Mộ Trấn Bắc đại tướng quân Hoàng Kế Viêm tại Lệ Thủy, Quảng Bình. (Ảnh: T.L). |
* VŨ NGỌC
BVB - Hoàng Kế Viêm người làng Văn La, tổng Văn Đại, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông là con của Hoàng Kim Xán, Bố chánh tỉnh Khánh Hòa. Sau khi Hoàng Kế Viêm thi đỗ cử nhân vào năm 1843 thời vua Minh Mạng, ông được bổ nhiệm Tư vụ, hàm Quang Lộc tự khanh. Ông kết duyên với con gái thứ năm của vua Minh Mạng là công chúa Hương La, nhưng chẳng bao lâu thì vợ mất. Hoàng Kế Viêm vừa có công lớn trong cuộc chiến chống sự xâm lăng của Thái Bình Thiên Quốc bên Tàu, vừa kiên cường chống thực dân Pháp xâm lược.
Thái Bình Thiên Quốc là một nhà nước trong lịch sử Trung Quốc được hình thành từ cuộc nổi dậy của nông dân do Hồng Tú Toàn cầm đầu vào giữa thế kỷ 19. Thái Bình Thiên Quốc có lãnh thổ trải rộng từ sông Dương Tử xuống phía nam Trung Quốc với trên 16 tỉnh và hơn 600 thị, có thủ đô là Thiên Kinh (Nam Kinh).
Lịch sử phát triển và suy vong của Thái Bình Thiên Quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của người dân Trung Quốc chống lại sự cai trị của nhà Thanh và sự xâm lăng của các thế lực phương Tây. Cuộc chiến tranh giữa Thái Bình Thiên Quốc và các thế lực đối kháng được coi là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong thế kỷ 19 ở Trung Quốc.
Theo thống kê không chính thức nó đã tước đi sinh mạng của hơn 20 triệu người, bao gồm thường dân và quan quân, nhưng cũng có nguồn cho rằng số người chết lên đến khoảng 50 triệu người. Sau cuộc chiến chống lại Thái Bình Thiên Quốc, nhà Thanh đã kiệt quệ và đành phải chứng kiến các nước phương Tây xâm chiếm những vùng đất duyên hải, áp đặt các đặc quyền thương mại trên đất Trung Hoa.
Năm cuối thập niên 1860, dư đảng của Thái Bình Thiên Quốc là Ngô Côn chạy tràn sang miền Bắc Việt Nam . Đầu tiên, họ xin hàng, sau đem quân đi cướp phá các tỉnh. Quan quân đánh mãi không được mà còn mất nhiều binh tướng, buộc triều đình nhà Nguyễn phải cùng quân nhà Thanh phối hợp để tiễu trừ. Đến khi đảng cướp người Tàu là Tô Tứ nổi lên, cướp thành Lạng Sơn, bắt giết Tổng thống quân vụ Bắc Kỳ là Đoàn Thọ, triều đình Huế bèn phái Hoàng Kế Viêm ra làm Lạng-Bình-Ninh-Thái Thống đốc quân vụ đại thần (1870), để cùng với lực lượng của Tán tương Tôn Thất Thuyết lo việc đánh dẹp.
Qua tháng Tư năm sau (1871), Tự Đức lại sai quan Hình bộ thượng thư là Lê Tuấn làm chức Khâm sai thị sự đến hỗ trợ ông. Hoàng Kế Viêm vừa đánh vừa dụ hàng, thu phục được các dư đảng của Ngô Côn. Nhờ công lao này, Hoàng Kế Viêm được phong Đại học sĩ lãnh Tổng thống Tam Tuyên, sung Tiết chế quân vụ miền Bắc.
Trong hai cuộc xâm lược Bắc Kỳ và Hà Nội (1873 và 1882) của thực dân Pháp, Ô Cầu Giấy đầy khói lửa tang thương. Do nằm trên huyết mạch giao thông quan trọng nên Ô Cầu Giấy là điểm huyết chiến chiến lược giữa quan quân triều đình và quan Pháp. Và hai chiến thắng oanh liệt (được gọi là "Chiến thắng Ô Cầu Giấy lần thứ nhất" ngày 21-12-1873 và "Chiến thắng Ô Cầu Giấy lần thứ hai" năm 1883) đều gắn với tên tuổi của một con người - Thống đốc Trấn Bắc đại tướng quân Hoàng Kế Viêm.
Trong hai cuộc xâm lược Bắc Kỳ và Hà Nội (1873 và 1882) của thực dân Pháp, Ô Cầu Giấy đầy khói lửa tang thương. Do nằm trên huyết mạch giao thông quan trọng nên Ô Cầu Giấy là điểm huyết chiến chiến lược giữa quan quân triều đình và quan Pháp. Và hai chiến thắng oanh liệt (được gọi là "Chiến thắng Ô Cầu Giấy lần thứ nhất" ngày 21-12-1873 và "Chiến thắng Ô Cầu Giấy lần thứ hai" năm 1883) đều gắn với tên tuổi của một con người - Thống đốc Trấn Bắc đại tướng quân Hoàng Kế Viêm.
Ngày 20-11-1873, viên đại úy Pháp là Gác-ni-ê với 200 quân tấn công thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương trấn giữ thành bị thương nặng, tuyệt thực và hy sinh. Hà Nội thất thủ. Thành Hà Nội mất, song hai cánh quân của triều đình do Hoàng Kế Viêm và Trương Quang Đản chỉ huy vẫn còn nguyên vẹn. Triều đình Huế không muốn dựa vào lực lượng này để giành lại đất đai bị mất, mà muốn qua thương lượng để chuộc lại. Được đà, quân Pháp đánh chiếm Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình. Trong lúc phái đoàn Trần Đình Túc (làm Tổng đốc sau khi Nguyễn Tri Phương mất) đang đàm phán với Gác-ni-ê, Hoàng Kế Viêm lệnh cho cánh quân Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân triều đình do ông tổng chỉ huy bố trí mai phục ở Ô Cầu Giấy. Mặt khác, cho quân vào thành Hà Nội khiêu chiến buộc Gác-ni-ê tạm dừng thương lượng, tự dẫn quân đi ứng chiến và sa vào ổ phục kích. Trận chiến xảy ra ác liệt. Quân của Hoàng Kế Viêm chém đầu F.Gác-ni-ê vào giữa trưa ngày 21-12-1873.
Ngày 24-3-1883, Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Bắc kỳ, H.Ri-vi-ê đưa quân đánh chiếm Nam Định. Thừa cơ, hai đạo quân do Hoàng Kế Viêm và Trương Quang Đản chỉ huy đã hội quân vây Hà Nội. Quân Trương Quang Đản áp sát tuyến ven sông Hồng, quân Hoàng Kế Viêm án ngữ dọc bờ sông Tô. Rạng sáng 26-3-1883, Hoàng Kế Viêm cho 4.000 quân từ phủ Hoài Đức tiến về Hà Nội, tấn công một số căn cứ giặc ở trong thành; quân Trương Quang Đản chặn đánh dọc sông Hồng, pháo kích căn cứ Đồn Thuỷ. Quân của Hoàng Kế Viêm đem cả voi đi tuần trong lòng Hà Nội, tấn công cứ điểm Hàm Long, buộc H. Ri-vi-ê phải xin lệnh Thống đốc ở Sài Gòn dẫn quân ra phủ Hoài Đức. 4 giờ ngày 19-5-1883, H.Ri-vi-ê chỉ huy 500 quân theo đường Trường Thi kéo về phủ Hoài Đức. Quân Pháp lọt vào ổ phục kích ở Hạ Yên Quyết, Trung Thôn và bị đánh bất ngờ đã tháo chạy ngang qua vị trí cánh quân ta mai phục ở Tiền Thôn. Quân mai phục xung phong đồng loạt và H. Ri-vi-ê bị chém đầu.
Năm Kỷ Dậu (1909), Hoàng Kế Viêm mất, hưởng thọ 89 tuổi, vua Duy Tân ban tên thụy là Văn Nghi. Hoàng Kế Viêm còn là một nhà văn, nhà viết sử. Ông có soạn các bộ sách: Phê thị trần hoàn ghi chép về đời Tự Đức; Tiên công sự tích biệt lục (thân thế và sự nghiệp thân sinh ông); Khổn y lục (tiểu sử vợ ông: công chúa Hương La); Bát tiên công gia huấn từ (lời dạy con cái theo di cảo thân phụ ông); Chi Chi thi thảo; Vân Vân văn tập; An Phu trấp lược.
V.N
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét