Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

> Mỹ: CHIẾN LƯỢC TRỤC XOAY


Liệu Chiến lược xoay trục của Mỹ 

sẽ thành công tại Đông Nam Á?


Mặc dù Trung Quốc là ưu tiên và là trọng tâm của Mỹ và Châu Á, tuy nhiên chiến lược xoay trục của Mỹ không hoàn toàn tập trung vào Trung Quốc, mà ngoài ra còn bao gồm cả 10 nước thành viên ASEAN.
Tập trận Mỹ - Philipines
Nhận định ban đầu thì chiến lược này rõ ràng hướng về Châu Á. Tuy nhiên, cụ thể tại khu vực Đông Nam Á chiến lược này thể hiện rõ ở 3 mục tiêu đó là An ninh, Kinh tế và Dân Chủ.
Quan điểm đối với vấn đề an ninh rõ ràng liên quan đến tự do hàng hải tại Biển Đông được Ngoại trưởng Hillary Clinton nhấn mạnh tại Diễn Đàn khu vực ASEAN tháng 7/2010. Trong chuyến dừng  tới Darwin tháng 11 năm 2011, Tổng Thống Barack Obama tuyên bố 2500 quân Mỹ sẽ đồn trú tại đây. Và tháng 6 năm 2012 Singapore đã đồng ý cho 4 tàu chiến Mỹ trú quân tại cảng của mình.
Ai đó có thể cho rằng các quốc gia ASEAN ít nhiều đều kiêng nể Trung Quốc, do đó phản ứng của họ đối với chiến lược xoay trục thì có cả phản đối lẫn ủng hộ. Tuy nhiên thực sự không phải vậy. Không một chính phủ nào tỏ ý định bác bỏ chiến lược xoay trục  thách thức cơ hội từ chiến lược này. Việc chuyển trọng tâm chiến lược của Washington từ Afganistan tới ASEAN có thể được dễ dàng nhìn nhận bởi các nhà hoạch định chính sách Đông Nam Á như là cách để giảm  sự bớt gia tăng lo ngại trước sức mạnh của Bắc Kinh.
Ngoài ra, sự kết hợp của chiến lược xoay trục với an ninh đã làm mất cân bằng ngay bản thân chính sách này; sự nhấn mạnh yếu tố quân sự của Mỹ đã che lấp yếu tố kinh tế của chiến lược xoay trục. Sự mất cân bằng giữa an ninh và kinh tế có xu hướng hợp thức hoá việc phân bổ nguồn lực mà theo một quan điểm từ phía Mỹ thì việc này dường như chỉ gây đố kỵ Hải quân Mỹ bằng cách mở rộng hình ảnh của mình ở Tây Thái Bình Dương sẽ bảo đảm môi trường an ninh hàng hải cần thiết để các nền kinh tế ASEAN tiếp tục thu lợi nhuận từ thương mại và đầu tư Trung Quốc. Chiến lược xoay trục được đưa để củng cố công thức cơ bản như sau: Mỹ sẽ gìn giữ hoà bình, châu Á sẽ làm kinh tế. Theo đó, nếu mục đích thực tế của xoay trục của Obama có thể được tóm tắt trong một cụm từ duy nhất, cụm từ đó là "tạo tầm ảnh hưởng", cả về an ninh và kinh tế.
Nếu nói rằng chiến lược xoay trục mang một ý đồ quân sự thuần túy, thì đấy là một quan điểm không chính xác. Trên thực tế vấn đề kinh tế cũng đã được nhấn mạnh. Tháng 11/2011 từ Honolulu Tổng thống Obama đã công du tới Darwin và Bali. Ông đã tổ chức diễn đàn APEC hàng năm ở Hawaii, tại đây ông đã phát biểu về tiến bộ trong các cuộc đàm phán về Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tháng 7 năm 2012 tại Campuchia, Ngoại trưởng Clinton cũng đã đồng tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ - ASEAN lần đầu tiên, và Sáng kiến đối tác kinh tế mở rộng Mỹ - ASEAN trong tháng 11 năm 2012.
Xét từ phương diện kinh tế trong chính sách xoay trục, ASEAN đã xây dựng được lập trường độc lập giữa Trung Quốc và Mỹ, mặc dù các nước thành viên có hơi nghiêng về phía Trung Quốc. Tuy vậy ASEAN lại đang bị chia rẽ. Trong các quốc gia thành viên ASEAN, chỉ Brunei, Malaysia, Singapore, và Việt Nam trong số 11 quốc gia đang tham gia đàm phán TPP với sự hậu thuẫn từ Mỹ tại Auckland tháng 12/2012.
Trong khi đó, tại hội nghị thượng đỉnh tại Phnom Penh một tháng trước, các nước ASEAN có thể đã làm hài lòng Trung Quốc bằng cách hỗ trợ cơ chế được Bắc Kinh ưa thích trong vấn đề hợp tác kinh tế khu vực (ASEAN +3), đây là cơ chế không bao gồm Mỹ mà còn hạn chế vai trò của các nước ngoài ASEAN trong ASEAN +3 đối với ảnh hưởng của Trung Quốc. Thay vào đó ASEAN đã đồng ý khởi động đàm phán hướng tới một cơ chế hợp tác mới: 16 thành viên Quan hệ Đối tác toàn diện khu vực(RCEP) này có thể bổ sung cho ASEAN+3 với việc thêm ba nước có khả năng kiềm chế Trung Quốc đó là Australia, Ấn Độ và New Zealand. Các lý do kinh tế để có thể bao gồm thêm sáu nước ngoài ASEAN là do họ đã có FTA với ASEAN. Nhưng năm trong số sáu các nước này (tất cả trừ Trung Quốc), là các quốc gia có nền dân chủ ít nhiều có định hướng kiểu phương Tây. Các nước đề xuất RCEP nhận thấy rõ cơ hội để có thể cân bằng với Trung Quốc trong cơ chế hợp tác này, họ coi đây như là một cơ chế thay thế vượt trội so với ASEAN+3.
Kết quả là đã diễn ra một cuộc cạnh tranh trong hòa bình giữa hai mô hình hội nhập kinh tế hoàn toàn khác nhau: thứ nhất đó là RCEP, mô hình không được Mỹ ủng hộ, được tuyên bố một cách lỏng lẻo, trong đó gộp các thỏa thuận hiện tại lại với nhau, thứ hai là TPP, mô hình do Mỹ thúc đẩy, trong đó có những “tiêu chuẩn rất rõ ràng”, yêu cầu các quốc gia phải tiến hành cải cách trong nước.
Dân chủ là yếu tố có vai trò kém nổi bật nhất của chiến lược xoay trục. Được coi như một ưu tiên chính sách của Washington, việc mở rộng nền dân chủ tại châu Á đã bị tạm dừng, thay vào đó là các chú trọng về an ninh và kinh tế, trong đó có các động thái trên biển của Trung Quốc và khủng hoảng tài chính của Mỹ. Trong khi đó tại Đông Nam Á, giữ một thái độ làm ngơ vẫn là “Cách thức của ASEAN” trong việc đối phó những thất bại chính trị của các thành viên trong hiệp hội.
Mỹ đã có động thái ngay lập tức để hỗ trợ quá trình mở cửa chính trị một cách sâu rộng tại Myanmar. Tuy nhiên, ngay cả ở trong câu chuyện dân chủ ở trên, an ninh và kinh tế vẫn là những nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn. Có vẻ như, lý do để Tổng thống Thein Sein thúc đẩy cải cách đó là phản ánh mong muốn của dân tộc Myanmar vừa muốn giảm sự quá phụ thuộc vào Trung Quốc, vừa muốn bắt kịp với các nền kinh tế của thế giới hiện đại, chứ không phải là sự chuyển đổi sang một tư tưởng tự do của ông Thein Sein. Trong khi hân hoan với những thành quả của nền dân chủ, Washington cũng sử dụng sự mở cửa của Myanmar như là cơ hội để tiến hành những chiến lược của mình.
Kể từ khi được thành lập trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ASEAN đã phải ở trong một môi trường chính trị nơi mà các sự kiện bên ngoài đã liên tục bị thay đổi bởi sự suy giảm quyền kiểm soát thực sự của các nước lớn: đó là sự trừng phạt đẫm máu dành cho tham vọng của Mỹ tại Việt Nam, việc Trung Quốc chuyển hướng đi theo con đường chủ nghĩa thực dụng thời kỳ hậu Mao, sự thu hẹp của Liên Xô thành Nga, và sự dè dặt một cách chiến lược, trì trệ kinh tế của Nhật.
Nhìn từ quan điểm của các nước Đông Nam Á, hiện nay thời đại đã thay đổi, ít nhất là theo hai hướng. Thứ nhất, sự đi lên ngoạn mục về kinh tế và sự cứng rắn của quân đội Trrung Quốc đã khiến thế hệ lãnh đạo hiện nay của họ trở nên quyết đoán hơn. Thứ hai, nếu xem chiến lược xoay trục của Mỹ như là một động thái để đáp trả thách thức từ phía Trung Quốc, thì chiến lược này có vẻ như sẽ có một tương lai không rõ ràng. Nếu cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang, các nước thành viên ASEAN có thể bị chia thành hai nhóm, một nhóm là các nước ngả theo Trung Quốc và nhóm còn lại là những nước chống lại Trung Quốc, làm cho khả năng lãnh đạo của khối bị ảnh hưởng. Ngược lại, một thế cân bằng quyền lực trong hòa bình giữa Bắc Kinh và Washington sẽ giúp thiết lập một không gian để ASEAN có thể hoạt động độc lập giữa cả hai.
Nhưng vấn đề mà cho đến tận thời điểm hiện tại ASEAN vẫn chưa chuẩn bị để đối mặt đó là sự cần thiết phải tái cân bằng lại cách thức hoạt động của ASEAN, giúp cho việc ra quyết định của ASEAN không cần thiết phải có sự đồng thuận tuyệt đối như thời điểm hiện tại và giúp hoạt động của ASEAN trở nên hiệu quả hơn, tương xứng với vị thế của khối.
Về an ninh, việc ASEAN thường quan tâm đến cả các vấn đề chung nhỏ nhất đã khiến cho khả năng đối phó của khối với sự đe dọa của Trung Quốc bị ảnh hưởng. Điều này khuyến khích các quốc gia ASEAN dựa vào chiến lược xoay trục của Mỹ như là một ưu thế trước Trung Quốc. Nhưng mức độ thật sự muốn tham gia của Mỹ có thể không đủ lớn để ASEAN có thể dựa vào chiến lược xoay trụ , do đó tình hình ASEAN có thể sẽ còn tệ hơn nữa. Hoặc, nếu Mỹ đối đầu với Trung Quốc, việc leo thang căng thẳng sẽ có ảnh hưởng tồi tệ đến cả an ninh của Đông Nam Á và uy tín của ASEAN trong việc duy trì an ninh tại đây.
Những thách thức này có thể sẽ không dẫn đến sự sụp đổ của ASEAN. Nhưng tính trung tâm của khối trong các vấn đề an ninh và sự sáng tạo của ASEAN trong vấn đề kinh tế gai góc đang bị thách thức theo hai cách hoàn toàn khác nhau: thứ nhất là bởi chiến lược cứng rắn của Bắc Kinh tại Biển Đông, và thứ hai là bởi áp lực từ sự ảnh hưởng của chính sách xoay trục của Mỹ tới Đông Nam Á. Kết quả vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, hiện tại, và có thể trong tương lai, sự lạc quan dành cho kinh tế của khu vực rõ ràng là đang nhiều hơn những sự lạc quan dành cho an ninh của khu vực.
Tác giả Donald K. Emmerson, Giám đốc Diễn đàn Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương Shorenstein tại trường Đại học Standford, Hoa Kỳ. Bài viết đăng trên East Asia Forum (ngày 13/1).
Người dịch: Thịnh Tiệp (Nghiên cứu Biển Đông)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét