* BÙI QUANG MINH
Thời nào, chế độ nào cũng thế các nhà chính trị thời xưa là những nhà cầm quyền nhờ làm cách mạng, tận dụng những tình thế hiểm nghèo, đề cao lợi ích của dân tộc của người dân, chỉ ra kẻ thù chính của nhân dân. Các nhà chính trị thời sau thì cầm quyền bằng quyền thừa kế, bằng thành tựu của các nhà chính trị thời xa xưa, đặc biệt là giá trị chính trị của các lãnh tụ. Càng ít thành tựu lại càng tận dụng nhiều hơn lịch sử và hình ảnh cá nhân của các lãnh tụ, và càng làm hình ảnh lãnh tụ khác xa sự thật…
Quay lại chuyện Việt “NẾU CÒN ĐẶT LỢI ÍCH QUỐC GIA LÊN HÀNG ĐẦU, ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN VÌ ĐỘC LẬP – TỰ DO – DÂN CHỦ CHO TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM THÌ CÒN CÓ GIÁ TRỊ, CÒN KHÔNG THÌ HẾT GIÁ TRỊ, PHẢI BỊ THAY THẾ!”
Nhắc lại vài sự kiện lịch sử để thấy Hồ Chí Minh đã làm mọi cách để có được lòng tin của nhân dân, và ngày nay quyết liệt và triệt để thì may ra mới có lại được lòng tin ấy:
Ngay sau Cách mạng tháng Tám, tháng 11-1945, Hồ Chí Minh quyết định cho Đảng Cộng sản Đông Dương tự giải tán, đóng cửa báo Cờ Giải phóng.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ngày 11- 11-1945, và ra nghị quyết tự động giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương. Thông cáo Đảng Cộng sản Đông Dương về việc giải tán nêu rõ:
“1- Cǎn cứ vào điều kiện lịch sử, tình hình thế giới và hoàn cảnh trong nước, nhận rằng lúc này chính là cơ hội nghìn nǎm có một cho nước Việt Nam giành quyền hoàn toàn độc lập;
2- Xét rằng: muốn hoàn thành nhiệm vụ dân tộc giải phóng vĩ đại ấy, sự đoàn kết nhất trí của toàn dân không phân biệt giai cấp, đảng phái là một điều kiện cốt yếu;
3- Để tỏ rằng: những đảng viên cộng sản là những chiến sĩ tiền phong của dân tộc, bao giờ cũng hy sinh tận tụy vì sự nghiệp giải phóng của toàn dân, sẵn sàng đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi của giai cấp, hy sinh quyền lợi riêng của đảng phái cho quyền lợi chung của dân tộc;
4- Để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng của nước nhà.”
Đảng Cộng sản Đông Dương không còn hiện diện mà chỉ có một bộ phận những người muốn nghiên cứu tư tưởng Mác hoạt động dưới danh nghĩa “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương”. Hồ Chí Minh kêu gọi các đảng viên nếu tự xét thấy mình không phù hợp thì nên tự rút lui khỏi hàng ngũ lãnh đạo chính quyền.
Tháng 1/1946, sau khi Tổng tuyển cử được tổ chức, Hồ Chí Minh được Quốc hội cử thành lập chính phủ là đảm nhiệm công tác thủ tướng chính phủ cũng như Chủ tịch nước, trong hoàn cảnh chưa được quốc gia nào công nhận và ủng hộ vật chất. Trả lời các nhà báo nước ngoài ngày 21/1/1946, Hồ Chí Minh nói: “Trong một nước dân chủ thì mọi người đều có tự do tư tưởng, tự do tổ chức. Nhưng vì hoàn cảnh và trách nhiệm, tôi phải đứng ra ngoài mọi đảng phái. Nay tôi chỉ có một tin tưởng vào dân tộc độc lập. Nếu cần có đảng phái thì sẽ là ĐẢNG DÂN TỘC VIỆT NAM . Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam , trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài”.
Điều này được Hồ Chí Minh khẳng định lại trong lời tuyên bố tại phiên họp ngày 31-10-1946 của kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, sau khi được Quốc hội nhất trí giao trách nhiệm thành lập Chính phủ mới: “Tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới: TÔI CHỈ CÓ MỘT ĐẢNG, ĐẢNG VIỆT NAM”. Nhờ vậy, nhiều nhân sĩ, trí thức thuộc các Đảng phái khác nhau hoặc không đảng phái đã tham gia Chính phủ và Quốc hội đầu tiên.
Hồ Chí Minh ký với đại diện chính phủ Pháp Jean Sainteny ở Hà Nội bản Hiệp định sơ bộ 6-3-1946. Trong chuyến đi Pháp Hồ Chí Minh đã với chính phủ Pháp tại Paris bản Tạm ước 14-9-1946. Đây là văn kiện để tranh thủ thời gian và đảm bảo được Pháp công nhận “Việt Nam là một nước tự do, là một phần trong Liên bang Đông Dương thuộc liên hiệp Pháp”.
Hồ Chí Minh bị nhiều người dân và các Đảng phái đối lập nghi rằng các văn bản đã ký là bán nước. Để tranh thủ niềm tin của nhân dân, trước khi đi, tháng 5/1946, Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho đồng bào Nam Bộ nêu rõ: “Tôi xin đồng bào cứ bình tĩnh. Tôi xin hứa với đồng bào rằng, Hồ Chí Minh không phải là người bán nước”.
Tháng 2/1951 tại Tuyên Quang, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2, Hồ Chí Minh ông quyết định đưa Đảng ra hoạt động trở lại với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam. Ông tuyên bố:
“Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam .”
Trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II tháng 7- 1960, Hồ Chí Minh phát biểu: “Tất cả đại biểu Quốc hội hứa với đồng bào là được cử vào Quốc hội để làm đại biểu Quốc hội, không phải là để làm quan, không phải là để ngồi trên ăn trốc, mà làm người đày tớ tuyệt đối trung thành của đồng bào.”…
Thế rồi sao, bây giờ làm đúng thế chăng???
-----------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét