Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

“VỤ THỰC” - NHỮNG GIÁ TRỊ ẢO

**          
* BÙI VĂN BỒNG
             Trong những danh nhân nước Việt, ông Phạm Quỳnh (1892-1945) là một chí sĩ vừa là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và là quan đại thần của triều đình Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc góp phần sáng tạo ra, hoàn chỉnh thêm và nhất là dành ưu tiên cho việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân. Ông được xem là người không khoan nhượng cho bất cứ thế lực nào đe dọa, xâm phạm chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam.
Ông là tác giả và dịch giả nhiều bài viết và sách văn học, triết học, cách ngôn, ngụ ngôn, tuồng hát tiếng Pháp dịch ra tiếng Việt và tùy bút. Gần như toàn bộ các tác phẩm của ông đều đăng trên tạp chí Nam Phong. Nhiều bài sau đó in lại thành sách do Đông Kinh ấn quán ở Hà Nội xuất bản.
Các tác phẩm của ông có thể chia làm ba loại: Dịch thuật, khảo luận và văn du ký.
             Cụ Phạm Quỳnh phải chịu cái chết oan khốc cùng với Ngô Đình Khôi (1885- 1945)  là quan nhà Nguyễn, Tổng đốc Nam Ngãi, do sự thủ tiêu hèn hạ bởi quy tội cụ Phạm nà ông Ngô là “Việt gian”. Cái chết của cụ Phạm Quỳnh và những trường hợp tương tự thể hiện sự hồ đồ, cực đoan  và cả độc ác xuống tay của những người nhân danh cách mạng thời đó. Sau cái chết oan  khốc , Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này”. (*)
              Năm 1919, trong một bức thư gửi người bạn, ông Phạm Quỳnh đã viết: “Coi như nước ta văn hiến đã từ bao giờ, tuy những bậc hiền nhân quân tử chẳng thiếu gì, mà trước sau gọi là bậc đại triết học có người nào? Chỉ vì cái quan niệm về sự học vấn tư tưởng của các cụ kỵ ngày xưa ‘vụ thực’quá, học để mà làm chứ không học để cho biết, cho nên sự học không ra ngoài phạm vi việc làm, không siêu việt được lên cõi lý tưởng cao thượng thuần tuý như ở các nước văn minh khác, đó cũng là một khuyết điểm trong văn hoá của ta vậy”.
            Những dòng tâm sự với người bạn trên đây của ông Phạm Quỳnh đã gần một thế kỷ rồi, nhưng còn nguyên giá trị trong xã hội đương đại. Đó là giá trị thực của trình độ văn hóa, trình độ và năng lực chuyên môn, vốn tri thức và khả năng sáng tạo. Ai cũng biết là cuộc sống của chúng ta bị nhiều hệ lụy của bệnh nói dối, cội nguồn sinh ra những giá trị ảo. Người ta đi học để có bằng cấp, có nghề nhàn hạ hơn lao động chân tay, có chỗ “kiếm cơm” nhiều hơn là học để cống hiến cho xã hội, cho nhân loại. Giá trị ảo nảy sinh, phát triển là do động cơ học rất thực dụng mà cách gọi của Phạm Quỳnh là “vụ thực”.  Cho nên những phát minh sáng kiến không được khyến khích mà cứ bị thui chột dần do bị những giá trị ảo lấn lướt, chặn ngang.
            “Vụ thực” rõ nhất là nạn học giả-bằng thật (thường gọi nôm na là bằng giả). Sự gian manh ấy đã và đang trở thành tệ nạn phổ biến, do việc chạy bằng cấp đã trở thành dịch vụ, có giá cả hẳn hoi cho từng loại bằng cấp. Có bằng để thăng quan tiến chức, để có việc làm, vào biên chế, nâng lương, phong cấp, bổ nhiệm chức danh, bố trí, cất nhắc lên ghế này ghế nọ trong cơ cấu Đảng, chính quyền, các cơ quan Nhà nước và nghề nghiệp. Mỗi năm, cả nước phát hiện ra hàng nghìn bằng giả, tức là không học, hoặc chỉ học lấy cớ, lấy lệ mà có bằng cấp. Tỉnh nghèo như Sóc Trăng mới điều tra mây stháng đã phát hiện ra 280 bằng giả trong cán bộ đảng viên, công chức. Trong nền kinh tế tri thức và nhu cầu trình độ cán bộ các cấp trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện nay, giá trị của kiến thức văn hóa, học vấn và chuyên môn rất quan trọng, theo đúng nghĩa phải đặt ra làm tiêu chuẩn hàng đầu khi tuyển dụng, tiếp nhận lao động, phân công phân nhiệm. Ấy vậy mà  do nạn bằng giả phổ biến đã kìm hãm sự phát triển và từ đó kích hoạt cho những gian dối. Báo cáo láo, chạy thành tích thi đua, mua dạnh hiệu này, chức tước kia đều là những giá trị ảo, đều do sự gian dối. Nguy hơn nữa là mua chức quyền, hoặc mượn tay tổ chức, dựa vào cơ cấu để giao quyền cao chức trọng cho những người không có chuyên môn, không được đào tạo chính quy. Có những cán bộ, những vị trí lãnh đạo lớn, phải lo chỉ đạo, quản lý, điều hành kinh tế, nhưng trình độ học vấn chưa hết phổ thông, một chữ bẻ đôi về lý luận kinh tế cũng chưa biết, thế mà được giao trọng trách quán xuyến, điều hành, quản lý nền kinh tế của cả nước. Giá trị ảo từ những mánh lừa dối và động cơ thiếu lành mạnh đầy chất “vụ thực” ấy đã để lại những hậu quả vô cùng  nghiêm trọng. Nguy hại thay những giá trị ảo ngang nhiên, xâm nhập, len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội!
          Bệnh chạy theo thành tích trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống-xã hội ở nước ta hàng mấy chục năm qua có thể nói là biểu hiện “vụ thực” rõ nhất. Nó chỉ ầm ào, hô hào, sinh ra báo cáo láo, bịa số liệu, bia cả sự kiện, vấn đề, giả tạo thành thói quen, để lấy thành tích, chẳng có được bao nhiêu hiệu quả thực tế, chất lượng càng kém. Các phong trào thi đua bên cạnh gặt được những nỗ lực thời vụ”, những “đối phó lập công” khiên cưỡng, thiếu tự nỗ lực, kém tự giác, ít sức bền kiểu “dốc sức chạy thi” rồi ngồi thở, thì chẳng mấy hay ho gì.
Xem ra, các nước tư bản phát triển, người ta đi vào làm việc tự giác, coi trọng những gia strị thực chất và khuyến khích sáng tạo, vì mục tiêu lâu dài, chẳng cần phát động phong trào gì cả, thế mà nền kinh tế-xã hội của người ta cứ phát triển mạnh, hiệu quả cao, bền vững.
Nhìn lại, phong trào thi đua XHCN ở nước ta là áp dụng mô hình của Lê-nin. Nhưngg Lê-nin chỉ đúng trong thời điểm vừa ra khỏi chiến tranh tàn khốc, cần dồn sức lực lượng đông đảo để giải quyết các vẫn đề nóng hổi, cấp bách. Nhân vật Paven Coócsaghin trong tiểu thuyết “thép đã tôi thế đấy” là điển hình của phong trào này. Còn sau này, khi nền kinh tế-xã hội đi vào nền nếp, cần những tiêu chí bảo đảm cho sự vững chắc lâu dài, tạo nền cho sự đi lên có căn cơ, có điểm tựa thì không cần phải phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước. Chính Lê-nin cũng ghi nhận thực tế này: “Đâu phải chạy theo thành tích bề nổi, kiểu hình thức màu mè  là cái nền cho sự phát triển?”. Mà gọi “thi đua yêu nước” là hô hào vậy thoi, thực chất động cơ, thái độ, cách thức thi đua có thực sụ vì “yêu nước” hay không? Đi mua bằng khen, hối lộ cán bộ đi xét thi đua-khen thưởng, hối lộ cấp trên, chạy giấy khen, bằng khen, chạy danh hiệu này kia, kể cả anh hùng lao động…kéo bè kết cánh vào hùa nâng thổi nhau lên theo bè phái, chạy thành tích trong giáo dục-đào tạo, nâng tỉ số tốt nghiệp,…là yêu nước à? Thực chất thêm mất công, lãng phí, tốn tiền! Cũng là cái cớ cho nhiều trò tiêu cực, ăn hối lộ!
Cho nên, đi vào nền kinh tế thị truồng, hội nhập, giữa thời đại khoa học kỹ thuật công nghệ cao và tinh xảo, cần xem lại việc liên tục phát động các phòng trào thi đua, trống giong cờ mở, loa đài âm vang, hát hò bông phèng, vỗ tay bầy đàn…chẳng qua, suy cho cùng, đó là “vụ thực” – chỉ đem lại những gía trị ảo; nhưng nguy hơn là đánh lừa nhau, làm hài lòng lẫn nhau bới những giá trị ảo, rất siêu thực, ru ngủ óc sáng tạo và phanh hãm những nỗ lực ‘tự thân vận động’.
BVB
----------------
> (*): -  * Trong báo cáo ngày mồng 8 tháng 1 năm 1945 gửi cho đô đốc Decoux và cho Tổng đại diện Mordant, ông Thống sứ Trung Kỳ Healewyn đã báo cáo về Phạm Quỳnh như sau: “Vị Thượng thư này vốn đã chiến đấu suốt cuộc đời mình bằng ngòi bút và bằng lời nói, không bao giờ bằng vũ khí chống sự bảo trợ của Pháp và cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung Nam) và cho việc người Việt Nam nắm trong tay vận mệnh của chính mình... Những yêu sách của Phạm Quỳnh đòi trở lại việc chấp thuận một chế độ tự trị hoàn toàn cho hai xứ bảo hộ (Trung KỳBắc Kỳ) khước từ chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ và thành lập một quốc gia Việt Nam. Tôi xin lưu ý ngài một điều là, dưới vẻ bề ngoài nhã nhặn và thận trọng, con người đó là một chiến sĩ không lay chuyển nổi cho nền độc lập của Việt Nam và đừng hòng có thể làm dịu những tình cảm yêu nước chân thành và kiên định của ông ta bằng cách bổ nhiệm ông ta vào một cương vị danh dự hoặc trả lương một cách hậu hĩ. Cho tới nay đó là một địch thủ thận trọng nhưng cương quyết chống lại sự đô hộ của nước Pháp và ông ta có thể sớm trở thành một kẻ thù không khoan nhượng”…

* Nguyễn Công Hoan: “ Phạm Quỳnh, trái lại chủ trương thuyết lập Hiến. Người Pháp nên thi hành đúng Hiệp ước 1884 nghĩa là chỉ đóng vai trò bảo hộ còn công việc trong nước thì để vua quan người Nam tự đảm nhiệm lấy. Bấy giờ Phạm Quỳnh vào Huế làm quan không phải vì danh. Quốc dân biết tên Phạm Quỳnh hơn nhiều Thượng thư Nam Triều. Mà cũng chẳng phải vì lợi. Đơn cử làm chủ bút NamPhong, Phạm Quỳnh được cấp 600 đồng một tháng. Món này to hơn lương Thượng thư. Phạm Quỳnh ra làm quan chỉ đổi lấy danh nghĩa Chính phủ Nam Triều đòi Pháp trở lại Hiệp ước 1884. Vậy là một người yêu nước như Phạm Quỳnh sở dĩ phải có mặt trên sân khấu chính trị chẳng qua là một việc miễn cưỡng trái với ý mình để khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn chứ thực lòng một người dân mất nước ai không đau đớn ai không khóc thầm. Thế là tôi nghĩ ra được truyện Kép Tư Bền tả một anh kép nổi tiếng về bông lơn đã phải vì giữ tín nhiệm với khán giả mà lên sân khấu nhà hát làm trò cười ngay cái tối cha mình đang hấp hối".

* Giáo sư Văn Tạo: “Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn, không ra lệnh bắt bớ tù đày các nhà yêu nước (...). Nhưng mặt khác ông lại có công chuyển tải văn hóa Đông - Tây trên văn đàn, báo giới Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Việt Nam thời đầu thế kỷ XX, công lao đó đáng được ghi nhận".
--------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét