* BÙI VĂN BỒNG
Cái chuyện bầu nhân sự ở cương vị này-kia, rồi chuyện bỏ phiếu kín, thăm dò ý kiến tập thể, bỏ phiếu "tín nhiệm" được coi là thể hiện để nói lên tính dân chủ, sự công minh, công bằng, khách quan đã được tổ chức từ lâu rồi. Nhưng suy cho cùng, thực tế diễn ra có thực sự là phương pháp khoa học, khách quan, chuẩn xác hay không? Về lý thuyết thì đó là phương pháp được coi là thượng sách để làm công tác tổ chức, bố trí, sắp xếp cán bộ, thể hiện dân chủ xã hội, dân chủ trong Đảng, dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Nhưng thực chất có dân chủ không, có khách quan và chính xác hay không?
Điều đó phụ thuộc vào cách thức tổ chức, tùy cuộc với các đối tượng tham gia trong tạp thể đó thuộc thành phần nào, động cơ bỏ phiếu là gì? Vì tình, vì tiền, hay vì những gì khác nữa? Nó còn tùy thuộc cả công tác tổ chức, sự lý giải, phân tích, gợi ý, định hướng. Trên thế giới cũng như ở nước ta cùng không tránh được sự xuất hiện các chiêu thức mua phiếu, vận động ngầm bằng nhiều cách, có cả sự tung tin tạo dư luận. Đó là chưa kể đến những gian lận trong bầu cử bằng cách “chọn mặt gửi vàng” vào Ban kiểm phiếu và nhiều thủ đoạn khác để hợp thức hóa tỉ lệ phiếu bầu theo ý định lãnh đạo, theo mưu đồ, toan tính của cá nhân, phe nhóm, ê kíp…Thế nên, trong cuộc sống thiếu gì kẻ bất tài vô dụng, nhưng sống "khôn khéo" gió chiều nào che chiều đó, "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", lấy lòng phe này cánh kia, tỏ ra vô hại, ngậm miệng ăn tiền, thì số phiếu lại cao. Đến khi có ghế, có hức danh chức trách thì chẳng làm nên trò trống gì.
Điều đó phụ thuộc vào cách thức tổ chức, tùy cuộc với các đối tượng tham gia trong tạp thể đó thuộc thành phần nào, động cơ bỏ phiếu là gì? Vì tình, vì tiền, hay vì những gì khác nữa? Nó còn tùy thuộc cả công tác tổ chức, sự lý giải, phân tích, gợi ý, định hướng. Trên thế giới cũng như ở nước ta cùng không tránh được sự xuất hiện các chiêu thức mua phiếu, vận động ngầm bằng nhiều cách, có cả sự tung tin tạo dư luận. Đó là chưa kể đến những gian lận trong bầu cử bằng cách “chọn mặt gửi vàng” vào Ban kiểm phiếu và nhiều thủ đoạn khác để hợp thức hóa tỉ lệ phiếu bầu theo ý định lãnh đạo, theo mưu đồ, toan tính của cá nhân, phe nhóm, ê kíp…Thế nên, trong cuộc sống thiếu gì kẻ bất tài vô dụng, nhưng sống "khôn khéo" gió chiều nào che chiều đó, "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", lấy lòng phe này cánh kia, tỏ ra vô hại, ngậm miệng ăn tiền, thì số phiếu lại cao. Đến khi có ghế, có hức danh chức trách thì chẳng làm nên trò trống gì.
Khi họ vào Đảng, có chức có quyền nhưng không vì dân, không vì đất nước mà chỉ chăm chắm vun vén cá nhân thì lá phiếu của họ cũng dành cho những ai không đụng đến động cơ, mưu đồ trục lợi của họ. Trong những bối cảnh, động cơ ấy, bỏ phiếu cho ai đều xuất phát từ ‘cái tôi’ cá nhân vị kỷ, thực dụng là trước hết. Đó là tự bỏ phiếu cho chính mình. Kẻ tiêu cực, tham nhũng, suy thoái biến chất thì chẳng bao giờ bỏ phiếu cho người trung thực, thẳng thắn, có đức có tài mà lại tỏ ra hăng hái chống tiêu cực, chống tham nhũng.
Vậy nên, trong việc bầu bán cũng có hơn 36 chước, cái tỉ lệ sau khi bầu chưa hẳn đã khách quan, chính xác. Thường thì người ta hay lấy cái “ý kiến tập thể” để coi là khách quan, dân chủ. Nhưng, cũng cần đặt lại vấn đề là tập thể nào? Họ bao gồm những ai? Một nguyên tắc cơ bản trong điều lệ Đảng là “tập trung dân chủ”, “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Khi một tập thể (cấp ủy, ban chấp hành) gồm phần lớn là những đảng viên chân chính, là người tốt, thì khi bầu bán sẽ chọn được người tốt, loại bỏ được người xấu, chọn người giỏi, người trung, loại ra những người không xứng đáng. Còn ngược lại, trong một tập thể mà người kém, người xấu, kẻ cơ hội, tham nhũng, tiêu cực nhiều, đã nhiều năm, nhiều phi vụ câu kết với nhau để tư lợi, biển thủ, thì tất nhiên số phiếu sẽ giành cho những người “cùng hội cùng thuyền”. Nhất là những tổ chức đảng hoặc cấp ủy mà "một bộ phận lớn cán bộ đảng viên suy thoái, biến chất" thì sao chọn được người "vừa hồng vừa chuyên" ra giúp dân giúp nước? Họ bỏ phiếu không phải vì lo cho nước, cho dân, không vì chất lượng đội ngũ lãnh đạo đủ đức-tài, mà là cho quyền lợi của chính mình. Những cuộc bỏ phiếu như vậy càng là cơ hội cho những lòng tham, kẻ ác tiếp tục trên ghế cao trị vì thiên hạ. Như vậy, “thời bĩ” trong xã hội bị kéo dài, “thái lai” tận đâu xa tít, quân tử sa cơ –tiểu nhân đắc chí!
Ở góc độ này, hồi giữa năm ngoái, ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học- công nghệ trả lời phỏng vấn trên VTV1 nói tưởng như lệch quan điểm "tập thể", số đông, "dân chủ trong đảng", nhưng lại đúng: "Có những trường hợp mà cấp dưới và đồng cấp nhận xét, bỏ phiếu chưa chắc đúng, mà cấp trên nhận xét mới đúng!"...
Bà Trương Thị Lộc, Phó Chủ tịch UBMTTQ-VN tỉnh Quảng Nam lo lắng: Ở cơ sở có những cán bộ rất năng động, có trình độ nhưng do hăng hái, xông xáo trong công việc, tính tình thẳng thắn dám phê thẳng cái sai, có thể sẽ dẫn đến va chạm và nếu chúng ta không thực hiện tốt việc lấy phiếu tín nhiệm, để dân chủ bị lợi dụng với mục đích cá nhân thì những cán bộ tốt nói trên sẽ khó nhận được sự tín nhiệm cao. Bà Lộc lấy dẫn chứng thực tiễn ở Quảng Nam , việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do HĐND cấp xã bầu và phê chuẩn theo Pháp lệnh Thực hiện Dân chủ ở xã, phường, thị trấn do UBMTTQ cấp xã thực hiện chưa từng có việc mất dân chủ xảy ra. Nhưng với Đề án này do đại biểu QH và HĐND các cấp thực hiện đòi hỏi người bỏ phiếu phải thật sự công tâm, bản lĩnh, trung thực thì lá phiếu mới có giá trị thực chất. Thiếu gì nơi người cán bộ, đảng viên tốt bị loại ra, kẻ cơ hội lại đắc thắng với tỉ lệ phiếu bầu cao.
Thế nên, thực tế không ai còn lạ gì có những cán bộ lãnh đạo hội tụ đủ tật xấu, kém cỏi, quan liêu, cửa quyền, nhưng sống rát thủ đoạn, kéo bè kết cánh, cả việc dùng tiền, quà vận động phiếu, là “đầu têu” tham nhũng, chia chác, bao che cho “đàn em”, “đệ tử”, tội lỗi như núi mà vẫn giành được tỉ lệ phiếu cao, thậm chí còn “tái đắc cử”. Ngược lại, người có phẩm chất, năng lực, sống cần kiệm liêm chính, có uy tín với quần chúng, nhưng khi bầu cử, thăm dò “đóng cửa trong đảng bộ, chi bộ” lại bị rơi vào cảnh không được "tập thể tín nhiệm", tỉ lệ phiếu thấp. Những nhóm lợi ích khi đã cố kết chặt chẽ, bao che, ăn chia với nhau thường bỏ phiếu cho những người mà theo họ sẽ có lợi cho cá nhân, vững vàng cho cái ghế, tiếp tục làm bầy rận trong chăn để đục khoét của công. Họ cũng thừa khôn lõi và đủ tỉnh táo để nhận ra rằng nếu như bầu cho người “ngoài phe cánh” có khi nguy. Biết đâu khi ông ta thẳng tính, trung thành, cương trực như thế sẽ đe dọa đến quyền lợi và cả sinh mệnh chính trị của mình: “Biết đâu, cha đó mà lên lãnh đạo có khi mấy vụ tham nhũng, tiêu cực đã ém nhẹm lâu nay bị hắn khui, rồi bung ra hết, có mà ăn cám, có mà mất chức, vào tù”...
Vì thế, xin ý kiến tập thể, trông chờ cái ‘tỉ lệ quá bán’ trong bầu cử cũng có hai mặt trái ngược nhau. Ai cùng cần nhắc về đối tượng bỏ phiếu: “tay này lên có lợi hay có hại cho mình cái gì”, ít khi dằn cái cá nhân ích kỷ hẹp hòi để vì sự nghiệp chung. Tưởng là dân chủ, nhưng kẻ đáng ra phải bị đào thải thì tỉ lệ phiếu bầu lại cao. Xem ra, nghịch lý này theo cơ chế lãnh đạo của Đảng vẫn chưa hoàm toàn “khách quan, biện chứng", còn thiếu khoa học và còn xa thực tiễn, chưa ưu việt, thực tế cũng sinh ra lắm thủ đoạn, mối manh bùng nhùng, lợi bất cập hại. Sau bầu cử, ai trúng ai trật, hoặc kết quả lấy phiếu "tín nhiệm" bộc lộ ra cả, thấy hết, nhưng đã đề ra rồi, muốn hay không muốn cũng đành "ngậm bồ hòn làm ngọt"mà thôi !
BVB
-----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét