* BÙI VĂN BÒNG
Đem phơi ra giữa sân đình
Sự ‘vô’- tai hại rối tinh trên đời
Vô duyên là cái thẳng tôi
Sinh ra nhầm buổi gặp thời rối ren
Chiến tranh, đói khổ, đua chen
Tình đời đổi trắng thay đen vô chừng
Vô tình, vô nghĩa, bất trung
Sống vô trách nhiệm dửng dưng kệ người
Trên cao diễn thuyết vô hồi
Nhai đi nhai lại những lời vô tri
Trái tim vô cảm đen sì
Ai sao mặc kệ ta thì sướng rân
Ta là ‘vô sản, vì dân’
Quyền cao, chức trọng phải cần vô vi (*)
Ăn no rồi lại ngủ khì
Chuyện đời mặc kệ ta thì biết ta
Thằng cha vô cảm sinh ra
Miễn là vô sự đến ta được rồi
Vô luân tai tiếng để đời
Vô lương phó mặc rối bời đảo điên
Vô lương phó mặc rối bời đảo điên
Vô tư vì chỉ sợ phiền
Vô mưu để kẻ lắm tiền kéo vây
Thói vô trách nhiệm thấy đầy
Sinh sôi vô số một bầy quan tham
Vô mưu để kẻ lắm tiền kéo vây
Thói vô trách nhiệm thấy đầy
Sinh sôi vô số một bầy quan tham
Ôm vô lý luận cũ nhàm
Vô vàn câu nói lan man rề rà…
Những câu vô lối phun ra
Vô tri, vô lý ắt là vô minh!
Người đây mà ngỡ vô hình
Thờ ơ giữ lại cho mình…hư vô…..
Ta thành tỉ phú cũng nhờ vô lương
Thứ dân kiện cáo chuyện thường
Coi như vô sự là đường ta đi
Bảo ta vô trách nhiệm gì?
Bảo ta vô nghĩa, bất nghì, ... chẳng sao!
Miễn là cái ghế vẫn cao
Túi đầy ăm ắp kẻ nào dám so
Ta cần vô túi, vô kho
Túi thì rất lớn, vô lo sao đầy
Cái lò luyện chỉ luyện cây
Kinh doanh vàng miếng ta đây độc quyền
Tiền-vàng là thứ vô biên
Càng nhiều càng ít ở hiền ích chi?
Làm người tốt chẳng được gì
Làm quan tham nhũng ta thì vô tư
Đến khi pháp luật dọa tù
Ta tung tiền tỉ gật gù…vô can!
Sự ‘vô’ tràn khắp thế gian
Phê đi phê lại, hạ màn...vô phương!
BVB
---------
(*) - Vô vi là tư tưởng của triết gia Lão Tử. Ông nói: "Vi vô vi nhi vô bất vi". Tạm dịch là: Không làm gì mà không gì là không làm. Hiểu một cách nôm na là, nếu bạn không làm gì cả tức là bạn đã làm tất cả. Thiên nhiên trời đất vốn đã vận hành thành chu kỳ tự nhiên, nếu chúng ta tác động vào một yếu tố nào đó thì cũng là làm đảo lộn chu trình trên. Nếu chúng ta không làm gì cả thì tức là đảm bảo được chu trình trên vẫn hoạt động bình thường. Thuyết này đặc biệt hiệu quả trong trường hợp chúng ta chưa biết phải làm thế nào khi đứng trước một sự việc, theo Lão Tử thì tốt nhất là không nên làm gì cả. Ví dụ như khi chứng kiến cảnh con hổ vồ con hươu để ăn thịt, nếu chúng ta bắn chết con hổ để cứu con hươu thì chúng ta đã có thể giết hại cả đàn hổ con đang ở nhà chờ miếng ăn của hổ mẹ. Nếu chúng ta giúp con hổ bắt con hươu dễ dàng hơn thì lại có lỗi với con hươu. Nếu chúng ta cứ để cho sự việc xảy ra tự nhiên thì là phải đạo nhất. Lý thuyết này thực sự hiệu quả khi giải thích lý do tại sao phải bảo tồn thiên nhiên, không phải động chạm gì mà chỉ bảo tồn thế là đủ.
------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét