BVB - Tôi ở tận miền Tây Nam bộ xa xôi, không dễ mà biết tận Thủ đô Hà Nội mấy ngày nay Trung ương tổ chức Hội nghị 7 như thế nào? Ai được mời dự? Báo chí được quyền biết và thông tin đến đâu? Hội nghị giải quyết được vấn đề gì lớn có lợi cho quốc kế dân sinh?
Cũng vì cái bệnh ham hiểu biết nhiều khi đến mức “rách chuyện”, không chịu yên, cứ tò mò xem Hội nghị quan trọng như thế vào thời điểm nhiều gay cấn, phức tạp, nhay cảm này có gì mới? Ngoài các kênh, sóng truyền hình, phát thanh, các báo “lề phải”, tôi cũng mở mạng tham khảo thêm thông tin.
Không biết cái “ông blog” Cầu Nhật Tân (Giải phóng mặt bằng - Quyền & lợi ích của dân bị xâm hại) gốc gác ở đâu, mặt mũi thế nào, ai là chủ trang, nhưng nhiều vụ việc, sự kiện lớn (như Hội nghị Trung ương) cái hãng blog CNT này thường sớm đưa ra những thông tin mới, có khi cũng giật gân. Có những chuyện nằm trong cái bọc kín ‘thâm cung bí sử’, nhưng CNT vẫn biết như người trong cuộc. Đúng hay sai, chuẩn hay cần chỉnh, chính xác hay chỉ là ‘tin vịt’ khó ai kiểm chứng, nhưng tin trên CNT thường rất nhanh và sau này mới thấy “quả đúng như vậy”, tất nhiên không được 100%, nhưng sự thật vẫn chiếm ‘một bộ phận không nhỏ”.
Thì tham khảo, cũng theo nhịp blog mà nêu lên cho Làng Mạng cùng tham khảo. Ghi nhận, phân tích, luận bàn thế nào là quyền của mỗi người, nhưng đã là thông tin mới lạ, xoáy trúng vào cái ổ tò vò đang quan tâm thì cứ tiếp nhận thông tin cái đã!
Sáng nay, mới bảnh mắt, mở cửa vào nhà ông CNT đã thấy ngay tin mới xảy ra nửa đếm qua: “Gay cấn bổ sung vào Bộ Chính trị…”:
Theo CNT: “Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng đã giới thiệu tổng cộng 18 vị để tranh cử vào 3 vị trí bổ sung cho Bộ chính trị và 2 vị trí bổ sung cho Ban Bí thư. Có 6 vị xin tự rút lui, còn lại 12 vị. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã tiến hành các vòng bầu chọn. Kết quả như sau:
Vòng đầu tiên: Duy nhất ông Nguyễn Thiện Nhân đã được sự ủng hộ rất cao với gần 90% phiếu bầu, trở thành người đầu tiên vào Bộ Chính trị. Xin chúc mừng ông Nhân, một người lãnh đạo có thực tài và tâm huyết với đất nước.
Tiếp đến, ngang chiều 5/5 lại có bài: “Lần đầu tiên tại các nước Cộng sản: Ủy viên Bộ chính trị được đào tạo tại Mỹ”, đọc bài mới thấy lạ, một nhân vật từ khi làm Bộ trưởng cho đến Phó Thủ tướng, đề ra cái gì cũng như đánh trống bỏ dùi”, nhiều khi “giả điếc và hay quên”, lại trúng số phiếu cao nhất. Hóa ra, cái “bộ phận không nhỏ” có chức có quyền trong BCHTW chỉ cần người như vậy để họ được yên thân, an toàn, ít nhất là đạt được mục đích “tư duy nhiệm kỳ”. Đã là "bộ phận không nhỏ" là lớn, là chiếm số đông, ít nhất cũng 'quá bán'. Tất nhiên, "bộ phận không nhỏ' bầu cho người nào ít nguy cơ làm mất quyền lực và quyền lợi của họ thì thấy yên lòng hơn; không ai dại gì lại bỏ phiếu cho nhân vật chưa gì đã rình 'đánh' mình! Ông Bá Thanh vừa ra nhận sở nhiệm ở Ban NCTW đã hô "hốt liền" bị mất nhiều phiếu cũng phải thôi. Bài trên CNT như sau:
CNT - Nguyễn Thiện Nhân sau khi được Hội nghị Trung ương 7 khóa 11 bầu bổ sung vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản VN đã trở thành vị lãnh đạo Cộng sản đầu tiên có chân trong Bộ chính trị được đào tạo tại Mỹ trong chương trình học bổng Fulbright. Chuyện này chưa từng xảy ra tại các nước Cộng sản.
Kể từ Liên Xô, CH Dân chủ Đức tới anh cộng sản cấp tiến như Hungary, Ba Lan rồi qua các nước Cộng sản phong kiến biến dạng như Triều Tiên, Trung Quốc*, chưa có vị nào Ủy viên Bộ Chính trị được đào tạo tại phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Trong hồ sơ của tổ chức – an ninh, chương trình Fulbright đồng nghĩa với “diễn biến hòa bình” – (Chỉ thị 34-CT/TW 2009 của Đảng về chống diễn biến hòa bình).
Do vậy, từ lâu việc cất nhắc anh Nhân gặp không ít trở ngại. Anh Nhân lẽ ra đã vào Bộ Chính trị và thay anh Phạm Gia Khiêm từ sớm song do cái mác Fulbright nên người ta đã dè dặt.
Hồi mới từ Sài Gòn ra Bộ Giáo dục thay anh Nguyễn Minh Hiển, anh Nhân khiến cả bộ máy quan liêu cồng kềnh, trì trệ của 49 Đại Cồ Việt lao đao. Anh tung ra “ba không”. Anh nhấc bổng thày Đỗ Việt Khoa lên trời xanh. Anh có mặt tại Bộ lúc 7h30 sáng (may ra mới có chị lao công bắt đầu làm việc), 12h kém 5 phút trưa (giờ mà chỉ tìm thấy quan chức ở nhà hàng và quán bia), anh cho thư ký gọi điện tới các Vụ trưởng, Vụ phó đốc thúc công việc. Mới 1h chiều, đích thân anh sục vào từng Cục, Vụ kiểm tra.
Sau 1 tháng anh Nhân ra Bộ, các bác Cục, Vụ trưởng, Vụ phó khỏi phải đi đánh bóng mà vẫn sụt ký đều đều. Có điều huyết áp thì vùn vụt tăng vì không được vùi mình vào những giấc ngủ trưa ngon lành sau khi đã được “đối tác” chăm sóc bằng những bữa chén đẫy với phong bì nặng túi.
Anh Nhân đi công tác không mang theo thư ký. Tiếp các đại sứ, các chuyên gia dự án, anh không dùng phiên dịch. Họp hành, anh chú ý lắng nghe, cho ý kiến chỉ đạo rất mạch lạc, làm việc thì chi tiết chứ không đại khái qua loa như bác Hiển tiền nhiệm.
Có điều, càng làm ở Hà Nội lâu, càng lên cao anh càng mắc chứng quên.
Đầu tiên là nhân vật dấu ấn mà chính anh dựng lên – thày Khoa. Sự nghiệp “ba không” của anh Nhân càng được tung hê thì thày Khoa càng bị đánh cho bầm dập, tơi tả và càng bị rơi vào quên lãng (lưu ý là vài ngày trước khi anh Nhân vào Bộ Chính trị thì cũng là ngày thày Khoa bị an ninh túm vào đồn Công an ở Thường Tín, Hà Nội). Hiệu quả “ba không” của anh Nhân đến nay thế nào thì cả nước đã rõ. Giáo dục nay thối hơn c…t, nhiều nhà giáo phải than như vậy.
Anh Nhân chọn cách giả điếc.
Lên Phó Thủ tướng phụ trách cả mảng y tế, biết bao chỉ đạo của anh về thuốc, về điều trị về y đức đều rơi vào “ba không”. Anh càng chỉ đạo, y tế càng bê bết. Anh cũng lại chọn cách hứa hão giống anh Triệu hoặc chọn cách quên cho nhẹ đầu, để cho con đường phía trước được hanh thông.
Một người từng làm việc sát cánh với anh Nhân, nghe tin anh vào Bộ Chính trị, than rằng: anh Nhân trí tuệ thật, nhưng giá như khắc phục được chứng “điếc” và “quên” thì dân được nhờ lắm lắm.
CNT
------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét