Nạo vét sông Thị Vải: Sự mờ ám kinh tởm !
… “Ăn cắp” 9/10 quãng đường vận chuyểnTheo quy định, các công ty nạo vét phải vận chuyển bùn thải ra phao số 0 ở ngoài biển để xả. Phao số 0 cách nơi nạo vét từ 4 - 6 hải lý (khoảng 10 km), theo một cán bộ ngành hàng hải, thời gian để sà lan chạy hoặc pôn tông được kéo ra đến phao số 0 và quay về (một chuyến) mất khoảng 6 - 8 tiếng đồng hồ, trong khi thời gian các phương tiện này chạy qua bên bờ đối diện đổ bùn và quay về chỉ khoảng 20 phút. Tính ra, với cách làm gian dối này, nhà thầu nạo vét đã thu lời khổng lồ từ việc tiết kiệm thời gian, dầu máy khi vận chuyển... Trong suốt gần 2 tháng đeo bám ở đây, chúng tôi chỉ đếm trên đầu ngón tay số sà lan và pôn tông chạy ra hướng phao số 0.
Những hình ảnh PV ghi được cho thấy, sà lan hoặc pôn tông đang chìm (đầy bùn) nhưng qua bên kia bờ thì "bỗng dưng" nổi dần lên, sau đó được kéo về khu vực nạo vét để tiếp tục chất bùn lên. Có những đêm, camera của PV ghi nhận có chiếc pôn tông quay đầu được 3 chuyến.
Đáng chú ý, đêm nào cũng có 1 sà lan đầy bùn thải, chìm phần lớn thân xuống mặt nước không chạy qua bên kia sông như những sà lan, pôn tông khác, mà chỉ chạy dọc sông ra hướng cảng Cái Mép. Khi qua khỏi phao xanh số 33 sà lan vừa di chuyển vừa nổi dần lên và nổi phềnh hẳn trên mặt nước khi cách nơi nạo vét khoảng 200 m.
Có những đêm camera của PV ghi nhận được 9 chuyến (mỗi chuyến khoảng 1.000 tấn), lúc vận chuyển từ khu vực nạo vét đi thì chìm nghỉm dưới nước, sau khoảng 15 phút kéo qua bên kia sông thì pôn tông nổi phềnh hẳn lên mặt nước, lúc đó thợ máy đánh về khu vực nạo vét để tiếp tục hoạt động…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét