nhóm hoặc phản bội tiếp tay cho kẻ thù thì hậu họa lớn vô cùng, thậm chí mất nước. Về thực trạng này, bài học Đông Âu và Liên Xô rất rõ.
Làm sai hoặc thiếu sự kết hợp đồng bộ, vận dụng không đầy đủ nguyên tắc này trước hết là bị mất lòng dân, nó sẽ làm rệu rã bộ máy chính quyền, làm băng hoại đạo đức, làm đảo lộn giá trị xã hội dưới một vỏ bọc khá kiên cố là chấp hành nguyên tắc Đảng! Sự núp bóng này làm gia tăng quyền lực Nhà nước, tạo cớ cho Chính phủ lộng hành, lấy vỏ bọc dựa trên nguyên tắc Đảng phủ nhận pháp luật Nhà nước, bẻ cong cán cân công lý, đàn áp dân chủ, mặc nhiên lại trở thành vô nguyên tắc.
Nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ có thể phát huy được tác dụng theo đúng nghĩa của nó khi mà các đảng viên trong sạch, lành mạnh trong tổ chức đảng chiếm đa số. Còn khi suy thoái, biến chất, tham nhũng đã trở thành "bộ phận lớn" thì càng thực hiện nguyên tắc này càng mất dần đảng viên tốt, tụ đông thêm những người không đủ tư cách trong đảng, dẫn đến đảng "tự diễn biến" đi đến tiêu vong không gì cứu nổi. Đảng mất quyền lãnh đạo do mục ruỗng từ bên trong, đừng đổ thừa cho một "thế lực thù địch" nào khác để che giấu cái yếu, cái xấu, thứ bệnh ung thư của mình! Bỏ qua dân chủ, tập trung sai nguyên tắc dẫn tới độc quyền lãnh đạo, độc đoán khi ra nghị quyết, người đứng đầu mang nặng chủ nghĩa cá nhân, tự biến thành chủ nghĩa toàn trị, có "quyền sinh quyền sát", “yêu nên tốt, ghét nên xấu” thì rất dễ áp đặt ý kiến riêng của mình khi đề bạt những cán bộ chưa đảm bảo tiêu chuẩn, thậm chí cả những phần tử cơ hội. Đó cũng là hậu quả năng tập trung, coi nhẹ hoặc vứt đi dân chủ!
Cho nên, nguyên tắc xuyên suốt và nền tảng xây dựng đảng này chi phối đến mọi hoạt động của Đảng, từ lãnh đạo, chỉ đạo đến quan rlý, điều hành, kể cả công tác tổ chức cán bộ, kiểm tra Đảng, kỷ luật trong đảng. Vô hình trung, chính nguyên tắc tưởng như là “duy trì kỷ cương” lại tạo ra những kẻ hở “vốn có” cho những hành động cố tình vi phạm quyền dân chủ, độc đoán chuyên quyền, là cơ hội rộng đường cho nạn tiêu cực, tham nhũng sinh sôi, phát triển. Đây là sự nguy hại tự sinh, tự phát như thứ dịch bệnh tiềm ẩn từ lục phủ ngũ tạng ngay trong chính cơ thể một Đảng cầm quyền.
Khi mà do trình độ nhận thức vận dụng sai nguyên tắc “tập trung dân chủ” của Đảng thì mất uy tín lãnh đạo của Đảng, mất đoàn kết trong Đảng. Nhưng nếu do cố ý lợi dụng nguyên tắc này để vụ lợi cho cá nhân, phe nhóm hoặc phản bội tiếp tay cho kẻ thù thì hậu họa lớn vô cùng, thậm chí mất nước. Về thực trạng này, bài học Đông Âu và Liên Xô rất rõ.
Làm sai hoặc thiếu sự kết hợp đồng bộ, vận dụng không đầy đủ nguyên tắc này trước hết là bị mất lòng dân, nó sẽ làm rệu rã bộ máy chính quyền, làm băng hoại đạo đức, làm đảo lộn giá trị xã hội dưới một vỏ bọc khá kiên cố là chấp hành nguyên tắc Đảng! Sự núp bóng này làm gia tăng quyền lực Nhà nước, tạo cớ cho Chính phủ lộng hành, lấy vỏ bọc dựa trên nguyên tắc Đảng phủ nhận pháp luật Nhà nước, bẻ cong cán cân công lý, đàn áp dân chủ, mặc nhiên lại trở thành vô nguyên tắc.
Nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ có thể phát huy được tác dụng theo đúng nghĩa của nó khi mà các đảng viên trong sạch, lành mạnh trong tổ chức đảng chiếm đa số. Còn khi suy thoái, biến chất, tham nhũng đã trở thành "bộ phận lớn" thì càng thực hiện nguyên tắc này càng mất dần đảng viên tốt, tụ đông thêm những người không đủ tư cách trong đảng, dẫn đến đảng "tự diễn biến" đi đến tiêu vong không gì cứu nổi. Đảng mất quyền lãnh đạo do mục ruỗng từ bên trong, đừng đổ thừa cho một "thế lực thù địch" nào khác để che giấu cái yếu, cái xấu, thứ bệnh ung thư của mình! Bỏ qua dân chủ, tập trung sai nguyên tắc dẫn tới độc quyền lãnh đạo, độc đoán khi ra nghị quyết, người đứng đầu mang nặng chủ nghĩa cá nhân, tự biến thành chủ nghĩa toàn trị, có "quyền sinh quyền sát", “yêu nên tốt, ghét nên xấu” thì rất dễ áp đặt ý kiến riêng của mình khi đề bạt những cán bộ chưa đảm bảo tiêu chuẩn, thậm chí cả những phần tử cơ hội. Đó cũng là hậu quả năng tập trung, coi nhẹ hoặc vứt đi dân chủ!
BVB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét