* MINH DIỆN
BVB - Có một loài cây cứ bò ra hướng biển. Buổi chiều thử kéo ngược mấy ngọn vào bờ, sau một đêm, sớm mai đã thấy nó quay lại hướng cũ, trên kẽ lá hình trái tim nở một bông hoa màu tìm biếc.
Người ta gọi loài cây luôn hướng ra biển, có lá hình trái tim và màu hoa tím thủy chung ấy là muống biển. Muống biển luôn hướng về biển, hướng mặt trời mọc, thủy chung, mơ mộng như tỉnh yêu đôi lứa!
Út Chuyên, mười chín tuổi, con gái người gác đèn. Hai vợ chồng có mỗi cô con gái, sao gọi là út? Hỏi ra mới biết năm lần sinh chỉ nuôi được một con gái út.
Út Chuyên có nước da nâu mịn, gương mặt trái xoan, bừng sáng một đôi mắt bồ câu tròng đen sóng sánh như mặt biển lúc bình yên. Năm mười tuổi Út vào đất liển ở với ngoại, học hết lớp mười hai không thi đại học, quay ra đảo sống với cha mẹ. Hằng ngày đi bán cá Ruk cho khách du lịch.
Chuyên xinh đẹp bao nhiêu hình hài con cá Ruk xấu xí bấy nhiêu. Nó hơi giống con bống mú, nhưng đầu dẹt, hai mắt ti hí lừ đừ lảng tránh người ta, vẩy cứng như sừng, thân hình đen trũi . Hỏi sao gọi là cá Ruk? Út Chuyên cười, giải thích:
- Ai bảo nó cứ rúc đầu vào khe đá hoài?
Thạo toét miệng cười trêu :
- Nó xấu xí nên trốn vì mắc cỡ đó!
- Anh này!
Chuyên vẫn giữ nụ cười tươi liếc Thạo, hai má ửng hồng.
Hai năm trước Thạo ra đảo du lịch cùng cha mẹ và nhóm bạn Sài Gòn. Nghe người ta nói ra đảo mà không ăn cá Ruk nướng thì coi như chưa biết món ngon đặc biệt của đảo. Mọi người nhóm lửa và kêu cô gái bán cá Ruk tới. Ở bãi biển này chỉ có mỗi Út Chuyên bán cá Ruk tươi ngon nhất ,bởi những người thợ lặn dành ưu tiên cho con gái người gác đèn biển.
Nhóm du lịch mua hai cân cá Ruk. Út Chuyên cân xong, một người nói:
- Cẩn thận kèo cân thiếu đó !
Út Chuyên lấy mấy lon bia bể lên bàn cân, ao trọng lượng đúng hai ký, rồi thay thế cá vào đĩa cân. Mọi người chăm chú nhìn. Út Chuyên nói:
- Ở đâu cân thiếu làm cô bác buồn , con không bao giờ làm như vậy đâu ạ!
Thạo chăm chú nhìn Út Chuyên , bỗng nhiên thấy con tim mình xốn xang như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.
Hai ngày du lịch, Thạo đã làm quen với cô gái bán cá Ruk, và như duyên trời, tờ quảng cáo “ Cần tuyển người” của công ty tìm tàu đắm A Lâm đã đưa Thạo ra đảo.
Chàng trai thành phố Sài Gòn hai mươi sáu tuổi, bây giờ da cháy nắng, ngực vồng lên rắn chắc như một tảng đá, dáng thô kệch vụng về. Thạo đã thay hình đổi dáng sau hơn hai năm ra đảo. Nhìn Thạo hôm nay, khó nhận ra gương mặt non tơ hơn tuổi hai bốn, da trắng trẻo của anh kỹ sư điện tử vừa tốt nghiệp trường đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh hai năm trước.
Chuyện tình hoa muống biển: ... Anh đến thăm em, mùa vui bên biển / Nụ hoa muống biển rung rinh rung rinh / Chao sóng vỗ bờ / Hải âu tung trời đùa, cá tôm theo thuyền về / Em kể chuyện tình về biển anh nghe / Mùa xuân không về phố bao giờ / Để đêm nghe biển thức vọng về.
* * *
Chuyện tình hoa muống biển: ... Anh đến thăm em, mùa vui bên biển / Nụ hoa muống biển rung rinh rung rinh / Chao sóng vỗ bờ / Hải âu tung trời đùa, cá tôm theo thuyền về / Em kể chuyện tình về biển anh nghe / Mùa xuân không về phố bao giờ / Để đêm nghe biển thức vọng về.
* * *
Cách đây ba tháng má Thạo quay ra đảo, mang theo tấm hình Thạo . Bà đưa cho con trai chiếc gương, bảo:
- Mày soi gương rồi so với hình này coi, có giống quỷ sứ với thiên thần không thằng khùng?
Thạo soi gương rồi, rồi ôm vai má cười xí xóa:
- Má ơi giống lực sỹ với thằng còm hơn má à!
- Thằng khùng! Mày bị con thủy quái hớp mất hồn rồi!
Mẹ Thạo gặp Út Chuyên nói:
- Cô tha cho con tôi! Nó là đứa con trai duy nhất của tôi, tương lai nó không thể vùi lấp ở nơi sóng gió này?
Út Chuyên bỏ ăn, không đi bán cá Ruk nữa, và mấy ngày không gặp Thạo. Nhưng Thạo tìm Út Chuyên, vuốt mái tóc cô:
- Má anh thương con nói vậy, chớ má vẫn phải theo ý anh, em đừng buồn!
Thạo chùi nhũng hạt nước mắt nóng hổi lăn trên hai má Út Chuyên. Những hạt nước mắt long lanh như ngọc trai trong chiều nắng.
Biển ngoài kia ngút ngát mầu xanh, sóng vồng lên, mạnh mẽ và duyên dáng, như khuôn ngực căng đầy sức sống của đôi trai gái trẻ.
Thạo vẫn ra biển cùng A Lâm.
Lão người Chợ Lớn, năm mươi hai tuổi, bụng bự, mặt như chiếc bánh bao, hai mắt ti hí chảy sệ . Gần ba chục năm nay A Lâm đi đi về về giữa đảo và đất liền như đi chợ. Công ty A Lâm được cấp giấy phép tỉm kiếm tàu đắm trong vùng biển này, hắn mua một con tàu làm công việc tìm kiềm. Thạo nghe A Lâm kể, vào năm 1944, một con tàu chở đầy cổ vật và vàng bạc cướp bóc được của Phát xí Nhật chạy qua vùng biển này bị chìm, ước tính kho báu dưới đáy biển gần một tỷ đô la. A Lâm có đầy đủ tài liệu chứng minh điều đó, nên xin phép tìm kiếm, với thỏa thuận ăn chia 5/5 khi tìm được kho báu . A Lân đã bỏ ra gần ba chục năm, tốn kém bao nhiêu tiền bạc nhưng chưa thấy tăm hơi . Tuy vậy A Lâm vẫn hy vọng và nhất định không chiu bỏ cuộc. Nhìn khuôn mặt lì lợm cùa A Lâm như tạc bằng đá gan gà, Thạo thấy vừa giả dối vừa độc ác, nhưng A Lâm lại luôn tỏ ra hào phóng. Năm nhân viên kia được trả lương mười lăm triệu một tháng, riêng Thạo được hai mươi triệu. Mức lương ấy ở thành phố đào đâu ra? Công việc ở đây không vất vả lắm, mỗi tháng chỉ phải đi biển một hai lẩn khi gió yên, biển lặng, lẩn lâu nhất một tuần, sau đó về ăn chơi trong khu vực dành riêng , đầy đủ tiện nghi trên đảo.
Tuy nhiên mọi người phải chấp nhận nội quy rất chặt : A Lân quy định thời hạn hợp đồng làm việc ít nhất hai năm, trong thời gian ấy không được rời khỏi đảo, không được sử dụng máy điện thoại di động, không được gi chép những số liệu đo đạc tọa độ khu vực thăm dò kho báu. A Lâm nói : “Ngộ bỏ một núi tiền ra dồi, ngộ phải giữ bí mật thôi!” Để cột chân nhân viên, mỗi tháng A Lâm chỉ ứng tiền tiêu vặt, toàn bộ lương giữ lại trả một lần khi nào hết hạn hợp đồng.
Thạo là kỹ sư điện tử, ở thành phố kiếm việc làm mức lương mười lăm triệu không khó, nhưng vì thích phiêu lưu, và đúng như bà mẹ nói, Thạo đã bị đôi mắt Út Chuyên hút mất hồn. Thạo tự thú , không có Út Chuyên, Thạo không sống nổi! Tình yêu làm cho người ta mềm yếu đi, cũng có thể cứng cỏi hơn như thế!
Ngày 20-8 âm lịch, giỗ Đức Thánh Trần, vợ chồng người gác đèn biển đưa con gái và chàng rể tương lai đi thắp nhang đền Trấn Bắc và xin nước Giếng Trần .
Gần bốn trăm năm trước, trong công cuộc mở đất phương Nam , quan quân của Vua Gia Long đã dừng chân ở đảo này. Trong cơn khát cháy cổ , quân lính nhìn thấy một cái giếng hiện ra, tròn vành vạnh như mắt rồng, và nước trong vắt, ngọt lịm như sữa mẹ . Cả đoàn quân được cứu sống nhờ giếng nước thần. Vua Gia Long truyền đặt tên là Giếng Trần và cho xây đền Trấn Bắc, để nhớ ơn Đức Thánh Trần. Để đánh dấu biển đảo này là phên dậu của Tổ Quốc.
Hôm ấy người gác đèn kể cho Thạo nghe lịch sử hơn hai trăm năm cây đèn biển . Người gác đèn nói ba đời nhả ông đã gác cây đèn biển này, ông thường tâm sự với tổ tiên trong những đêm ngồi một mình trên chòi cao, trong ánh sáng lấp loáng của ngọn đèn biền.
Hơn mười năm học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chưa bao giờ Thạo được học một bài lịch sử sinh động và ý nghĩa như vậy. Thì ra Vua Gia Long có công chứ không phải như những bài học lịch sử mình đã học....
Ba bốn người khách của A Lâm tử đất liền ra, hình như toàn quan chức to . A Lâm bày tiệc rất linh đình, có tôm hùm, ốc vú em, và các loại đặc sản, tất nhiên có cá Ruk nướng. Những chai rượu hảo hạng A Lâm cất kỹ trong tủ được mang ra tiếp khách. A Lâm giới thiệu chai rượu Mao đài ba trăm năm , hứa biều mỗi người một chai. Các vị khách cưởi tít mắt, bắt chước tiếng Tàu “ Hảo hảo”.
Giữa bữa tiệc, A Lâm nói :
- Cái cây đèn biển ở trên đảo mấy trăm năm rồi à, sắp đổ rồi à, nó của thực dân Pháp xây à , xấu lắm à . Bây giở các tồng chí nên phá nó đi xây cây đèn biển khác to đẹp hơn à, công ty của A Lâm sẽ tài trợ xây cây đèn biển khác à.
Người khách mặt vuông, hình như là một quan to có chức quyền, gật gật đầu nghe A Lâm nói, rồi bảo người ngồi bên cạnh:
- Ghi lại ý kiến A Lâm , về trao đổi với các ngành liên quan rồi quyết.
A Lâm lại nói:
- Cái đình thờ ở đây nhiều mê tín dị đoan lắm tồng chí à! Nên phá đi để không có lợi đâu à!
Lão quan to đớp một ngụm rượu:
- Ghi ý kiến của A Lâm lại !
Thạo nghe những điều A Lâm nó trái ngược với câu chuyện người gác đèn kể. Thạo nhớ lại những chuyến ra khơi, A Lâm không tìm tàu đắm mà là xác định các tọa độ , các vị trí đảo, đo độ nông sâu, và tìm hiểu nguồn tài nguyên trên các đảo và dưới biển.
A Lâm đòi phá đình Trấn Bắc và Giếng Trần ư?
Mới hôm nào Thạo và Út Chuyên đứng bên nhau soi xuống mặt nước Giếng Trần. Đôi mắt Út Chuyên lóng lánh như hai ngôi sao bừng sáng trên gương mặt thiên thần! Mới hôm nào người gác đèn biển kể về Giếng Trần, đình Trấn Bắc, và cây đèn biển, mỗi lời nói đều chân thật, như hạt cát dưới chân, như vị mặn của biển, giản dị và thánh thiện , không như những lời dối trá từ cái giọng lơ lơ của lão ba Tàu Chợ Lớn kia.
Câu phản ứng của Thạo bật ra, khi A Lâm nói với ông cán bộ, là sẽ chi tiền xây dựng nhà lưu niệm nếu đập cái đền thờ Trấn Bắc và ông ta gật đầu lia lịa. Thạo nói:
- Ông Không được phá đình Trấn Bắc, Giếng Trần ! Con nói cho mấy chú biết, ông A Lâm không tìm tằm đắm như giấy phép kinh doanh mà đo tọa độ biển đảo của nước ta !
Mấy cán bộ bỏ chén đũa nhìn A Lâm. Hắn cười sằng sặc để khỏa lấp, nhưng cái mặt bánh bao tím bầm như trái nho chín, hắn vỗ vỗ vào vai Thạo:
- Hảo , hảo lớ! Sỉn rồi lớ!
Bữa tiệc tàn.
Sáng hôm sau mấy người khách về đất liền. Mỗi người mang theo một bịch quà biếu của A Lâm, trong đó có phong bao và rượu Mao Đài.
Tiễn khách xong A Lâm nhổ neo ra khơi.
Như những lần trước, Út Chuyên ra bến tiễn chân Thạo . Gương mặt xinh đẹp, mặn mà của người con gái biển sáng gừng lên trong nắng sớm xôn xao. Út Chuyên ngắt vội mấy bông hoa muống biền tung lên mạn tàu cho Thạo bắt . Đôi trai gái hẹn nhau sau lần đi biền cuối cùng này, là hết hợp đồng, Thạo cùng Út Chuyên về Sài Gòn, ra mắt họ hàng theo lời ba má Thạo.
Không ngờ đó là lần cuối cùng họ bên nhau. Ba ngày sau khi rời bến, con tàu của A Lâm đột ngột qua về, báo tin Thạo té xuống biển bị sóng cuốn trôi trong đêm khuya. Khuôn mặt bánh bao của A Lâm hum húp, tím bầm, hai con mắt cụp xuống như mắt con rắn hổ mang vừa nuốt gọn con mồi.
Út Chuyên đứng một mình trên bãi biển.
Em đã đứng mấy ngày mấy đêm rồi. Những dây rau muống biển quấn quýt chân em! Những bông hoa mầu thủy chung mọc giữa kẽ là hình trái tim, cùng hướng ra biển, như đôi mắt trong biếc, sâu thẳm của em.
Em ngây thơ và trong trắng quá! Em chứng minh được sự trung thực của mình bằng cách cân lại mấy con cá Ruk, em làm sao hiểu được nguyên nhân cái chết của người con trai yêu em?
Thạo chết vì muốn bảo vệ Giếng Trần, đình Trấn Bắc, cây đèn hải đăng và biển đảo của Tổ Quốc chúng ta. Tên A Lâm kia, chẳng khác gì bọn từng ém mình ở thành phố Lạng Sơn, dẫn đường cho xe tăng Trung Quốc năm 1979. Những đứa ngửa cổ nốc rượu Mao Đài nói “ghi lại đi” kia, là lũ bán nước cầu vinh! Bọn chúng cấu kết với nhau giết Thạo, để bịt miệng, không cho Thạo vạch mặt chỉ tên.
Có một loài cây luôn hướng ra biển, nở những bông hoa mầu tím giữa những chiếc lá hình trái tim, đấy là hoa muống biến, đấy là em, người con gái trinh trắng của đất mẹ Việt Nam .
M.D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét