Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội đơn vị Đồng Nai hôm 27/5 kêu gọi tạm hoãn việc sửa đổi Hiến pháp cho đến khi phục hồi những quyền cơ bản của công dân như quyền trưng cầu dân ý, quyền tự do hội họp và biểu tình, quyền lập hội.
>> Người mà như thế, sửa Hiến pháp có ích gì?
/ Cả hệ thống với "bộ phận lớn" có chức có quyền nằm trong hệ Võ Là Hận, Vũ Như Cẩn, Nguyễn Y Vân...làm việc phần nhiều là tùy tiện, tùy hứng, bất chấp, không cần đến hiến pháp, pháp luật, mọi sự thể hiện cá nhân chủ nghĩa, độc đoán chuyên quyền, kéo bè, phe nhóm để vơ lợi, dân chủ bị coi thường...Sửa Hiến pháp lúc này phỏng có ích gì? (BVB)/
/ Cả hệ thống với "bộ phận lớn" có chức có quyền nằm trong hệ Võ Là Hận, Vũ Như Cẩn, Nguyễn Y Vân...làm việc phần nhiều là tùy tiện, tùy hứng, bất chấp, không cần đến hiến pháp, pháp luật, mọi sự thể hiện cá nhân chủ nghĩa, độc đoán chuyên quyền, kéo bè, phe nhóm để vơ lợi, dân chủ bị coi thường...Sửa Hiến pháp lúc này phỏng có ích gì? (BVB)/
Nếu như Hiến pháp của một quốc gia là đạo luật mẹ của hệ thống pháp luật, thì những cải cách mà đại biểu TS Trần Du Lịch đề xuất bị loại bỏ hoàn toàn trong dự thảo Hiến pháp, có thể có liên quan tới những chính sách hiện hành. Trong dịp trả lời chúng tôi về vấn đề Việt Nam quá chậm trong cải cách ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh nhận định:
“Điều rất quan trọng là việc cải cách thể chế và sửa đổi lại các chính sách mà hiện nay hướng đến tìm kiếm lợi nhuận bằng cách thu hồi đất của nông dân, bằng khai khoáng bằng đốn rừng …v..v…tất cả những chính sách đó hiện nay chưa có sự thay đổi cần thiết.”
Ý kiến của Đại biểu Dương Trung Quốc được cho là chuyện hiếm thấy tại Quốc hội Việt Nam, mặc dù trong giới trí thức, tư duy đổi mới dân chủ không còn là điều xa lạ. Các chuyên gia nghiên cứu chính trị cho rằng: trong chế độ một đảng cai trị toàn dân, Đảng Cộng sản đứng trên cả Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, thì cải cách dân chủ dù chỉ trong chừng mực cũng vẫn là quá xa xỉ.
-------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét