Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

ĐỪNG VỘI 'GỬI TRỨNG CHO ÁC' !


     * MINH DIỆN
                  Ông Nguyễn Đức Hải ở số nhà 56 - đường Trần Nhân Tông, tổ 5, phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) có thửa đất số 195, diện tích 94,50 m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00368, do Ủy ban nhân dân  thành phố Đồng Hới cấp ngày 18-7-2002,  ghi rõ: ‘Đất ở 50 m2, đất vườn 44,5 m2. Ông Nguyễn Đức Hải đã làm nhà trên diện tích 50 m2 còn lại 44,5 m2 đất vườn liền kề’…
Ngày 29-12-2009, ông Nguyễn Đức Hải đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của thành phố, xin chuyển mục đích phần diện tích còn lại 44,5 m2 từ đất vườn sang đất ở. Một tháng sau, ngày 28-01-2010, Ủỷ ban nhân dân thành phố Đồng Hới ban hành quyết định số 355/QĐ-UBND  gây ra cuộc khiếu kiện  đến nay chưa chấm dứt.
                                     > Dĩ công vi thượng  
                  Ông Nguyễn Đức Minh, cha  Nguyễn Đức Hải, là người được ủy quyền trong vụ kiện kéo dài, gửi cho tôi tập hồ sơ gần 100 trang. Đọc đi  đọc lại, thấy sự việc không phức tạp, vậy mà bốn năm nay vụ việc chạy lòng vòng từ thành phố lên tỉnh, tỉnh lên trung ương rồi lại về thành phố, đúng như câu vè hài hước: “Trung ương tương tỉnh, tỉnh chỉnh huyện, huyện khiển xã, xã nã thôn, thôn dồn xóm, xóm tóm dân!” Đến nỗi ông Minh phải thốt lên: “Họ biến đất vườn thành đất trồng cây lâu năm dễ như trở bàn tay để vét tiền dân mà cứ ỉm đi!”.
                  Là người thường xuyên theo dõi vấn đề đất đai, tôi nhận ra một điều là  các nhóm lợi ích có rất nhiều thủ đoạn tham nhũng từ đất. Ví dụ lâu nay, họ thường núp bóng chính quyền  thu hồi đất nông nghiệp của dân với giá bồi thường rẻ như như bèo , rồi vạch quy hoạch, chuyển đổi mục đích thành đất ở, lập dự án, bán nền  lại cho dân với  giá lên gấp trăm, ngàn lần mà chẳng hề tốn kém gì. Nay ở Đồng Hới lại biến đất vườn là loại đất phi nông nghiệp, thành đất trồng cây lâu năm, là đất ruộng, đất nông nghiệp, một quy trình ngược lại, cũng nhằm mục đích vét tiền dân, túi tham được lèn thêm chăt.
                  Thửa đất số 195 của ông Nguyên Đức Hải, đã ghi rõ trong sổ đỏ: Diện  94,5 m2, đất ở 50 m2, đất vườn 44,5 m2. Theo quy định, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất  thành phố Đồng Hới   phải  chuyển thẳng 44,5 m2 đất vườn của ông Hải  sang đất ở. Đằng này họ lại bắt chuyển mục đích sử dụng từ “Đất vườn” sang “ Đất trồng cây lâu năm” rồi  sau đó mới chuyền từ “ Đất trồng cây lâu năm” sang “Đất ở”. Tại sao lại phải đi con đường vòng lẩn quẩn như vậy?
                  Xin thưa, nếu để “Đất vườn” nghĩa là loại đất phi nông nghiệp, thì theo Quyết định số 57/2005 ngày 16-11-2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Đức Hải không phải nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất, đồng nghĩa với việc chính quyền thành phố Đồng Hới thất thu khoản tiền đó. Nhưng nếu  từ  đất  trồng cây lâu năm nghĩa  là  đất nông nghiệp, chuyển sang đất ở, thì  gia đình ông Nguyền Văn Hải  phải  nộp 100%  tiền  chuyển  mục đích sử dụng đất.  Cụ thể , với diện tích 44,5 m2 đất , ở đường Trần Nhân Tông, thuộc  loại 2, vị trí 1, gia đình ông Nguyễn Đức Hải phải nộp 300 triệu. Đó là theo quyết định 20/20/2010 QĐ-UBND năm 2010 , chứ theo quy định năm 2012 thì số tiền còn lớn hơn nhiều. Vậy là chỉ cần hô “ Biến”  mỗi mét vuông đất,  chính quyền thành phố Đồng Hới đã vét của dân hơn 6 triệu đồng.
                Ngày 28-3-2012 , Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới có công văn số 214 UBND-TNMT,  trả lời đơn khiếu nại cùa ông Nguyễn Đức Minh,  khẳng định  rằng họ đã làm đúng.  Công văn đó có đoạn viết: “Việc quy đổi mục đích sử dụng đất đối với đất vườn  sang đất trồng cây lâu năm thực hiện theo quy định tại điều 67, điều 87 Luật đất đai năm 2003”.  
                Thật trớ trêu, tại Điều 67, “Quy định về nội dung đất sử dụng có thời hạn”, và Điều 87 , “Quy định về việc xác định đất ở đối với trường hợp có vườn ao”  của Luật đất đai năm 2003,  không có mục nào quy định về việc biến đất vườn sang đất trồng cây lâu năm như công văn 214 của ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới viện dẫn.
               Ngày 20-11-2012, trên trang 7  báo Quảng Bình đã đăng bàì “ Đất vườn “biến” thành đất trồng cây lâu năm”, trong đó có đoạn viết : “ Đối chiếu vào quy định tại các điều 67 và điều 87 cùa Luật đất đai năm 2003, và khoản 2 , điều 8, Quyết định số 57/2005/QĐ/ UBND,  ngày 16-11-2012 cùa UBND tỉnh, chúng tôi nhận thấy việc phản ảnh của ông Minh là có cơ sở, đề nghị UBND thành phố Đồng Hới cần xem xét lại việc trả lời nói trên cho ông Minh”
               Ông Nguyễn Đức Minh nói với tôi: “ Chẳng những họ không trả lời tôi mà còn đề nghị báo Quảng Bình không đăng tiếp vấn đề biến đất vườn thành đất trồng cây lâu năm”.
               Ông Nguyễn Đức Minh bức xúc: Không chỉ riêng gia đình tôi mà nhiều  người dân  Đồng Hới đã  bị oan ức như vậy. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố này đã “biến” hàng chục héc ta  đất vườn thành đất trồng cây lâu năm ngay từ khi  làm thủ tục chuyền nhượng quyền sử dụng đất. Cùng một quyển sổ đỏ, trong tay  người chuyển nhượng ghi đất vườn, sang tay người  nhận chuyển nhượng biến thành đất trồng cây lâu năm...
              Ai cũng biết mỗi mảnh đất đều thấm mồ hôi và máu nhân dân.  Đồng Hới , Quảng Bình từng quằn quại trong mưa bom bão lửa , máu xương của người dân nơi đây trộn lẫn trong từng tấc đất.  Đã không đền đáp công lao và vì cái tình  nghĩa sâu nặng  ấy  mà khoan sức dân thì thôi , lại cố tình đánh tráo khái niệm, lắt léo, bắt chẹt bòn rút  dân như thế?
                 Nhưng đâu chỉ Đồng Hới. Tại phường Tân Thới Nhất, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh đang xảy ra chuyện trớ trêu hơn.
                Dự án xây dựng Depo tàu điện ngầm Tham Lương có từ năm 2003, và đã ra quyết định thu hồi hàng chục héc ta đất .  Quyết định ký ngày đó  nhưng mãi 5 năm sau  mới tiến hành  bồi thường cho dân. Theo quy định đền bù thời điểm nào áp giá bồi thường thời điểm đó và theo giá thị trường, nhưng  ở đây vẫn bồi thường theo  giá  của năm 2003. Dân thắc mắc , khiếu nại không ai thèm giải quyết. Họ  cưỡng chết, ép nhận tiền, ai  không nhận họ bỏ tiền vào kho bạc nhà nước. Sự việc tưởng thế là quá đáng lắm rồi, nào ngờ giữa tháng 9  vừa qua , Ban bồi thường giải phóng mặt bằng  lại “mời” 13 hộ dân đến thông báo thu hồi tiếp   gần 80.000 m2 đất  để mở rộng Depo. Hỏi sẽ bồi thường theo quy định nào? Đáp  vẫn áp  giá bồi thường của năm 2003 với lý do “đã có quy hoạch  từ ngày đó rồi”.
                 Quy hoạch thế nào  dân không hay biết? Mười năm qua chưa hề có một quyết định , một văn bản nào về việc thu hồi đất và viêc bồi thường giải phóng mặt bằng khu đất này, đùng một cái ép dân như vậy.
                Chín trong 13 hộ có đất bị thu hồi không thèm tới dự cuộc họp do Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 12 tổ chức. Bốn người tới dự cuộc họp đều không đông tình với cách ép dân của chính quyền. Ông M, tuyên bố thẳng : “ Tôi đã  bị thu hồi  8000 m2 đất làm Depo năm 2003, bây giờ tôi chỉ còn lại một tý đất , nếu không  bồi thường  thỏa đáng mà cố ép thì tôi sẽ thí cái mạng này như Đặng Ngọc Viết cho các người coi!”
                Cũng ở thành phố Hổ Chí Minh, từ năm 2004 ra quyết định thu hồi gần 1000 ha đất khu vực Bắc Củ Chi làm dự án “ Làng đại học quốc tế Malayia”. Toàn bộ khu vực đó bị phong tỏa , không ai được phép mua bán sang nhượng, chuyển đổi mục đích , đầu tư xây dựng. Cũng từ đó, mỗi hộ dân  có đất phải ký không biết bao nhiêu loại giấy tờ , bị kêu lên kêu xuống Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hóc Môn bao nhiêu lần. Sổ đỏ trong tay mình nhưng quyền sử dụng trong tay Ban quản lý dự án. Hỏi giá bồi thường bao nhiêu không ai trả lời. Hỏi bao giờ bồi thường nói lấp lửng sắp , cứ chờ!
                Mới vài ngày trước,  ủy ban nhân dân phát xã Tân Thới Nhì, phát  giấy mời các hộ dân có đất bị thu hồi lên họp triển khai phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.  Giấy mời phát thứ 4, thứ năm vội vã thu lại, với chỉ một câu giải thích ngắn gọn trong nội bộ : “Chủ đầu tư không có tiền!”
                Giấy phép đầu tư đã trao  , và đích thân ông chủ tịch thành phố mang tên Bác đã long trọng dự lễ động thổ gần 10 năm trước.  Suốt ngần ấy năm người dân  không hề biết  cái dự án đó  hình thù ra sao, mặt mũi nhà đầu tư thế nào, quyền lợi  được gì, chỉ cung cúc thực hiện nghĩa vụ chi tiền, bỏ công sức làm  theo yêu cầu của chính quyền.  Ông Út Thắng ở đường Đặng Công Bỉnh, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, nói với tôi : “ Tôi sống ở đây đã 59 năm mà vẫn không được yên thân trên mảnh đất bố mẹ mình khai khẩn, vì  chẳng có quyền gì!”
               Vậy mà  bảo chủ trương  “Dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra!” đã đi vào cuộc sống, và bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan không hề  biết ngượng khi phát biểu “ Chế độ ta tự do dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản” ?
                Ngày 24-9-2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Kỳ họp thứ 6 là lần thứ 3 Quốc hội xem xét dự án Luật đất đai sửa đổi. Đây là điều rất bất bình thường , bởi các luật khác chỉ có kéo dài hai kỳ họp”.
              Vâng bất bình thường thật! Nhưng bất bình thường vì cái gì? Phải chăng   vì Hiến Pháp là nền tảng của Luật pháp chưa được thông qua? Mà Hiến pháp chưa được thông qua vì  Điều 4, và điều quy định đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý chưa đồng thuận? Nếu vậy thì không phải là bất bình thường mà là rất bình thường ở một thể chế dân chủ.
            Từ xưa đến nay, đã thành nhu cầu thiết thân trong cuộc sống của mọi con người, mọi dân tộc. Đất với dân gắn bó như máu thịt. Vương triều Lý hơn 200 năm huy hoàng bị súp đổ do chính sách bất công làm người cày không có ruộng. Nhà trần 175 năm với chiến công oanh liệt 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông từ Trung quốc tràn sang, nhưng suy vi vì bọn quan tham chiếm đất đầy nhân dân vào đói khổ, lại không nghe lời ngay thẳng của Chu Văn An trừ “nhóm lợi ích”, cuối cùng rơi vào tay nhà Hồ... Lịch sử đã chứng minh các đế chế dựng nghiệp lớn từ Đất và sụp đổ cũng vì Đất. Đất là Dân. Mà “Đẩy thuyền cũng là dân lật thuyền cũng là dân!” .
              Tôi còn nhớ tại kỳ họp thứ 5, ngày 21-6-2013, với số phiếu 292/ 348, Quốc hội đã hoãn thông qua dự án Luật đất đai sửa đổi cũng vì “vướng” Hiến Pháp, và thiếu dân chủ. Theo ông Đặng Hùng Võ, còn một nguyên nhân khác ,đó là “Dự án còn chịu sự vận động của các nhóm lợi ích, cần phải cảnh giác loại bỏ”.
          Ông Đng Hùng Võ nói: “D án còn chu svn đng ca các nhóm li ích, cn phi cnh giác loi b!?
           Th hi các nhóm li ích đó nm đâu và liu có loi bđược không?
         C như Tng bí thư Nguyn Phú Trng nói, là mt "b phân không nhỏ"trong đó có c cán b vtrí lãnh đo đã thoái hóa biến cht, thì các nhóm li ích nm trong đó chứ ở đâu xa lạ? Mt thc tế là nhng năm qua hu hết các "nhà suy thoái", các đi gia đu pht lên tđt, mà mun pht lên thì phi có cá nhân hoc cơ quan quyn lc chng lưng. Mi quan h gia các đi gia giàu si nhđt vi quan chc chính quyn chưa bao gi khăng khít như hin nay. Nhng biến tu t đt rung sang đt , t đt vườn sang đt trng cây lâu năm, nhng cuc gii ta như Văn Giang, Qung Ninh, Hà Nam giành đt cho các đi gia đu do chính quyn thc hin. Các Trung tâm phát trin qu đt mang li ích cho ai có l không cn phi nhiều li.  Bi thếcnh giác vi nhóm li ích cũng chính là cnh giác vi cán bchc quyn, mà cán bchc quyn li là người hoch đnh chếđ chính sách, thì cnh giác  sao đây? Và du có nhìn mt đt tên thì có loi ra được khi Hiến pháp vn duy trì mt chế đ không phân quyn tam lp, thiếu  s minh bch hóa, và người dân chưa có quyn t do dân chthc s?
             Có l vì thế dư luận cũng như sở nguyện chúng của số đông người dân đều quan niệm rằng: Đng vi mng nếu Lut đt đai được thông qua , vì không khéo li  "đem trng gi cho ác"! 
              Kỳ họp thứ 6 cùa Quốc hội sắp tới có thông qua được dự án Luật đất đai sửa đổi không, và dự án đó có loại được các nhóm lợi ích ra không? Câu trả lời còn ở thì tương lai!
            Cái kiểu cư xử với Đất với Dân như đang diễn ra ở Đồng Hới, ở thành phố Hồ Chí Minh và nói chung 63 tỉnh, thành ở đâu cùng nhiều phức tạp, khiếu kiện rùm beng, thì hậu quả như Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình khó tránh khỏi. Mỗi vụ việc khieu kiện về đất đai của dan oan bị ngâm kéo dài thời gian, đùn đẩy nhiều nơi, đắp dày những bộ hồ sơ khiếu kiện, những thủ đoạn chiếm đất, gia tăng ‘sức mạnh quyền lực’ cưỡng chế thu hồi đất, những chức sắc cầm quyền và các đại gia phát phì rất nhanh do liên tục ‘bình phương’ lợi ích vơ vét đất  của dân. Tất cả những thủ đoạn, biểu hiện, biện pháp ấy, họ đang gieo, đang tưới vào những mầm rối loạn bất ổn ngày càng sinh sôi từ đất đai. 
           Sau gần 2 năm NQTW4 có 'cơ' nhưng không gặp 'thời', cố 'vận' mà khó 'hành', thực tế hiện nay sờ sờ trước mắt thần dân thiên hạ: Các nhóm lợi ích - "bộ phận không nhỏ"- vẫn đang bất cấp pháp luật hoành hành trên những bất công, những oan khốc khổ đau của người dân, với những động thá rất trắng trơn chẳng coi ai ra gì, và (họ) đang cố kết lại với nhau để bám riết vào những điều luật của Hiến pháp, của luật đất đai mà giữ Quyền, giữ Lợi cho họ. Tham nhũng đã từng được ví như những con sâu, con mọt, như con bạch tuộc… còn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì ví “tham nhũng như ngứa ghẻ”. Nếu nói cho đủ nghĩa thực tế, thì : "Chồng tham nhũng chỉ như gãi ngứa ghẻ"! Tham nhũng, chiếm dụng, gây mất dân chủ về  đất đai là sự trực tiếp kích ừng làm cho nảy nở nhiều mầm loạn. Những điều khoản trong luật đang có lợi cho họ liệu rằng họ có dễ sửa đổi, cải tiến vì lợi ích nhân dân, quốc gia, dân tộc? 
           Thế nhưng, sắp tới lại đem luật đưa ra cái "bộ phận không nhỏ' ấy mà thảo luận, chỉnh sửa, phê duyệt thì khác nào 'gửi trứng cho ác'? Đừng, đừng việc gì vội vàng mà đi "ép" phải thông qua luật cho kỳ được trong QH khoá này như vậy. Rất nhiều thực tế đã chỉ ra rằng: Quan điểm, đạo đức, lối sống, động cơ nào thì đẻ ra lý thuyết, văn bản ấy. Chừng nào chưa có những nhận thức quan điểm mới, thực sự "dĩ công vi thượng", thực sự vì dân vì nước, chua có được dàn nhân dàn sự mới, có tâm và có tầm xứng đáng, chưa cho ra được thể chế mới mà đi sửa Hiến pháp, sửa Luật đất đai trong 'dàn bộ sậu' này thì khác nào tăng thêm cho họ cái quyền vừa đá bóng vừa thổi còi?!
 M D
----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét