Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

ĐẤT NƯỚC ĐÒI HỎI PHẢI ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ

* TỐNG VĂN CÔNG
… Ngay năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết ĐH11, nền kinh tế Việt Nam vấp phải khó khăn lớn nhất sau 20 năm, kể từ năm 199... Kinh tế nhà nước là gánh nặng của nhân dân, nhận vào 65% tổng tín dụng để làm ra 28% tổng sản phẩm!...
…Thật đáng tiếc là cho đến nay thể chế,  hệ thống chính trị nước ta hầu như vẫn giữ  y  nguyên khuôn mẫu của chủ nghĩa xã hội kiểu xô viết . Nền móng tự do dân chủ đã có từ Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp 1946 đã không được thực hiện, phát huy. Các quyền tự do cơ bản như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội, tự do biểu tình đều khất “nợ” nhân dân suốt 68 năm! Đại hội 6 đã trả lại cho nhân dân quyền tự do kinh tế  bị tước mất sau cải tạo xã hội chủ nghĩa….
… 2-KHÔNG NÊN THÔNG QUA DỰ THẢO HÍÊN PHÁP NẾU CHƯA ĐẠT YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ !
Sửa đổi Hiến pháp 1992 chính là cơ hội vàng để đổi mới chính trị! Do đó, không nên tùy tiện phủ quyết những ý kiến không hợp với quan điểm bảo thủ, giáo điều mà cần tổ chức tranh luận công khai trên mọi cơ quan truyền thông….
Đất nước, nhân dân đòi hỏi  ĐẢNG TỪ BỎ HÌNH THỨC ĐẢNG TRỊ TRỞ THÀNH ĐẢNG CẦM QUYỀN TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN, CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN. Phải thực hiện “bao nhiêu quyền hạn đều của dân” như Hồ Chí Minh đã hứa hẹn, chấm dứt tình trạng đã  kéo dài mấy chục năm nay mà nguyên UV BCT  Nguyễn văn An đã thẳng thắn và trung thực nhận định : “Bộ Chính trị là vua tập thể”. Không nên tiếp tục làm cho khẩu hiệu thiêng liêng ”tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” để rồi  Đảng “là lực lượng lãnh đạo nhà nước”  nên  cuối cùng quyền lực nhà nước thuộc về Đảng! Trong dân gian đã lưu truyền công khai những thành ngữ “Đảng cử dân bầu”, “mười năm phấn đấu, không bằng cơ cấu một giờ”… thật là phản cảm….
Đổi mới kinh tế  mở ra một nửa cánh cửa của xã hội dân sự. Tuy nhiên các quyền tự do về tinh thần, tự do hội họp, lập hội, biểu tình, tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí, tự do sáng tạo nghệ thuật… vẫn chưa được thực hiện theo các giá trị phổ quát của nhân loại đã được ghi nhận trong các Công ước của Liên hiệp quốc và đã được Nhà nước Việt Nam cam kết gia nhập.
Xã hội dân sự bao trùm tất cả các mặt của đời sống xã hội cho nên nó vô cùng quan trọng. Thời đại toàn cầu hóa cho thấy con đường văn minh của nhân loại  có những điểm chung giống nhau trong sự vận dụng các giá trị phổ quát, hình thành mô hình  xã hội tiến bộ, phát triển,  gồm có “ bộ ba” không thể thiếu một, đó là : xã hội dân sự, kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền.
                     >> Đọc tiếp/Nguồn  
-------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét