Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

'BÊ TÔNG HOÁ' TƯ DUY !


* BÙI VĂN BỒNG
           BVB - Theo hay không theo một tư tưởng, một chủ thuyết – hay chủ nghĩa, một tôn giáo nào đó là quyền tự do của mỗi người. Ai cấm cản, ngăn trở, áp đặt, dè bỉu, miệt thị đều coi như vi phạm nhân quyền. Ngoại trừ những tín đồ đã tin và đi theo một tôn giáo nào đó, tôn thờ Chúa, Phật, Thánh, Thần, các đáng thực đời, tự nhiên, hay siêu nhiên, còn lại là sự hướng tư duy, hành động của mình đi theo những luồng tư tưởng, những chủ thuyết hay chủ nghĩa. Trong xã hội lại rất cần phê phán, phản biện những cá nhân, nhất là các nhà cầm quyền mà có những nhãn quan, chủ thuyết xa rời thực tế, bất lợi cho sự phát triển và hoàn thiện các chính thể.
Tư tưởng, chủ thuyết, chủ nghĩa đều do con người đúc kết, suy nghiệm và cả kêu gọi, tập hợp, phổ truyền, giáo huấn. Có những ‘ý thức hệ’, những chủ thuyết, chủ nghĩa phù hợp và cấp tiến lúc này, nhưng theo thời gian (chính nó) lại trở nên lạc hậu. Có những chủ thuyết đường hướng phù hợp với dân tộc này, nhưng lại không phù hợp với dân tộc khác; có lợi cho giai tầng này, nhưng lại tổn hại cho giai tầng khác; người này cho là đúng, nhưng người kia cho là sai. Thế tại sao con người lại không dám cải biến, xác định gia strị thực tiễn cho rõ. Lý thuyết (triết học) của đảng cộng sản có câu: “Thực tiễn là sợ chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ học thuyết của Maxk”. Tại sao cứ kho cứng ôm ghì, nắm chặt những thứ cũ kỹ mà người ta đã ném vào sọt rác từ lâu rồi. Tại sao trong đảng ta hiện nay vẫn còn khá phổ biến thực trạng lý thuyêt suông, xa rời thực tiễn?
Riêng về Chủ nhĩa Mác –Lê –nin, về những lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản; những  luận điểm, lý thuyết và phương pháp ‘chuyên chính vô sản’ có phù hợp với giai đoạn, hoàn cảnh, thực trạng xã hội thời kỳ nào đó, với thực tiễn cụ thể ở một (hoặc vài) dân tộc, thể chế nào đó. Nay, đã có một xã hội dân chủ, giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo, mang danh "do dân, của dân, vì dân', chuyên chính vô sản kiểu cũ - chính quyền trên nòng súng, nặng về 'hình sự hóa' các vụ việc, xét hỏi, bắt bớ, giam cầm, xử tù...có còn phù hợp không? Điều động lực lượng lớn công an, bộ đội đi cưỡng chế thu hồi đát, là phương pháp cách mạng và kế sách dân vận kiểu gì? Nguyên lý cơ bản chỉ ra rằng: Chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với nhân dân; thế mà nay đem áp dụng chuyên chính với nhân dân, vậy đi theo quan điểm tư tưởng nào? Sẽ rơi vào chủ quan, phiến diện, giáo điều nếu như nói (chủ nghĩa đó) là trường tồn, là giá trị vĩnh hằng, là ‘kim chỉ nam’ cho mọi thời đại, hết đời này sang đời khác phải ghi nhận, ngợi ca và đi theo. Quy luật phát triển và vận hành xã hội không bao giờ có chuyện đó.
Thực tiễn là cái nền cơ sở quan trọng tạo ra cảm quan, nhận thức, khẳng định ý thức con người. Mọi sự suy cảm, biện minh, lý giải và tuân  thù mà không dựa vào cơ sở thực tiễn (đương đại, thực tại) đều coi là giáo điều, rập khuôn, công thức, máy móc. Có những thực tế đã diên ra sờ sờ ngay trước mắt và chug quanh, nhưng nhiều người vẫn bảo thủ đến mức ‘đường ta ta ứ đi’ thì quả là sai lầm lớn từ nhận thức, tư duy đến hành động. Đó là sự tai hại ngay chính tự trong đầu mình lan tỏa ra, thường là chuôc lấy thất bại.  Đến khi tỉnh ngộ hoặc chuốc hậu họa lớn mới nhận ra thì đã quá muộn.
Trong cán bộ, đảng viên của ta hiện nay vẫn tồn tại khá phổ biến quan điểm, tư tưởng, cách nhìn, cho đến cách sống, lối sông theo kiểu đó.
Sự phổ truyền, thấm sâu, lan tỏa và định hình (đến mức mặc định) phương pháp luận kiểu đó, người ta gọi chung là ‘bê tông hóa tư duy’.
Hôm mới đây, tôi được mời dự một hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ của đảng bộ một khu phố. Ông Bí thứ Đảng ủy Khu phố đọc bản sơ kết, nêu thành tích, đánh giá những mặt mạnh, yếu trong lãnh đạo nửa nhiệm kỳ qua. Nguyên văn bản sơ kết có đoạn: “Trên địa bàn khu phố và phường mấy năm qua găp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế-xã hội, do giá cả thị trường tăng vọt, đồng tiền mất giá…Ngoài những nguyên nhân chủ quan, khách quan, sự lãnh đạo của đảng bộ cơ sở còn những yếu kém, còn do nguyên nhân sau xa hơn là tình hình chug của cả nước; như nghị quyết Trung ương đã đánh giá: Kinh tế – xã hội nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; lạm phát vẫn ở mức cao, khiếu kiện đông người, đình công xảy ra ở nhiều nơi; số vụ tội phạm, tệ nạn xã hội gia tăng, gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân. Nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém của nội tại nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả, tích tụ kéo dài từ lâu, chậm được khắc phục và do những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành, đặc biệt là trong quản lý, điều hành của Nhà nước còn những yếu kém”…
Ông Bí thư Đảng ủy vừa đọc lên câu đó, lập tức có mấy ý liến đua nhau, tranh nhau cắt ngang: “Chỗ này không được, không được viết thế”.
Bí thư Đảng ủy :
- Vâng, thì các đồng chí để tôi đọc xong rồi góp ý.
Một ông đỏ mặt tía tai nói to:
-         Không được, chỗ đó quá bị dội, bị sai quan điểm, phải sửa ngay.
Bí thư Đảng ủy:
-         Đây là tiôi trích dẫn theo Nghị quyết Đại hội XI, nghị quyêt shội nghị Trung ương 3, 4, 5 đều đánh giá như vậy, sao lại sai quan điểm? Mà đó là thực tế chứ!
Một bà, giọng the thé:
- Phạm thượng, trên các ổng nói được, ta ở cơ sở, đưa vào báo cáo sơ kết như thế là phạm thượng…
Bí thư Đảng ủy:
- Thưa các đồng chí, chúng ta là những đảng viên, tuy hưu trí nhưng cũng nhiẹt tình tham gia phong trào với địa phương, cơ sở. Như chúng ta mà không dám nhìn thẳng vào thực tế , không dám nói thẳng nói thật, thì còn mong gì chuyển biến với lại đổi mới?
Một vị khác, giọng dứt khoát:
- Nghị quyết nào, ông đưa ra!
Bí thư Đảng ủy:
- Thế đồng chí cũng chưa đọc nghị quyết à? Có tổ chức học tập quán triệt mấy đợt rồi kia mà!
Ông kia:
- Tôi muốn anh chứng minh rõ.
Bí thư Đảng ủy, lật tìm tại liệu có đem theo, đọc:
- Đây, nghị quyết và ngay cả phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng nếu rõ: “Vai trò của nhiều chi bộ, tổ chức cơ sở đảng còn mờ nhạt; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, kể cả cấp Trung ương, chưa nêu gương về đạo đức, lối sống, giảm sút sức chiến đấu và thiếu kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập”…
Bà kia, đứng phắt dậy, tóc bạc phơ, vừa nói vừa thở, tỏ ra bức xúc:
- Thế là phạm thượng, bản sơ kết này phải viết lại, bỏ những đoạn ‘dưới dám nói dám phê cấp  trên’ đi. Dù sao chúng ta cũng là cơ sở, không được ‘phạm thượng’!…
Ra về, tôi cứ day dứt hoài: Thảo nào, bản kiểm điểm đảng viên hàng năm của hơn 3 triệu đảng viên đều có câu giống nhau: “Tuyệt đối trung thành với quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của đảng…Bản thân góp phần xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh!...”.  Kể cả những đảng viên suy thoái, biến chất nặng, thuộc diện 'nhìn ở đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có' mà trong kiểm điểm đảng viên hàng năm vẫn sáng chói những câu chữ: "Tuyệt đối trung thành", vẫn "vai trò gương mẫu"...Cái chữ ‘tuyệt đối’ sao mà có sức nặng đến vậy? Nguy! Trì trệ, bảo thủ, giáo điều, công thức, cứng nhắc như vậy thì nguy! Hô hào đổi mới tư duy, đổi mới phương  pháp, phong cách, tác phong công tác mà thực tế tại cơ sở còn tự trói chân mình như vậy, sẽ còn bế tắc nhiều lắm. Ôi, ‘bê tông hóa tư duy’ còn kìm hãm, kéo lui xã hội đến bao giờ?
Thế mới có những câu thơ
        Đảng viên gương mẫu đầu tàu
Có ông thủ cựu trong đầu mọc rêu
        Lương hưu vẫn nhận đều đều
Mấy câu đường lối lều bều giữ nguyên
        Nói vanh vách chẳng hề quên
Dân ta nghe vậy phát điên cả đầu.
BVB
----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét