Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

“TÔI VÀ CHÚNG TA” TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ


* BÙI VĂN BỒNG
Hội nghị Trung ương 7 còn 3 hôm nữa bế mạc. Chưa bế mạc thì cũng chưa vội bàn luận, bình nghị điều gì cho đủ và chuẩn. Nhưng, với thông tin ngoài luồng (đúng –sai đến đâu chưa rõ) với kết quả và sự ‘trầy trật’ bầu bổ sung nhân sự vào BCT, Ban BT không được như ý định, mới thấy hậu họa của một cơ chế lãnh đạo, điều hành.
Tính gần nhất, từ đại hội 9 đến nay quả là đã để cho tiêu cực, tham nhũng thành ‘đám cháy đã quá lớn’, bệnh ‘ung thư nội tạng’ trog cơ thể đảng cầm quyền đã trầm kha, biến chứng, di căn nguy hiểm. Ai để xảy ra thực trạng này, đến mức từ đầu năm 2012 đến nay nỗ lực lớn, quyết liệt khá mạnh, nhưng chẳng thấm tháp gì. Tất nhiên, thành nếp quá quen rồi, hội nghị hay đại hội nào dù diễn tiến ra sao, cuối cùng vẫn không thiếu 4 chữ vàng: Thành công tốt đẹp. Biết bao hội nghị từ đại hội 9 đến nay đều không thiếu vằng đánh giá, kết luận sáng rực ấy.  Bây giờ, càng ngày người ta càng thấy rõ là suốt hai nhiệm kỳ khóa 9, khóa 10, nguyên TBT Nông Đức Mạnh đã buông lỏng (có khi hoàn toàn) vai trò lãnh đạo của đảng. “Một bộ phận lớn” (nghị quyết nêu là ‘không nhỏ’) có chức có quyền suy thoái, biến chất, tham nhũng nặng nề, đến mức “nhìn ở đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có”, là do sự thả phóng cho tiêu cực, tham nhũng trong đảng tràn lan. Lực lượng tiêu cực, suy thoái, tham nhũng đông và nhiều đến mức thành phe cánh lớn, rồi bầu bán cho nhau để “bộ phận lớn” ấy mỗi ngày phình to ra. Bây giờ, không còn nhóm lợi ích, mà đã thành nhiều tập đoàn lợi ích, thành cả hệ thống lợi ích. “Không chỉ một con sâu mà cả bầy sâu”. Lại thêm một lần nữa thấy vai trò lãnh đạo của đảng yếu đi rõ nét. Mọi việc hầu như giao hết quyền hành và ‘khoán trắng’ cho chính phủ. Đảng như đứng ngoài lề…Dưới ban tay lãnh đạo mềm mại, mượt mà, điệu hạnh của TBT họ Nông, dù bị "gánh nặng khoán trắng", nhưng Chính phủ vẫn to quyền nhất, 'sướng' nhất, bởi: Đảng lo trung kiên / Nhà nước không thực quyền / Quốc hội họp luân phiên / Chính phủ chi tiền thả sức / Nhân dân chịu oan ức, đói nghèo...
Nhìn lại những năm đầu nước Việt Namdân chủ cộng hòa mới ra đời, uy tín của đảng, nhà nước lúc ấy lớn lắm. Lòng dân cả nước quy tụ một mối. Tổ chức bộ máy nhà nước và vai trò lãnh tụ thời ấy thấy sáng rỡ. Nay thì ngày càng teo nhỏ dần như ‘củ lỗ ăn xuôi’. Trong Hiến pháp 1946, Điều 44: Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Namdân chủ cộng hòa, Phó chủ tịch và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng. Và Điều 47: Chủ tịch nước Việt Namchọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết …Nhìn vào đây thấy rõ ngay sự khác biệt rất lớn của mô hình nhà nước thời 1946 và thời nay (thực chất là nửa thế kỷ nay).
>  Cải cách ở Myanmar – nhìn từ VN 
Muốn sửa Hiến pháp thế nào thì cũng phải bám sát cái nền, cái gốc đã ‘chuẩn không cần chỉnh’, những nội dung rất căn bản và được lòng dân từ năm 1946. Khi đó, tương quan quyền lực giữa Chủ tịch/Tổng thống-Thủ tướng giống nhiều nước Tây Âu đang tồn tại và phát triển hàng thế kỷ; còn ngày nay, nó lại giống với … Liên Xô – một thể chế đã sụp đổ mà hậu quả một phần quan trọng cũng do mô hình tổ chức nhà nước bất hợp lý mà ra.
Chúng ta đã vướng phải sự quá chậm trễ, trơn lỳ trong cải cách thể chế chính trị, trong bộ máy nhà nước, do cái chế độ đã mặc định sẵn hết rồi. Suốt hơn nửa thế kỷ cứ theo nếp mòn, lối cũ mà làm: Cuộc thử nghiệm qua mấy thế hệ và với bài học nhãn tiền của cả một Đông Âu chuyển đổi rồi mà còn tiếp tục bê bết vẫn chưa đủ hay sao? “Đổi mới” mà không đổi thứ quan trọng nhất thì chắc chắc sẽ còn phải vật vã dài dài!.
Rõ ràng, cả mấy thập kỷ bày ra sửa hiên spháp đến nay chúng ta thấy đất nước bị rơi vào hiện trạng, trầy trật, vật vã. Ngay cái chức danh cũng không đủ từ để ròi trugf lắp chẳng rõ trên-dưới là gì. Có Chủ tịch nước, lại biết bao chủ tịch khác nữa, rồi đến cả Chủ tịch Hội đồng quản trị…Đã có  Chủ nhiệm ủy ban này, ủy ban kia, rồi cũng có chủ nhiệm văn phòng này, chủ nhiệm khoa (đào tạo) kia, rồi chủ nhiệm câu lạc bộ, chủ nhiệm HTX…Sao thấy chức danh của ta cứ loạn xì ngầu.
Nhưng đó mới chỉ là tên gọi các chức danh, trong nguyên tắc Điều lệ Đảng còn ghi rõ việc gì cũng “lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách”, nhưng lại không ai có đủ thẩm quyền phụ trách những cá nhân, sinh ra hệ lụy nhiều vụ việc tày đình, vấn đề hóc búa, lớn lao cũng chẳng hề có cá nhân nào phải đứng ra chịu trách nhiệm, không ai có quyền quyết định vấn đề gì cả. Mọi chuyện lớn, nhỏ đều phải “tập thể lãnh đạo” chịu trách nhiệm chung là an toàn hơn hết. Cha chung không ai khóc, nhièu sãi không ai đóng cửa chùa, là thế!
Ta tự đề ra những cái gọi là chức danh, nguyên tắc để tự trói chân mình. Đảng viên có nhiều người chơi chữ: Nguyên tắc là bóp nghẹt mọi sáng tạo, mất tự quyết, kém tự chủ, vì cứ phải để “nguyên”, ắt là phải “tắc”. Một cá nhân được phân vai vế (chức danh, vị thế, cái ghế) mang tiếng có quyền nhưng không được làm (hành - trong quyền hành), nhưng cũng là kẻ hở để cá nhân mượn cớ có quyền để đi hành thiên hạ, thả sức hành xử tùy tiện, tệ hại với dân mà không bao giờ tự chịu trách nhiệm cá nhân. Một thể chế sinh ra các thể thức lạ hoắc, chẳng giống ai. Lại do những lạ hoắc đó mà sinh ra đủ thứ tùy tiện lạ lùng. Cái gì cũng mỗi ngày dài ngoằng dây khoai quàng dây muống. Nghị quyết khóa sau dài hơn khóa trước. Hiến pháp sửa sau dai và trúc trắc khó hiểu hơn cái cũ. Có đến 19 việc đảng viên không được làm, nhưng tham nhũng, ăn hối lộ là việc rõ nhất thì hầu như ai cũng làm được rất tỉnh bơ, béo ngậy!
          Xã hội cộng sản chủ nghĩa hướng tới tập thể hóa tất cả, nên lãnh đạo cũng theo lối tập thể, không đề cao cá nhân… Dù vị Chủ tịch có gọi là to nhất nước, nhưng về mặt Đảng lại chưa chắc to nhất, như thế là cắc cớ rồi. Nếu tổ chức to, thì các vị khác thuộc hàng tứ trụ triều đình mà “đăng quang” sẽ ra sao đây?
Thêm nữa, không như thời mới độc lập 2-9-1945, mô hình nhà nước mang màu sắc cộng hòa rõ nét, vị chủ tịch theo như Hiến pháp những lần sửa đổi saunày có lẽ ít quyền hơn, gần với kiểu được gọi là xã hội chủ nghĩa hơn.
Sự phân quyền không rõ, chức danh chức trách, nhiệm vụ trùng lắp, ai cũng có phần, nhưng ai cũng có quyền được ‘vô trách nhiệm’ mới sinh ra hệ lụy ‘hòa cả làng’. Cơ chế các nước tư bản rõ ràng hơn. Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ Thomas Jefferson (1743-1826), nói: “Sự phân chia các quyền lực đó theo một cách thức sao cho chức năng của một nhánh chính quyền trong một vấn đề cụ thể thì bị giới hạn bởi chức năng của một nhánh khác có thẩm quyền về cùng vấn đề ấy hoặc về một vấn đề khác có liên quan. Thường được gọi là các biện pháp kiểm soát và đối trọng quyền lực lẫn nhau. Về cốt lõi, đây là một hệ thống nằm ngay bên trong chính quyền nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của chính quyền, được gọi là kiểm tra, giám sát bên trong. Vì sự kiểm tra này tạo ra một cơ chế mặc nhiên ai nắm và được phân công sử dụng quyền lực nhà nước cũng phải bị kiểm tra, theo nguyên tắc phòng ngừa, còn cơ chế kiểm tra được tiến hành từ bên ngoài hầu như chỉ được tiến hành một khi đã có hậu quả xảy ra”.
Nghị quyết nào cũng nêu, mới nhất là Hội nghi Trung ương 6, là “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng”. Nhưng ai cho tăng cường? Quyền gì để tăng cường? Tăng cường bằng  cách nào? Không tăng cường được thì sẽ ra sao? …Không ai trả lời được!
Khi chế độ chính trị chưa khai thông đi vào đúng quy luật vận hành xã hội, quy luật và khoa học về con người, thì dù thể chế, cơ chế, pháp chế rồi hàng loạt chế tài, chế ngự cũng chỉ là những giải pháp tình thế. 
Hóa ra, lỗi hệ thống không còn ở phần mềm có thể dùng kỹ thuật, cài đặt phần mềm với các file, các serve hỗ trợ để sửa được, mà lỗi hệ thống này đã làm tê liệt toàn bộ hệ điều hành. Tức là hỏng ngay từ gốc của hệ điều hành, hết khả năng cài bổ sung, rất khó khắc phục thiếu hụt, cũng coi như đành 'bó tay chấm com' khi muốn ráng lên hết công sức sửa lại. “Tôi và chúng ta” trong hệ thống lãnh đạo, quản lý, điều hành cứ kéo dài mãi sự lẫn lộn, dẫm chân, trùng lắp nhau, nhưng nhiều khi lại ‘bỏ trống trận địa’. Từ đó sinh ra hội chứng ‘buông những cái cần phải nắm, nhưng lại nắm quá chặt những ái cần phải buông’.
BVB
----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét