* VÁCLAV HAVEL
(tiếp theo - Phần 3)
... V.
Chúng ta đã thấy rằng ý nghĩa thực trên khẩu hiệu của anh hàng rau quả chẳng liên quan gì đến cái mà những từ ngữ trong khẩu hiệu nói đến. Dù vậy, cái ý nghĩa thực này thật rõ ràng và nói chung là dễ hiểu, bởi vì mật mã thật giống nhau: Anh hàng rau tuyên bố sự trung thành của anh ta (và anh cũng chẳng thể làm cách nào khác nếu muốn tuyên bố của mình được chấp nhận) theo cách duy nhất mà chính quyền có khả năng nghe thấy; tức là, bằng cách chấp thuận các giáo điều (ritual) định trước, bằng cách chấp nhận rằng cái vỏ bề ngoài chính là hiện thực, bằng cách chấp nhận các luật đã định của trò chơi.
Tuy nhiên, trong khi làm việc đó, chính anh ta đã trở thành người tham gia trò chơi, và vì thế làm cho trò chơi có khả năng tiếp tục, và trước hết là làm cho nó có thể tồn tại. [ Im lặng,mặc kệ trước những cái sai và sự lố bịch vô hình trung tiếp tay cho nó gia tăng thêm những tác hại dối trá, có khi kẻ gây ra những 'trò chơi' chính trị ấy lại tự coi là chiến công bằng việc truyền huấn tín điều, thành công của sự chinh phục - BVB].
> Quyền lực … Phần 1 ; > Phần 2
Nếu ý thức hệ vốn khởi đầu chỉ là chiếc cầu bắc giữa hệ thống và cá nhân với tư cách là cá nhân, thì vào khoảnh khắc mà anh ta bước lên cầu, nó đã trở thành cây cầu nối giữa hệ thống và cá nhân ấy - với tư cách là bộ phận của hệ thống. Tức là, nếu ý thức hệ, vốn chỉ có thể tạo điều kiện (bằng hoạt động hướng ngoại) cho sự hình thành quyền lực với tư cách là một biện minh về mặt tâm lý, thì từ thời điểm mà sự biện minh ấy được chấp nhận, ý thức hệ lại tạo ra quyền lực hướng nội, trở thành một bộ phận năng động của quyền lực ấy. Nó đã bắt đầu hoạt động như là công cụ chính của việc truyền đạt tín điều bên trong hệ thống của quyền lực.
Toàn bộ cấu trúc quyền lực (và chúng ta đã thảo luận về sự thể hiện vật chất của nó) không thể tồn tại nếu không có một trật tự "siêu hình học" ràng buộc các bộ phận với nhau, kết nối chúng và quy phục chúng vào một phương pháp đồng nhất xác định tính khả tín, đặt ra các luật chơi cho sự vận hành hiệp đồng giữa tất cả những bộ phận này, tức là với các quy tắc, giới hạn và pháp lý nhất định. Trật tự siêu hình học này là căn bản và chuẩn mực của toàn bộ cấu trúc quyền lực; nó tích hợp hệ thống thông tin của nó và làm cho việc trao đổi và lưu chuyển các thông tin và mệnh lệnh trở nên khả thi. Nó cũng tương tự như một tập hợp các đèn hiệu giao thông và biển chỉ đường, tạo cho tiến trình một hình dạng và cấu trúc. Trật tự siêu hình học này đảm bảo sự cố kết bên trong của cấu trúc quyền lực toàn trị. Nó là chất keo gắn kết toàn bộ cấu trúc, là nguyên tắc bản lề, là phương tiện của kỉ luật hệ thống. Thiếu chất keo này, toàn bộ hệ thống với tư cách là cấu trúc toàn trị sẽ sụp đổ; nó sẽ tan vỡ thành các hạt nhân cá nhân va chạm hỗn loạn với nhau trong các quyền lợi và thiên hướng không được kiểm soát của họ. Toàn bộ kim tự tháp của quyền lực toàn trị nếu thiếu bộ phận gắn kết sẽ sụp đổ vào trong chính nó, như thể là một co rút vật chất [của các ngôi sao dưới trọng lực của chính nó -ND]
Là sự giải thích hiện thực mà cấu trúc quyền lực sở hữu, ý thức hệ luôn phục tùng những lợi ích của cấu trúc ấy trên hết. Vì thế, nó có xu hướng tự nhiên là li khai hiện thực, để tạo ra một thế giới của hình thức và trở thành giáo điều.Trong các xã hội có cạnh tranh quyền lực một cách công khai (và do đó có kiểm soát công khai về quyền lực), cũng tồn tại một cách khá tự nhiên [cơ chế] kiểm soát công khai - là cách mà quyền lực dùng để chính đáng hóa bản thân nó về mặt ý thức hệ. Hệ quả là, trong các điều kiện ấy, luôn tồn tại các cơ chế hiệu chỉnh nhất định ngăn chặn một cách hiệu quả việc ý thức hệ thoát ly hiện thực hoàn toàn. Nhưng dưới chế độ toàn trị, những cơ chế hiệu chỉnh này biến mất, và không có gì ngăn cản ý thức hệ ngày càng bị tách khỏi thực tiễn, dần tự biến mình thành cái như ngày nay trong hệ thống hậu toàn trị: một thế giới của vỏ hình thức, hoàn toàn giáo điều, một ngôn ngữ kinh viện đã bị tước đi những liên hệ nội dung với hiện thực và hoán cải mình thành một hệ thống biểu tượng giáo điều, hệ thống thay thế hiện thực bằng giả-hiện thực.
Tuy nhiên, như ta đã thấy, cùng lúc ấy, ý thức hệ lại biến thành thành tố ngày càng quan trọng của quyền lực, một trụ cột hứng đỡ cho nó cả tính chính đáng và sự nhất quán nội tại. Khi phương diện này trở nên quan trọng, khi mà nó ngày càng mất đi cảm nhận về hiện thực, thì nó lại thu được một sức mạnh tuy thế tục nhưng rất thực. Nó hóa thân thành hiện thực, thậm chí một hiện thực hoàn toàn độc lập. Một hiện thực mà thậm chí ở những tầng mức nhất định (chủ yếu là trong cấu trúc quyền lực) còn có trọng số cao hơn cả hiện thực ngoài đời. Cái tinh xảo của giáo điều ngày càng trở nên quan trọng hơn cả hiện thực ẩn đằng sau nó.
Tầm quan trọng của hiện tượng không còn xuất phát từ bản thân hiện tượng nữa, mà từ vị trí của nó với tư cách là các khái niệm trong văn cảnh ý thức hệ. Hiện thực không quy định lý thuyết, mà ngược lại. Do đó, quyền lực dần dần xích lại với ý thức hệ hơn là với hiện thực; nó rút ra sức mạnh của mình từ lý thuyết và trở nên hoàn toàn lệ thuộc vào lý thuyết (sự trái ngược ngay trong tư duy: Ý thức quyết đinh vật chất, tư duy trừu tượng áp đặt vào trực quan sinh động). Điều này không thể tránh khỏi dẫn tới một kết quả nghịch lý: thay vì lý thuyết hay ý thức hệ phục vụ quyền lực, quyền lực bắt đầu hầu hạ ý thức hệ. Như thể là ý thức hệ đã chiết tách quyền lực từ quyền lực, như thể là chính nó đã trở thành nhà độc tài rồi vậy. Vì thế, có vẻ như là chính lý thuyết, chính tín điều, chính ý thức hệ ra các quyết định tác động vào con người, chứ không phải ngược lại.
Nếu như ý thức hệ là đảm bảo chính cho sự nhất quán nội tại của quyền lực, thì cùng lúc ấy, nó càng trở nên là đảm bảo quan trọng cho sự liên tục của quyền lực. Trong khi sự kế nhiệm quyền lực ở các nền độc tài cổ điển thường xuyên là một biến cố khá phức tạp (những kẻ tranh đoạt ngôi vị không có gì để khoác cho những tuyên bố của chúng một sự chính đáng nhất định, và vì thế buộc chúng phải dùng đến hình thức đụng độ quyền lực trần trụi), trong hệ thống hậu toàn trị, quyền lực được truyền từ người này sang người khác, từ nhóm này sang nhóm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác theo những phương cách về cơ bản là ổn định hơn. Khi chọn lựa những người kế nhiệm, một [cơ chế] "tạo vua" khởi động: chính là tính chính đáng do giáo điều mang lại, khả năng dựa vào giáo điều, thực hiện giáo điều và sử dụng nó, sẽ quyết định ai sẽ được sinh ra ở ngôi cao. Đương nhiên, tranh giành quyền lực tồn tại trong cả hệ thống hậu toàn trị nữa, và phần lớn chúng đều tàn bạo hơn so với các xã hội mở, vì sự tranh giành không công khai, không bị các quy tắc dân chủ kiềm chế, mà đều diễn ra sau hậu trường. (Thật khó kể ra được một dẫn chứng về việc thay thế Bí thư thứ nhất của một Đảng Cộng sản đang cầm quyền mà không có sự triển khai hàng loạt các đơn vị an ninh và vũ trang, ít nhất là đặt dưới tình trạng báo động). Tuy nhiên, sự giành giật này không bao giờ có khả năng đe dọa nền tảng của hệ thống và tính liên tục của nó (như nó có thể làm trong các nền độc tài cổ điển). Cùng lắm, nó cũng chỉ khuấy đảo cấu trúc quyền lực trong chốc lát - cái rồi sẽ phục hồi rất nhanh, chính bởi lẽ cái chất kết dính là ý thức hệ đã hoàn toàn không bị khuấy động. Không kể ai thay thế ai, sự kế tục chỉ khả thi khi nó diễn ra trước phông hậu cảnh đã dàn sẵn, trong khuôn khổ của giáo điều chung. Nó không bao giờ diễn ra theo cách phủ nhận giáo điều ấy.
Tuy nhiên, chính vì nền độc tài của giáo điều mà quyền lực trở nên vô danh. Các cá nhân hầu như tan biến trong giáo điều (lãnh đạo tập thể, cá nhân không ai chịu trách nhiệm). Họ cho phép mình bị cuốn đi trong đó, và thường thì sự thể có vẻ như chính tín điều đã đem con người từ u tối đến ánh sáng của quyền lực. Chẳng phải đó chính là đặc trưng của hệ thống hậu toàn trị, là trên mọi tầng nấc của trật tự quyền lực, cá nhân ngày càng bị đẩy sang bên lề bởi những con người không cá tính, những bù nhìn, những tên hầu mặc đồng phục của những tín điều và thông lệ của quyền lực đó sao?
Sự vận hành máy móc của cấu trúc quyền lực bị phi nhân hóa và vô danh hóa là một đặc điểm của tính tự động của hệ thống này. Dường như chính là các mệnh lệnh (diktats) của cỗ máy tự động này là cái đã chọn ra những người không có chí nguyện cá nhân cho cấu trúc quyền lực. Và cũng có vẻ như chính là các dicktats của các sáo ngữ đã triệu tập đến cho quyền lực các cá nhân biết sử dụng sáo ngữ làm [công cụ] hữu hiệu nhất để bảo đảm sự tự vận hành của hệ thống hậu toàn trị vẫn tiếp tục.
Các nhà "Xô viết học phương Tây" thường phóng đại vai trò của các cá nhân trong hệ thống hậu toàn trị và bỏ qua sự thật là các nhân vật lãnh đạo, bất chấp quyền lực to lớn họ có từ cấu trúc tập trung quyền lực, thường không hơn là người thực thi mù quáng các quy luật nội tại của hệ thống - các quy luật mà chính họ không bao giờ có khả năng hiểu, mà cũng không bao giờ suy nghĩ đến. Trong bất cứ trường hợp nào, kinh nghiệm đã dạy đi dạy lại chúng ta rằng sự tự vận hành này mạnh mẽ hơn nhiều lần ý chí của bất cứ cá nhân nào, và nếu ai đó có chút suy nghĩ độc lập thì anh ta buộc phải che giấu nó sau cái mặt nạ vô danh về giáo điều mới hòng có cơ hội vào được hệ thống đẳng cấp quyền lực. Khi cá nhân ấy cuối cùng giành được một vị trí trong đó, và cố gắng thực hiện hoài bão của mình, thì cái cỗ máy tự vận hành ấy (với sức ỳ vĩ đại) sớm muộn sẽ chiến thắng, và hoặc là cá nhân sẽ bị đào thải bởi cấu trúc quyền lực như là sinh vật lạ, hoặc là anh ta sẽ bị buộc phải dần dần từ bỏ cá tính của mình, để một lần nữa hòa trộn với cỗ máy, trở thành nô lệ của nó, hầu như không phân biệt nổi với những người đi trước và những người tiếp sau anh ta (cho phép chúng tôi nhắc lại, ví dụ, sự phát triển của Husák [4] hay Gomulka [5] ). Sự cần thiết phải luôn náu mình dưới giáo điều và liên hệ với nó có nghĩa là thậm chí các thành viên sáng giá của cấu trúc quyền lực cũng bị ám ảnh bởi ý thức hệ. Họ không bao giờ có khả năng lặn xuống đáy sâu của hiện thực trần trụi, và họ luôn nhầm lẫn nó, trong những kết luận cuối cùng, với các giả-hiện thực của ý thức hệ. (Theo quan điểm của tôi, một trong những lý do ban lãnh đạo của Dubcek mất kiểm soát tình hình năm 1968 chính là vì, trong những tình huống gay cấn và trong những vấn đề quyết định, thành viên của nó chưa bao giờ đủ sức giải phóng họ khỏi thế giới của các vỏ bọc hình thức.)
Do đó, có thể nói, trong hệ thống hậu toàn trị, ý thức hệ (với vai trò là công cụ truyền đạt nội bộ, bảo đảm sự nhất quán nội tại cho cấu trúc quyền lực) là cái gì đó vượt lên các khía cạnh vật chất của quyền lực, một cái gì đó thống trị quyền lực ở mức độ đáng kể, và do đó có xu hướng đảm bảo sự liên tục của quyền lực. Nó là một trong những trụ cột của sự ổn định bên ngoài của hệ thống. Trụ cột này, tuy thế, được xây dựng trên nền đất yếu. Nó được dựng trên những lời dối trá. Nó chỉ dùng được chừng nào mà con người còn sẵn sàng sống trong sự dối trá ấy ...
* * *
<Bản tiếng Việt © 2006 Duy Tân Trẻ (duytantre@walla.com)
© 2006 talawas >
Chúng ta đã thấy rằng ý nghĩa thực trên khẩu hiệu của anh hàng rau quả chẳng liên quan gì đến cái mà những từ ngữ trong khẩu hiệu nói đến. Dù vậy, cái ý nghĩa thực này thật rõ ràng và nói chung là dễ hiểu, bởi vì mật mã thật giống nhau: Anh hàng rau tuyên bố sự trung thành của anh ta (và anh cũng chẳng thể làm cách nào khác nếu muốn tuyên bố của mình được chấp nhận) theo cách duy nhất mà chính quyền có khả năng nghe thấy; tức là, bằng cách chấp thuận các giáo điều (ritual) định trước, bằng cách chấp nhận rằng cái vỏ bề ngoài chính là hiện thực, bằng cách chấp nhận các luật đã định của trò chơi.
Tuy nhiên, trong khi làm việc đó, chính anh ta đã trở thành người tham gia trò chơi, và vì thế làm cho trò chơi có khả năng tiếp tục, và trước hết là làm cho nó có thể tồn tại. [ Im lặng,mặc kệ trước những cái sai và sự lố bịch vô hình trung tiếp tay cho nó gia tăng thêm những tác hại dối trá, có khi kẻ gây ra những 'trò chơi' chính trị ấy lại tự coi là chiến công bằng việc truyền huấn tín điều, thành công của sự chinh phục - BVB].
> Quyền lực … Phần 1 ; > Phần 2
Nếu ý thức hệ vốn khởi đầu chỉ là chiếc cầu bắc giữa hệ thống và cá nhân với tư cách là cá nhân, thì vào khoảnh khắc mà anh ta bước lên cầu, nó đã trở thành cây cầu nối giữa hệ thống và cá nhân ấy - với tư cách là bộ phận của hệ thống. Tức là, nếu ý thức hệ, vốn chỉ có thể tạo điều kiện (bằng hoạt động hướng ngoại) cho sự hình thành quyền lực với tư cách là một biện minh về mặt tâm lý, thì từ thời điểm mà sự biện minh ấy được chấp nhận, ý thức hệ lại tạo ra quyền lực hướng nội, trở thành một bộ phận năng động của quyền lực ấy. Nó đã bắt đầu hoạt động như là công cụ chính của việc truyền đạt tín điều bên trong hệ thống của quyền lực.
Toàn bộ cấu trúc quyền lực (và chúng ta đã thảo luận về sự thể hiện vật chất của nó) không thể tồn tại nếu không có một trật tự "siêu hình học" ràng buộc các bộ phận với nhau, kết nối chúng và quy phục chúng vào một phương pháp đồng nhất xác định tính khả tín, đặt ra các luật chơi cho sự vận hành hiệp đồng giữa tất cả những bộ phận này, tức là với các quy tắc, giới hạn và pháp lý nhất định. Trật tự siêu hình học này là căn bản và chuẩn mực của toàn bộ cấu trúc quyền lực; nó tích hợp hệ thống thông tin của nó và làm cho việc trao đổi và lưu chuyển các thông tin và mệnh lệnh trở nên khả thi. Nó cũng tương tự như một tập hợp các đèn hiệu giao thông và biển chỉ đường, tạo cho tiến trình một hình dạng và cấu trúc. Trật tự siêu hình học này đảm bảo sự cố kết bên trong của cấu trúc quyền lực toàn trị. Nó là chất keo gắn kết toàn bộ cấu trúc, là nguyên tắc bản lề, là phương tiện của kỉ luật hệ thống. Thiếu chất keo này, toàn bộ hệ thống với tư cách là cấu trúc toàn trị sẽ sụp đổ; nó sẽ tan vỡ thành các hạt nhân cá nhân va chạm hỗn loạn với nhau trong các quyền lợi và thiên hướng không được kiểm soát của họ. Toàn bộ kim tự tháp của quyền lực toàn trị nếu thiếu bộ phận gắn kết sẽ sụp đổ vào trong chính nó, như thể là một co rút vật chất [của các ngôi sao dưới trọng lực của chính nó -ND]
Là sự giải thích hiện thực mà cấu trúc quyền lực sở hữu, ý thức hệ luôn phục tùng những lợi ích của cấu trúc ấy trên hết. Vì thế, nó có xu hướng tự nhiên là li khai hiện thực, để tạo ra một thế giới của hình thức và trở thành giáo điều.Trong các xã hội có cạnh tranh quyền lực một cách công khai (và do đó có kiểm soát công khai về quyền lực), cũng tồn tại một cách khá tự nhiên [cơ chế] kiểm soát công khai - là cách mà quyền lực dùng để chính đáng hóa bản thân nó về mặt ý thức hệ. Hệ quả là, trong các điều kiện ấy, luôn tồn tại các cơ chế hiệu chỉnh nhất định ngăn chặn một cách hiệu quả việc ý thức hệ thoát ly hiện thực hoàn toàn. Nhưng dưới chế độ toàn trị, những cơ chế hiệu chỉnh này biến mất, và không có gì ngăn cản ý thức hệ ngày càng bị tách khỏi thực tiễn, dần tự biến mình thành cái như ngày nay trong hệ thống hậu toàn trị: một thế giới của vỏ hình thức, hoàn toàn giáo điều, một ngôn ngữ kinh viện đã bị tước đi những liên hệ nội dung với hiện thực và hoán cải mình thành một hệ thống biểu tượng giáo điều, hệ thống thay thế hiện thực bằng giả-hiện thực.
Tuy nhiên, như ta đã thấy, cùng lúc ấy, ý thức hệ lại biến thành thành tố ngày càng quan trọng của quyền lực, một trụ cột hứng đỡ cho nó cả tính chính đáng và sự nhất quán nội tại. Khi phương diện này trở nên quan trọng, khi mà nó ngày càng mất đi cảm nhận về hiện thực, thì nó lại thu được một sức mạnh tuy thế tục nhưng rất thực. Nó hóa thân thành hiện thực, thậm chí một hiện thực hoàn toàn độc lập. Một hiện thực mà thậm chí ở những tầng mức nhất định (chủ yếu là trong cấu trúc quyền lực) còn có trọng số cao hơn cả hiện thực ngoài đời. Cái tinh xảo của giáo điều ngày càng trở nên quan trọng hơn cả hiện thực ẩn đằng sau nó.
Tầm quan trọng của hiện tượng không còn xuất phát từ bản thân hiện tượng nữa, mà từ vị trí của nó với tư cách là các khái niệm trong văn cảnh ý thức hệ. Hiện thực không quy định lý thuyết, mà ngược lại. Do đó, quyền lực dần dần xích lại với ý thức hệ hơn là với hiện thực; nó rút ra sức mạnh của mình từ lý thuyết và trở nên hoàn toàn lệ thuộc vào lý thuyết (sự trái ngược ngay trong tư duy: Ý thức quyết đinh vật chất, tư duy trừu tượng áp đặt vào trực quan sinh động). Điều này không thể tránh khỏi dẫn tới một kết quả nghịch lý: thay vì lý thuyết hay ý thức hệ phục vụ quyền lực, quyền lực bắt đầu hầu hạ ý thức hệ. Như thể là ý thức hệ đã chiết tách quyền lực từ quyền lực, như thể là chính nó đã trở thành nhà độc tài rồi vậy. Vì thế, có vẻ như là chính lý thuyết, chính tín điều, chính ý thức hệ ra các quyết định tác động vào con người, chứ không phải ngược lại.
Nếu như ý thức hệ là đảm bảo chính cho sự nhất quán nội tại của quyền lực, thì cùng lúc ấy, nó càng trở nên là đảm bảo quan trọng cho sự liên tục của quyền lực. Trong khi sự kế nhiệm quyền lực ở các nền độc tài cổ điển thường xuyên là một biến cố khá phức tạp (những kẻ tranh đoạt ngôi vị không có gì để khoác cho những tuyên bố của chúng một sự chính đáng nhất định, và vì thế buộc chúng phải dùng đến hình thức đụng độ quyền lực trần trụi), trong hệ thống hậu toàn trị, quyền lực được truyền từ người này sang người khác, từ nhóm này sang nhóm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác theo những phương cách về cơ bản là ổn định hơn. Khi chọn lựa những người kế nhiệm, một [cơ chế] "tạo vua" khởi động: chính là tính chính đáng do giáo điều mang lại, khả năng dựa vào giáo điều, thực hiện giáo điều và sử dụng nó, sẽ quyết định ai sẽ được sinh ra ở ngôi cao. Đương nhiên, tranh giành quyền lực tồn tại trong cả hệ thống hậu toàn trị nữa, và phần lớn chúng đều tàn bạo hơn so với các xã hội mở, vì sự tranh giành không công khai, không bị các quy tắc dân chủ kiềm chế, mà đều diễn ra sau hậu trường. (Thật khó kể ra được một dẫn chứng về việc thay thế Bí thư thứ nhất của một Đảng Cộng sản đang cầm quyền mà không có sự triển khai hàng loạt các đơn vị an ninh và vũ trang, ít nhất là đặt dưới tình trạng báo động). Tuy nhiên, sự giành giật này không bao giờ có khả năng đe dọa nền tảng của hệ thống và tính liên tục của nó (như nó có thể làm trong các nền độc tài cổ điển). Cùng lắm, nó cũng chỉ khuấy đảo cấu trúc quyền lực trong chốc lát - cái rồi sẽ phục hồi rất nhanh, chính bởi lẽ cái chất kết dính là ý thức hệ đã hoàn toàn không bị khuấy động. Không kể ai thay thế ai, sự kế tục chỉ khả thi khi nó diễn ra trước phông hậu cảnh đã dàn sẵn, trong khuôn khổ của giáo điều chung. Nó không bao giờ diễn ra theo cách phủ nhận giáo điều ấy.
Tuy nhiên, chính vì nền độc tài của giáo điều mà quyền lực trở nên vô danh. Các cá nhân hầu như tan biến trong giáo điều (lãnh đạo tập thể, cá nhân không ai chịu trách nhiệm). Họ cho phép mình bị cuốn đi trong đó, và thường thì sự thể có vẻ như chính tín điều đã đem con người từ u tối đến ánh sáng của quyền lực. Chẳng phải đó chính là đặc trưng của hệ thống hậu toàn trị, là trên mọi tầng nấc của trật tự quyền lực, cá nhân ngày càng bị đẩy sang bên lề bởi những con người không cá tính, những bù nhìn, những tên hầu mặc đồng phục của những tín điều và thông lệ của quyền lực đó sao?
Sự vận hành máy móc của cấu trúc quyền lực bị phi nhân hóa và vô danh hóa là một đặc điểm của tính tự động của hệ thống này. Dường như chính là các mệnh lệnh (diktats) của cỗ máy tự động này là cái đã chọn ra những người không có chí nguyện cá nhân cho cấu trúc quyền lực. Và cũng có vẻ như chính là các dicktats của các sáo ngữ đã triệu tập đến cho quyền lực các cá nhân biết sử dụng sáo ngữ làm [công cụ] hữu hiệu nhất để bảo đảm sự tự vận hành của hệ thống hậu toàn trị vẫn tiếp tục.
Các nhà "Xô viết học phương Tây" thường phóng đại vai trò của các cá nhân trong hệ thống hậu toàn trị và bỏ qua sự thật là các nhân vật lãnh đạo, bất chấp quyền lực to lớn họ có từ cấu trúc tập trung quyền lực, thường không hơn là người thực thi mù quáng các quy luật nội tại của hệ thống - các quy luật mà chính họ không bao giờ có khả năng hiểu, mà cũng không bao giờ suy nghĩ đến. Trong bất cứ trường hợp nào, kinh nghiệm đã dạy đi dạy lại chúng ta rằng sự tự vận hành này mạnh mẽ hơn nhiều lần ý chí của bất cứ cá nhân nào, và nếu ai đó có chút suy nghĩ độc lập thì anh ta buộc phải che giấu nó sau cái mặt nạ vô danh về giáo điều mới hòng có cơ hội vào được hệ thống đẳng cấp quyền lực. Khi cá nhân ấy cuối cùng giành được một vị trí trong đó, và cố gắng thực hiện hoài bão của mình, thì cái cỗ máy tự vận hành ấy (với sức ỳ vĩ đại) sớm muộn sẽ chiến thắng, và hoặc là cá nhân sẽ bị đào thải bởi cấu trúc quyền lực như là sinh vật lạ, hoặc là anh ta sẽ bị buộc phải dần dần từ bỏ cá tính của mình, để một lần nữa hòa trộn với cỗ máy, trở thành nô lệ của nó, hầu như không phân biệt nổi với những người đi trước và những người tiếp sau anh ta (cho phép chúng tôi nhắc lại, ví dụ, sự phát triển của Husák [4] hay Gomulka [5] ). Sự cần thiết phải luôn náu mình dưới giáo điều và liên hệ với nó có nghĩa là thậm chí các thành viên sáng giá của cấu trúc quyền lực cũng bị ám ảnh bởi ý thức hệ. Họ không bao giờ có khả năng lặn xuống đáy sâu của hiện thực trần trụi, và họ luôn nhầm lẫn nó, trong những kết luận cuối cùng, với các giả-hiện thực của ý thức hệ. (Theo quan điểm của tôi, một trong những lý do ban lãnh đạo của Dubcek mất kiểm soát tình hình năm 1968 chính là vì, trong những tình huống gay cấn và trong những vấn đề quyết định, thành viên của nó chưa bao giờ đủ sức giải phóng họ khỏi thế giới của các vỏ bọc hình thức.)
Do đó, có thể nói, trong hệ thống hậu toàn trị, ý thức hệ (với vai trò là công cụ truyền đạt nội bộ, bảo đảm sự nhất quán nội tại cho cấu trúc quyền lực) là cái gì đó vượt lên các khía cạnh vật chất của quyền lực, một cái gì đó thống trị quyền lực ở mức độ đáng kể, và do đó có xu hướng đảm bảo sự liên tục của quyền lực. Nó là một trong những trụ cột của sự ổn định bên ngoài của hệ thống. Trụ cột này, tuy thế, được xây dựng trên nền đất yếu. Nó được dựng trên những lời dối trá. Nó chỉ dùng được chừng nào mà con người còn sẵn sàng sống trong sự dối trá ấy ...
* * *
<Bản tiếng Việt © 2006 Duy Tân Trẻ (duytantre@walla.com)
© 2006 talawas >
[1]Tiêu đề bản tiếng Anh: “Power of the Powerless”, được Bác sỹ Phạm Hồng Sơn chuyển ngữ thành “Quyền lực của không quyền lực” (phụ lục bản dịch Thế nào là dân chủ?). Chúng tôi dùng cách dịch của Sơn để tỏ lòng ngưỡng mộ anh, người trí thức trẻ đã bắt đầu việc truyền tải tư tưởng dân chủ của nhân loại trước chúng tôi.
[2]Tư tưởng củaHavel đã vạch đường cho lý thuyết chính trị học về chế độ toàn trị sau này. Xem một phân về hậu toàn trị trong “Chế độ hậu toàn trị-so sánh với độc tài” của Juan Linz và Alfred Stepan do nhóm Duy Tân trẻ dịch, đăng trên talawas.
[3]Để mô tả hệ thống hậu toàn trị, nhiều nhà kinh tế, nhà chính trị học ưu tú của Đông Âu cũng đã làm. Xem, ví dụ: Hệ thống kinh tế XHCN của Janos Kornai, do Nguyễn Quang A dịch; hoặc Giai cấp mới của Milovan Djilas do Phạm Minh Ngọc dịch.
[4]Gustav Husák (1913-1991): gia nhập đảng Cộng sản năm 1933, tham gia lãnh đạo chống sự chiếm đóng của Đức trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, nắm giữ các chức vụ trong đảng và nhà nước. Năm 1951, trong chiến dịch thanh lọc của đảng, bị bắt và bỏ tù. Được thả năm 1960, được tái gia nhập đảng năm 1963, kêu gọi tự do hóa chính trị và tự trị cho Slovakia. Sau khi Antonín Novotný từ chức năm 1968, Husák trở thành Phó Thủ tướng, và là một kiến trúc sư của cải cách năm 1968. Sau khi Liên Xô đưa quân vào Tiệp, Husák trở nên ngày càng thân Sô-viết. Tháng Tư 1969, trở thành Bí thư đảng.Trong thời gian cai trị của Husák, Tiệp Khắc đã trở thành một nhà nước cảnh sát. Năm 1975 Husák hợp nhất chức vụ Bí thư đảng với Chủ tịch nước, và rồi từ chức Tổng Bí thư năm 1987 nhưng giữ vị trí Chủ tịch đến năm 1989, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Czechoslovakia. Thay vào vị trí của Husák chính là Václav Havel, ở cương vị Tổng thống, vào ngày 29.12.1989 (talawas.)
[5]Vladyslaw Gomulka (1905-1982): gia nhập đảng Cộng sản Ba Lan năm 1926, sống sót qua cuộc đại thanh lọc năm 1938 dưới bàn tay của Stalin. Từ năm 1943, góp phần phục hồi lại đảng này với danh xưng Đảng Công nhân Ba Lan, và trong những năm đầu sau chiến tranh đã trở thành nhân vật quan trọng hàng đầu của đảng (chính ông tự gọi mình là “người bá quyền lãnh đạo của Ba Lan”). Nhưng trong những năm 1951-1954, do đấu đá phe phái trong đảng, bị lên án là “cánh hữu”, “phản động”, và bị bỏ tù. Năm 1956, khi bắt đầu tiến trình “giải Stalin”, ông được phục hồi và được bầu lãnh đạo Đảng Công Nhân Thống nhất Ba Lan, dần dần chống lại sức ép của Liên Xô một cách mềm mỏng. Tuy nhiên, với tư cách thành viên của khối Hiệp ước Warsaw, ông đã đưa quân vào Tiệp Khắc năm 1968. Gomulka cũng chịu trách nhiệm cho việc ngược đãi sinh viên và giới trí thức, cùng một chế độ kiểm duyệt ngặt nghèo đối với truyền thông. Tháng 12 năm 1970, sau vụ xung đột đẫm máu với công nhân đóng tàu, Gomulka bị buộc phải từ chức, Edward Gierek nắm quyền lãnh đạo đảng. Dù sao, sau khi chết, một số đóng góp có tính xây dựng của Gomulka cũng đã được nhìn nhận (talawas).
[2]Tư tưởng của
[3]Để mô tả hệ thống hậu toàn trị, nhiều nhà kinh tế, nhà chính trị học ưu tú của Đông Âu cũng đã làm. Xem, ví dụ: Hệ thống kinh tế XHCN của Janos Kornai, do Nguyễn Quang A dịch; hoặc Giai cấp mới của Milovan Djilas do Phạm Minh Ngọc dịch.
[4]Gustav Husák (1913-1991): gia nhập đảng Cộng sản năm 1933, tham gia lãnh đạo chống sự chiếm đóng của Đức trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, nắm giữ các chức vụ trong đảng và nhà nước. Năm 1951, trong chiến dịch thanh lọc của đảng, bị bắt và bỏ tù. Được thả năm 1960, được tái gia nhập đảng năm 1963, kêu gọi tự do hóa chính trị và tự trị cho Slovakia. Sau khi Antonín Novotný từ chức năm 1968, Husák trở thành Phó Thủ tướng, và là một kiến trúc sư của cải cách năm 1968. Sau khi Liên Xô đưa quân vào Tiệp, Husák trở nên ngày càng thân Sô-viết. Tháng Tư 1969, trở thành Bí thư đảng.Trong thời gian cai trị của Husák, Tiệp Khắc đã trở thành một nhà nước cảnh sát. Năm 1975 Husák hợp nhất chức vụ Bí thư đảng với Chủ tịch nước, và rồi từ chức Tổng Bí thư năm 1987 nhưng giữ vị trí Chủ tịch đến năm 1989, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Czechoslovakia. Thay vào vị trí của Husák chính là Václav Havel, ở cương vị Tổng thống, vào ngày 29.12.1989 (talawas.)
[5]Vladyslaw Gomulka (1905-1982): gia nhập đảng Cộng sản Ba Lan năm 1926, sống sót qua cuộc đại thanh lọc năm 1938 dưới bàn tay của Stalin. Từ năm 1943, góp phần phục hồi lại đảng này với danh xưng Đảng Công nhân Ba Lan, và trong những năm đầu sau chiến tranh đã trở thành nhân vật quan trọng hàng đầu của đảng (chính ông tự gọi mình là “người bá quyền lãnh đạo của Ba Lan”). Nhưng trong những năm 1951-1954, do đấu đá phe phái trong đảng, bị lên án là “cánh hữu”, “phản động”, và bị bỏ tù. Năm 1956, khi bắt đầu tiến trình “giải Stalin”, ông được phục hồi và được bầu lãnh đạo Đảng Công Nhân Thống nhất Ba Lan, dần dần chống lại sức ép của Liên Xô một cách mềm mỏng. Tuy nhiên, với tư cách thành viên của khối Hiệp ước Warsaw, ông đã đưa quân vào Tiệp Khắc năm 1968. Gomulka cũng chịu trách nhiệm cho việc ngược đãi sinh viên và giới trí thức, cùng một chế độ kiểm duyệt ngặt nghèo đối với truyền thông. Tháng 12 năm 1970, sau vụ xung đột đẫm máu với công nhân đóng tàu, Gomulka bị buộc phải từ chức, Edward Gierek nắm quyền lãnh đạo đảng. Dù sao, sau khi chết, một số đóng góp có tính xây dựng của Gomulka cũng đã được nhìn nhận (talawas).
(còn tiếp)
-----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét