Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

> Máu và nước mắt đằng sau nhãn hiệu “Made in China” (Phần 1)


Khi mọi người mua những sản phẩm giá rẻ “Made in China” (sản xuất tại Trung Quốc), như quần áo, đồ dùng hàng ngày, hay đồ trang trí ngày lễ, họ hầu như không biết có rất nhiều sản phẩm trong đó được làm trong các nhà tù và trại lao động Trung Quốc, và đằng sau những sản phẩm này là những câu chuyện chưa kể thấm đầy máu và nước mắt.
1. Nhà tù số 01 thành phố Thẩm Dương sản xuất áo khoác trượt tuyết trẻ em để xuất khẩu sang Đức
Nhà tù số 01 thành phố Thẩm Dương ở tỉnh Liêu ninh đã ép các học viên Pháp Luân Công và nhiều tù nhân khác lao động nặng nhọc để kiếm tiền cho nhà tù.
 Nhà tù này tập trung chủ yếu vào sản xuất quần áo, và đa phần sản phẩm là để xuất khẩu. Khoảng 33 học viên nam đã bị giam riêng biệt ở gần 20 khu giam giữ. Để “chuyển hóa” học viên, lính canh không chỉ tra tấn học viên, mà còn ép họ may quần áo với cường độ cao. Nếu một học viên có sức khỏe yếu (do bị bức hại), không đủ để vào dây chuyền sản xuất, thì người đó vẫn bị ép phải làm các việc như cắt vải. Trong số những sản phẩm lao động cưỡng bức là áo khoác trượt tuyết trẻ em được xuất khẩu sang Đức và đồ trang trí “người Tuyết” trong dịp Giáng sinh.
Máu và nước mắt đằng sau nhãn hiệu ’Made in China’ (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 1)
Bao bì đóng gói áo khoác trượt tuyết bé gái được xuất khẩu sang Đức
Máu và nước mắt đằng sau nhãn hiệu ’Made in China’ (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 2)
Nhãn hiệu và thông tin sản phẩm của áo khoác trượt tuyết bé gái
Máu và nước mắt đằng sau nhãn hiệu ’Made in China’ (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 3)
Thông tin sản phẩm của áo khoác trượt tuyết bé gái
Máu và nước mắt đằng sau  nhãn hiệu ’Made in China’ (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 4)
Đồ trang trí “người Tuyết” trang trí Giáng sinh
Đơn vị sản xuất của Nhà tù số 01 thành phố Thẩm Dương được gọi là Công ty TNHH Trang phục Trung Tế Thẩm Dương. Nguyên đại diện hợp pháp cho công ty là Lưu Quốc Sơn. Ông Lưu đã chuyển sang làm Chính ủy nhà tù năm 2012, là vị trí ông ta nhận trách nhiệm bức hại các học viên Pháp Luân Công. Người đại diện hợp pháp mới của công ty này có họ là Đinh.
Chính quyền tại Nhà tù số 01 thành phố Thẩm Dương đã áp dụng nhiều hình thức tra tấn lên học viên Pháp Luân Công để “chuyển hóa” họ. Trưởng nhà tù Vương Bân, Chính ủy Lưu Quốc Sơn, quản giáo trưởng của nhà tù Khâu Quốc Bân đã trực tiếp chỉ đạo để chắc chắn những tội ác này được tiến hành.
Nhiều học viên bị đánh đập tàn bạo, bị trói vào ghế sắt, và bị cấm ăn, uống, ngủ, dùng nhà vệ sinh trong nhiều ngày. Những kẻ bức hại đã dội nước lên học viên và sốc điện họ bằng dùi cui có điện thế lên đến hàng chục nghìn vôn. Nếu người học viên bị ngất, lính canh sẽ dội nước lạnh lên đầu để đánh thức người đó dậy, và sau đó tiếp tục tra tấn. Trong suốt mùa hè, họ đặt hai hoặc ba lò sưởi quanh các học viên để “nướng” họ. Sau khi tra tấn, các học viên thường bị chóng mặt, và người họ có đầy những vết thâm tím.
Trưởng nhà tù Vương Bân và Chính ủy Lưu Quốc Sơn thường hỏi lính canh: “Tại sao ông ta lại chưa bị chuyển hóa?”, qua đó thúc giục tăng cường tra tấn lên các học viên. Ông Quách Xuân Tán, một học viên khoảng 50 tuổi, đã bị sốc điện bằng dùi cui điện đến mức người ông có đầy những vết cắt và thâm tím. Có ba lỗ thủng do bị bỏng ở trên cổ tay phải của ông. Phần lưng của ông cũng có đầy những vết giộp sau khi họ đắp lên người ông những bao đổ đầy nước sôi.
Các học viên bị tra tấn tàn bạo bao gồm: Lý Thượng Tư, Tôn Vĩnh Hằng, Dương Thụy Hoa, Cảnh Xuân Long, Chu Trường Minh, Trương Kim Sinh, Trương Đức, Cao Phượng Sơn, Hoàng Cương, Lý Hồng Quân, Trâu Tích Lệnh, Úy Chí Nghĩa, Mạnh Hoa, Xa Hoàn Vũ, Trương Cung Hoa, và Quách Xuân Tán.
Sau khi bị ngược đãi, các học viên buộc phải làm việc khi bị chấn thương.
Nhãn hiệu áo khoác trượt tuyết “Crivit” của trẻ em được sản xuất ở khu giam giữ số 04 vào năm 2011; việc sản xuất bao gồm chuẩn bị nguyên liệu, cắt, may, hoàn thiện, và đóng gói. Học viên Tôn Vĩnh Hằng, ở Hải Thành, bị giam tại khu giam giữ số 04. Trước đây ông Tôn phục vụ trong quân đội và sau đó đã phục viên. Ông bị ngược đãi một thời gian dài tại Nhà tù số 01 thành phố Thẩm Dương vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông đã bị đưa vào một căn phòng không có video giám sát, bị trói vào ghế sắt và bị đánh. Lính canh đã “nướng” mặt và hai mắt ông bằng đèn có điện thế cao, ngoài ra họ còn không cho ông nhắm mắt trong nhiều giờ. Sau khi bị bức hại, ông Tôn buộc phải đi lao động nặng nhọc. Ông làm việc từ 06 giờ sáng đến 09 giờ tối, và đôi khi còn muộn hơn. Có lúc ông Tôn còn phải làm việc 15 tiếng không nghỉ, xếp vải, đặt chúng theo thứ tự, và cắt các cây vải bằng kéo điện.
Nhà tù số 01 thành phố Thẩm Dương vẫn buộc các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân khác sản xuất đồ may mặc để xuất khẩu dưới các nhãn hiệu khác nhau.
2. Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh – Một nhà máy bất hợp pháp
Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh tra tấn các học viên Pháp Luân Công nhằm nỗ lực buộc họ từ bỏ niềm tin của mình. Hơn mười học viên đã bị bức hại đến chết ở nhà tù này. Người ở nhà tù cũng ép các học viên và các tù nhân khác đi lao động khổ sai. Cơ sở này có một xưởng may, một xưởng sản xuất giấy, và một xưởng sản xuất đồ mỹ phẩm (dây chuyền đóng chai), cùng những thứ khác. Đó là một nhà máy quy mô lớn và bất hợp pháp.
Máu và nước mắt đằng sau nhãn hiệu ’Made in China’ (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 5)
Những sản phẩm được làm bởi lao động khổ sai từ nhà tù nữ Liêu Ninh: Bộ chăm sóc da Aglaia (2011, sản xuất tại đội số 04, khu giam giữ số 10 của nhà tù)
Khu giam giữ số 10 ở nhà tù không chỉ sản xuất đồ may mặc, mà còn sản xuất mỹ phẩm. Những sản phẩm này được sản xuất theo dây chuyền: đổ đầy, đóng nắp, in mã vạch, đóng hộp, dán nhãn, niêm phong, đóng gói, và lưu trữ kho. Những sản phẩm này được làm bởi đội số 04 thuộc khu giam giữ số 10 của nhà tù. Có khoảng 60 người trong đội số 04, bao gồm các học viên Pháp Luân Công. Lính canh ra lệnh mỗi tù nhân phải sản xuất ít nhất 10.000 chai (hoặc 30.000 – 40.000 chai nhỏ) mỗi ngày. Cả 60 người đều phải ăn ngay tại xưởng, và họ phải hoàn thành việc ăn uống trong vòng năm phút. Phòng vệ sinh chỉ giới hạn mở hai đến ba lần mỗi ngày.
Từ năm 2009 đến năm 2011, các học viên Vương Bội Dung, Vương Thục Hiền, Lý Ngọc Hoa và Thiệu Trường Hoa bị ép phải sản xuất mỹ phẩm Aglaia. Đới Tĩnh, Trưởng khu giam giữ số 10, và nhiều lính canh khác đã xúi giục Hồ Thu Hà, Vương Mẫn cùng nhiều người khác lăng mạ và đánh đập các học viên.
Bà Vương Thục Hiền thường bị mắng chửi ở xưởng. Bà Lý Ngọc Hoa bị giam ở phòng nhỏ trong 15 ngày vì bà nói với những người khác về Pháp Luân Công. Bà Hoắc Tú Cần đã bày tỏ rằng tu luyện Pháp Luân Công vô tội, và từ chối đi lao động khổ sai. Lính canh đã xúi giục tù nhân đánh đập và lăng mạ bà, không cho bà ngủ vào buổi đêm, và phê phán bà trong các cuộc họp. Vào mùa đông năm 2010, lính canh đã đưa bà Hoắc đến xưởng Aglaia và nhốt bà trong một phòng nhỏ, không có máy sưởi, bên cạnh phòng vệ sinh của xưởng. Bà Hoắc bị nhốt ở đó từ 06 giờ 40 phút sáng đến 07 giờ tối hàng ngày. Bà gần như bị lạnh cóng trong cả mùa đông, và huyết áp của bà tăng lên hơn 200 mmHg. Bà đã ở trong tình trạng nguy kịch trước khi được bảo lãnh để chữa bệnh.
[còn tiếp]
((theo vn.minghui)
------------------

Máu và nước mắt 

đằng sau nhãn hiệu “Made in China” (Phần 2)


Khi mọi người mua những sản phẩm giá rẻ “Made in China” (sản xuất tại Trung Quốc), như quần áo, đồ dùng hàng ngày, hay đồ trang trí ngày lễ, họ hầu như không biết có rất nhiều sản phẩm trong đó được làm trong các nhà tù và trại lao động Trung Quốc, và đằng sau những sản phẩm này là những câu chuyện chưa kể thấm đầy máu và nước mắt.
Tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh, tiền thưởng cho các lính canh gắn liền với sản lượng. Do đó, lính canh ở từng khu giam giữ đều cố gắng hết sức để bắt các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân khác làm việc vất vả hơn. Nguyên liệu của nhiều sản phẩm ở các trại lao động đều rất độc hại, và điều kiện làm việc rất tồi tàn. Lấy ví dụ, khi các tù nhân sản xuất giẻ lau sàn, họ làm việc mà không cần rửa tay. Họ có thể vừa đi vệ sinh xong hay bị bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, họ vẫn sản xuất các túi tăm, đũa, và túi đựng bánh mỳ suốt cả ngày.
Dưới đây là một phần danh sách các sản phẩm của trại lao động được sản xuất ở Nhà nữ tỉnh Liêu Ninh trong những năm gần đây:
Hộp đựng bánh ngọt, túi đựng bánh mỳ và hộp bánh hamburger Hảo Lợi Lai ("Holiland"), được sản xuất cho Công ty thực phẩm Đào Lý ở thành phố Thẩm Dương. Các Hộp đựng thực phẩm, thuốc, giầy, và đồ mỹ phẩm được sản xuất cho các thương hiệu khác.
Dòng sản phẩm quần áo quân đội "Vinh Phát" cho Nhà máy may mặc Vinh Phát ở tỉnh Cát Lâm. Nhà tù chủ yếu sản xuất nhiều loại đồng phục công an, áo mưa quân đội, và áo khoác vải mặc mùa đông khác nhau.
Quần áo cho Công ty Phi Long (tên Trung Quốc của một công ty Nhật Bản) để xuất khẩu sang Nhật và Hàn Quốc. Quần Phi Long được sản xuất cho nam giới.
Quần áo xuất khẩu cho Công ty trang phục Bách Gia Hảo ở Thượng Hải. Tên nhãn hàng là Basic House.
Giẻ lau sàn cho Công ty Thiên Khiết ở thành phố Thẩm Dương. Công ty TNHH Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe Thiên Khiết Thẩm Dương xuất khẩu các sản phẩm đến Mỹ, châu Âu, Israel, Úc, Hàn Quốc, và các nước khác.
Quần áo xuất khẩu cho Tập đoàn May mặc Quảng Lâm Liêu Dương. Quần áo của Quảng Lâm xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Panama, Mỹ, Vương quốc Anh, và Canada.
Xưởng trang phục Ngân Hà Phủ Thuận gia công hàng may mặc cho thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Công ty này có địa chỉ ở số 11 Tây Đường Lôi Phong, quận Vọng Hoa, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh.
Nhà tù cũng sản xuất nhiều loại quần áo lót. Nó cũng sản xuất quần áo xuất khẩu cho Công ty Ngoại thương Đại Liên và Công ty Ngoại thương Đan Đông.
Khu giam số 10 sản xuất quần áo cho Công ty TNHH Trang phục Trung Hòa Thẩm Dương. Quản lý của công ty ở nhà tù có họ là Vương. Khu giam số 10 cũng gia công cho Nhà máy trang phục Dụ Hâm Đan Đông. Quản lý công ty này có họ là Tưởng.
Thương hiệu quần "Bangbang" của Tập đoàn may mặc Anna Thẩm Dương xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu và châu Mỹ.
Máu và nước mắt đằng sau nhãn hiệu ’Made in China’ (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 1)
Dương Lỵ, Giám đốc Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Bà ta đã ký một thỏa thuận với Tập đoàn may mặc Anna Thẩm Dương (ảnh trên mạng)
3. Câu chuyện của hai học viên Pháp Luân Công
Trại lao động cưỡng bức Long Sơn Thẩm Dương là nơi giam giữ và bức hại các học viên nữ Pháp Luân Công. Trại lao động ép buộc các học viên và các tù nhân khác sản xuất đồ xuất khẩu như nến và các chuỗi vòng cổ thủ công. Hàng ngày, các tù nhân phải làm việc hơn 15 tiếng. Nguyên liệu để sản xuất bốc lên mùi hăng hắc gây độc hại cho con người. Ngay cả khi những đồ vật này được sản xuất ở Trung Quốc, thì bao đựng nến màu này lại được ghi "Made in Thailand." (sản xuất tại Thái Lan)
Máu và nước mắt đằng sau nhãn hiệu ’Made in China’ (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 2)
Sản phẩm của Trại lao động cưỡng bức Long Sơn Thẩm Dương: nến màu
Bà Nhậm Thục Kiệt là một chủ một cửa hàng may mặc nhỏ ở chợ Đông Hồ ở quận Vu Hồng, thành phố Thẩm Dương. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998, và đã trở thành một người khỏe mạnh, ngay thẳng, lạc quan, và là người tốt. Khách hàng và bạn hàng ở chợ đều xem bà là một người tốt. Tháng 05 năm 2002, bà Nhậm bị bắt và bị kết án ba năm ở trại lao động vì phát tài liệu giảng rõ sự thật. Ở trại lao động cưỡng bức Long Sơn Thẩm Dương, vì bà cự tuyệt từ bỏ tín ngưỡng vào Pháp Luân Công, bà đã bị đánh thậm tệ và bị ép lao động khổ sai.
Trong một đoạn băng video trên trang web Minh Huệ, bà Nhậm đã kể lại: "Chúng tôi phải khởi hành 06 giờ 30 sáng để ăn sáng và đến điểm lao động lúc 07 giờ sáng. Nó nằm trên tầng ba. Mỗi một thùng đựng sáp nặng ít nhất 20 cân. Những thùng này giống như những thùng chứa bia. Chúng đựng đầy sáp. Hàng ngày, chúng tôi phải bê những thùng này lên xuống cầu thang. Một ngày kia tôi đã phát khóc vì mệt. Tôi đã mang 40 thùng đựng sáp!"
"Trung bình, hàng ngày tôi phải làm việc đến tận 10 giờ 30 tối. Không có giờ nghỉ ăn trưa. Thậm chí nếu bạn ăn trưa vào giữa ngày, bạn sẽ phải làm việc thêm vào buổi đêm. Thực tế là mỗi khi chúng tôi nghỉ, chúng tôi đều phải làm việc lâu hơn để bù lại. Khi thời gian làm bị kéo dài, thì đừng nói là 10 giờ 30 tối. Đôi khi chúng tôi thậm chí nghỉ vào lúc nửa đêm. Điều đó tiếp diễn hàng ngày, không chỉ là một hoặc hai ngày. Cường độ lao động ở đây rất nặng, không nói là chúng tôi có quá ít thời gian để ăn mà chúng tôi phải dừng ăn ngay cả khi vẫn đói. Chúng tôi không có bất kỳ thời gian nghỉ hay tự do. Trong tâm trí chúng tôi chỉ có lao động, và lao động."
Bà Nhậm đã qua đời vào ngày 01 tháng 09 năm 2005 ở tuổi 42, để lại đứa con trai đang tuổi thiếu niên.
Máu và nước mắt đằng sau nhãn hiệu ’Made in China’ (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 3)
Học viên Pháp Luân Công, bà Nhậm Thục Kiệt và con trai
Trại lao động cưỡng bức Trương Sỹ Thẩm Dương là nơi giam giữ các nam học viên Pháp Luân Công. Những đồ sản xuất ở đây bao gồm lược, đũa, lông mi giả, vỉ nướng, bóng đèn neon, và nhiều thứ khác. Trại lao động kết hợp với Công ty TNHH Đá quý Hải Uy Thẩm Dương để sản xuất lược. Sản phẩm này được xuất khẩu sang hơn 10 nước, gồm có Nhật Bản, Mỹ, và nhiều nước châu Âu. Công ty Hải Uy cung cấp vật liệu và bộ phận lắp ráp. Trại lao động cưỡng bức Trương Sỹ ép các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân khác làm phần đầu và hộp đựng lược. Khói bốc lên từ hồ dán hộp có mùi không tốt cho hệ hô hấp, ngoài ra, nhiều vật liệu sản xuất khác gây độc hại cho con người.
Máu và nước mắt đằng sau nhãn hiệu ’Made in China’ (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 4)
Học viên Pháp Luân Công, ông Lý Hiệu Nguyên
Ông Lý Hiệu Nguyên là một kỹ sư ưu tú tại Nhà máy khuôn số 01 thuộc Tổng công ty máy bay Thẩm Dương (the Shenyang Aircraft Cooperation – SAC). Ông đều được đồng nghiệp kính trọng. Tuy nhiên, trước Tết Âm lịch 2002, ông đã bị bắt đến Trại lao động cưỡng bức Trương Sỹ Thẩm Dương.
Tại đây, ông Lý đã trải qua các tra tấn như bị lột trần, treo lên lồng sắt và đánh đập tàn bạo, sốc điện bằng dùi cui điện, và bị làm lạnh cứng trong phòng băng. Vì ông kiên trì niềm tin vào "Chân – Thiện – Nhẫn", do đó công an đã giam giữ, kết án và bắt ông lao động khổ sai .
Vào ngày 25 tháng 04 năm 2012, ông Lý từ chối tham gia lao động cưỡng bức. Lính canh Dương Thụ và các tù nhân đã sốc điện ông với dùi cui điện 120.000 vôn. Ông còn bị đánh đập tàn bạo và bị cấm ngủ. Việc tra tấn đã kéo dài trong bốn ngày. Khắp người ông Lý đầy vết thâm tím và sưng phồng. Ông không thể đi lại và phải dùng ghế đặc biệt khi đi vệ sinh. Trong tháng 05 và tháng 06, ông Lý đã bí mật bị chuyển đến Trại lao động cưỡng bức Quan Sơn Liêu Ninh, nơi ông đã qua đời vì bức hại vào ngày 09 tháng 11 năm 2003. Năm đó ông 46 tuổi.
Ở nhiều nhà tù và trại lao động ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công đồng thời bị tẩy não và lao động nô dịch. Những sản phẩm được làm từ lao động khổ sai ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia tại tỉnh Liêu Ninh bao gồm hoa làm thủ công, lông vũ (được làm bằng các nguyên liệu độc hại), vòng cổ và vòng tay thủ công, que kem, áo váy bé gái, áo cưới, phụ kiện tóc, áo khoác vải quân đội, áo ngụy trang, áo lót cho tù nhân, dụng cụ bóc vỏ tỏi (để xuất khẩu), v.v.
Những sản phẩm được làm ở Trại lao động cưỡng bức Thẩm Tân Thẩm Dương bao gồm những vật dụng trang trí lễ hội của phương Tây, nến màu, cừu len, chim bồ câu, chim ưng, bộ xương, bóng, và các ngôi sao, các "phúc tự" màu vàng, và đũa.
Máu và nước mắt đằng sau nhãn hiệu ’Made in China’ (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 5)
Các sản phẩm lao động khổ sai ở Trại lao động cưỡng bức Thẩm Tân Thẩm Dương: các "phúc tự" màu vàng
4. "Sản xuất bằng lao động khổ sai tại Trung Quốc" – Sự thật bị che đậy
Những sự thật liên quan đến các sản phẩm lao động khổ sai Trung Quốc đều được Đảng Cộng sản Trung Quốc che đậy. Vào năm 2006 ở Trại lao động cưỡng bức Thẩm Tân Thẩm Dương, thẻ tù của một tù nhân nam vô tình rơi vào trong một thùng thành phẩm. Tấm thẻ có hình, tên tù nhân, và tên của trại lao động. Tấm thẻ đã được tìm thấy trước khi thùng hàng này rời khỏi trại lao động. Lính canh đã rất kinh hãi. Họ tổ chức nhiều buổi thẩm vấn riêng các tù nhân và thậm chí đã áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra nghiêm ngặt các sản phẩm xuất khẩu nhằm che đậy sự thật về lao động khổ sai, đặc biệt là về cuộc bức hại tàn bạo các học viên Pháp Luân Công.
Ngày nay, lao động khổ sai vẫn tiếp diễn. Những sản phẩm làm từ lao động khổ sai đã đến khắp mọi nơi trên thế giới, điều này đã vi phạm các quy tắc giao dịch quốc tế. Giao dịch như vậy cũng mở rộng cuộc đàn áp Pháp Luân Công đến mọi tầng cấp, lĩnh vực của xã hội.
Chúng tôi chân thành hy vọng những người ở thế giới tự do sẽ theo dõi các câu chuyện đầy máu và nước mắt đằng sau các sản phẩm lao động khổ sai, giúp chấm dứt cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công, bảo vệ các giá trị phổ quát của Chân – Thiện – Nhẫn, và giúp bảo vệ những quyền bất khả xâm phạm của người dân Trung Quốc là làm người tốt. Những hành động như vậy cũng sẽ bảo vệ những quyền cơ bản của mỗi con người.
(theo vn.minghui)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét