Chập chập cheng cheng Pháp luật xứ Việt ta!
Làm khó phóng viên
Tại tòa, phóng viên Pháp Luật TP.HCM đã trình giấy giới thiệu để xin phép tác nghiệp. Tuy nhiên, chủ tọa nói giấy giới thiệu này chỉ có ý nghĩa là “được tổng biên tập giới thiệu đến để tham dự phiên tòa chứ không phải đến dự phiên tòa với tư cách nhà báo (!). Giấy giới thiệu thì có thể cấp cho ai cũng được (!)”. Theo đó, chủ tọa cho rằng phóng viên không được tác nghiệp tại phiên tòa nếu... không có thẻ nhà báo?! (Thanh Lưu)
Vụ “hai con vịt oan nghiệt”:
Cáo trạng mới không có gì mới
VKSND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) vừa ra bản cáo trạng thứ hai truy tố Trương Ngọc Quyền, Vy Hoàng Bảo Hưng, Vy Kim Long về tội cướp tài sản.
Nhìn chung bản cáo trạng lần hai không có gì khác so với bản trước. Trước đó, xử sơ thẩm hồi tháng 3, TAND huyện này hoãn xử, trả hồ sơ điều tra bổ sung.Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, tối 28-9-2008, Quyền cùng Hưng, Long và Nguyễn Thanh Hà nhậu nhưng thiếu mồi nên đã lẻn vào một chòi vịt để trộm. Người coi vịt cầm đèn pin chạy ra hô hoán nên một người cầm hòn đá nhỏ chọi về phía người coi vịt. Quyền, Hưng, Long bị bắt, còn Hà bỏ trốn. Các bị can đã đền cho chủ vịt hai triệu đồng, được nạn nhân bãi nại nhưng vẫn bị xử lý hình sự. Theo công an huyện, lúc đầu họ trộm vịt, khi bị phát hiện lại ném đá uy hiếp người chăn vịt là đã chuyển hóa thành tội cướp.
Nhiều người cho rằng xử hình sự các bị cáo là quá nặng. (PL)
* * *
Lâm Đồng: Vì hai con vịt, ba nông dân bị 13 năm tù!
VKS không tranh luận, bản án không ghi nhận quan điểm của các luật sư. Làm khó phóng viên.
Sáng qua (10-8-2009), TAND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã tuyên phạt Trương Ngọc Quyền năm năm tù, Vy Hoàng Bảo Hưng và Vy Kim Long mỗi người bốn năm tù về tội cướp tài sản. Ngay chiều qua, hai trong số ba bị cáo đã đến tòa nộp đơn kháng cáo kêu oan.
Hai con vịt oan nghiệt
Theo cáo trạng, tối 28-9-2008, Quyền cùng bạn bè đang nhậu thì hết mồi. Nhớ ra nhà hàng xóm có một bầy vịt, Quyền sang xin bởi trước đó Quyền từng được nơi này cho một con vịt què. Lần này Quyền không những bị từ chối mà còn bị con trai của chủ vịt “mắng sốc”. Bực bội, Quyền về rủ Hưng, Long, Hà (đã bỏ trốn) sang đánh “thằng nhỏ mà láo” cho bõ tức.
Cả bốn kéo nhau đến chòi vịt, chia thành hai nhóm đi vào. Nghe tiếng chó sủa, người coi vịt cầm đèn pin ra rọi. Trong đêm, Hưng cầm một hòn đá nhỏ chọi về phía người coi vịt. Người coi vịt hoảng, chạy tọt vào chòi, đóng cửa lại cùng con trai chủ vịt ở luôn trong đó. Chờ một lúc không thấy ai, Long bắt hai con vịt đưa cho Quyền rồi tất cả kéo về nhà làm thịt nhậu tiếp.
Sau đó, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam Quyền, Hưng, Long hơn ba tháng rồi cho tại ngoại. Tiếp đó, VKS huyện truy tố họ về tội cướp tài sản theo khoản 2 Điều 133 BLHS (khung hình phạt cao nhất đến 10 năm tù) dù Quyền đã bồi thường hai triệu đồng cho nạn nhân, được nạn nhân bãi nại.
Không phải tội cướp?
Ở vụ án này, tòa từng một lần trả hồ sơ và hai lần phải hoãn xử. Tại phiên tòa hôm qua, ba bị cáo đều khai mục đích tới chòi vịt là để đánh con của chủ vịt cho bõ tức chứ không nhằm cướp vịt. Cạnh đó, khi thấy có người soi đèn pin, Hưng nhặt một cục đá nhỏ dưới chân ném về phía ánh đèn để người rọi tắt đèn chứ không phải để cướp.
Tuy nhiên, luận tội, đại diện VKS cho rằng hành vi ném đá là nhằm làm nạn nhân tê liệt ý chí, tạo điều kiện cho các bị cáo cướp hai con vịt. Theo VKS, bốn bị cáo tham gia là tạo nên một sức mạnh đe dọa nạn nhân.
Tranh luận, luật sư Đinh Văn Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM) nói một yếu tố bắt buộc của tội cướp tài sản là người phạm tội phải có mục đích chiếm đoạt tài sản. Ở đây, cả ba bị cáo đều khẳng định không bàn bạc gì về chuyện cướp vịt mà chỉ đến chòi vịt dằn mặt con của chủ vịt. Chính kết luận điều tra và cáo trạng thừa nhận điều này, tức là ngay từ đầu các bị cáo đã không có mục đích cướp tài sản. Cũng theo kết luận điều tra, sau khi thấy phía nạn nhân bỏ chạy, các bị cáo đứng đợi gần 10 phút rồi mới lấy hai con vịt về nhậu. Nếu nói họ cướp thì họ đã cướp ngay rồi chứ còn đứng đợi cái gì nữa!
Về mặt khoa học pháp lý, luật sư dẫn chứng Bình luận khoa học BLHS của Chánh Tòa hình sự TAND tối cao Đinh Văn Quế về tội cướp tài sản. Cụ thể, người phạm tội không chỉ cố ý thực hiện hành vi phạm tội mà còn phải có mục đích cướp tài sản. Ý thức chiếm đoạt tài sản của người phạm tội phải có trước khi có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được. Nếu một người có hành vi tấn công vì động cơ và mục đích khác, không nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng sau đó người bị tấn công bỏ chạy, để lại tài sản và người có hành vi tấn công lấy tài sản đó thì không phải là tội cướp tài sản. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản trong trường hợp này là không chính xác.
Từ đó, luật sư khẳng định tuy các bị cáo có hành vi vi phạm gây bức xúc nhưng việc truy cứu các bị cáo về tội cướp tài sản là không chính xác.
Một luật sư khác nói đây là một vụ án phức tạp nhưng cơ quan điều tra lại không thu hồi tang vật (cục đá và những khúc cây), không thực nghiệm điều tra. Hơn nữa, cơ quan tố tụng cũng không trưng cầu giám định giá trị của hai con vịt, chỉ ước đoán “theo giá thị trường” rằng hai con vịt trị giá “khoảng 175 ngàn đồng” mà vẫn truy tố, xét xử các bị cáo là vi phạm tố tụng...
Kết luận suy diễn?
Những luận điểm trên của luật sư đều không được kiểm sát viên tranh luận.
Sau khi nghị án, tòa tuyên bố các bị cáo phạm tội cướp và phạt như trên. Theo tòa, sau khi ném đá trúng người coi vịt, các bị cáo đã không có ý định đánh con của chủ vịt nữa mà chuyển sang ý định cướp vịt. Riêng đối với Quyền, tòa nói “trong đầu bị cáo luôn có mục đích là kiếm vịt mang về làm mồi nhậu”.
Trao đổi sau phiên xử, các luật sư cho rằng tòa nhận định như vậy là suy diễn và chủ quan. Xét xử là phải dựa vào chứng cứ chứ không thể nói “trong đầu bị cáo có ý định kiếm vịt về nhậu”. Một luật sư bức xúc: “Chúng tôi đưa ra nhiều vấn đề cần phải làm rõ như vậy mà kiểm sát viên chẳng hề tranh luận. Cạnh đó, trong bản án không có một dòng nào nhắc đến quan điểm của các luật sư, cứ như sự có mặt của chúng tôi chẳng có một chút giá trị nào”!.
Thanh Lưu (Báp Pháp luật T.p HCM)
--------------
+ Bài liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét