Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Suy ngẫm về chủ nghĩa xã hội và con đường cải cách thế chế ở Việt Nam


               BVN -  … Nếu CNXH là nhằm đạt được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì chắc có sự đồng thuận lớn trong dân chúng và đó cũng là mục tiêu mà nhiều quốc gia theo đuổi. Tên gọi XHCN hay CNXH không quan trọng, miễn là phải bám vào mục tiêu trên và tìm mọi cách thực hiện mục tiêu đó. ..
... Câu chuyện ông Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận đề nghị thành lập đảng dân chủ xã hội là bình thường thể hiện nguyện vọng của nhiều người. Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh mất niềm tin ở người dân, khi tham nhũng tràn lan, nhóm lợi ích nở rộ, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, nông dân mất đất, mất ruộng dẫn đến kết cục xuất hiện các hiện tượng ĐoànVăn Vươn, Đặng Ngọc Viết. Cho nên Đảng Cộng sản Việt Namphải thấy trách nhiệm của mình góp sức vào cải cách thể chế hướng tới một đảng theo mô hình dân chủ xã hội mà các nước Bắc Âu đã thực hiện để giải quyết các xung đột xã hội.
… Quan niệm chủ nghĩa xã hội của Marx
   Ông không phải là người đầu tiên sử dụng cụm từ CNXH. Trước ông, đã có Saint-Simon, Owen, Fourier sử dụng cụm từ này, nhưng rất tiếc trong các sách giáo khoa của các nước có đảng cộng sản lãnh đạo luôn cho rằng các nhà tiền bối đó là những nhà XHCN không tưởng, đối lập với khái niệm CNXH khoa học được cho là của Marx.
Marx đã mở ra một chương mới trong lịch sử tư tưởng XHCN, và học thuyết của ông đã có ảnh hưởng suốt một thời kỳ dài, đến ngày nay vẫn còn có những ảnh hưởng đến tư duy và hành động chính trị tại một số nước. Thực chất là Marx đã cố gắng mô tả hệ thống XHCN trong tương lai theo cách tiếp cận phủ định, ngược lại với đặc điểm của chủ nghĩa tư bản mà ông căm ghét. Hệ thống XHCN của Marx được xây dựng dựa vào các trụ cột sau:
Cơ cấu chính trị: Marx đã không vạch ra một kế hoạch hay phương hướng rõ ràng về chế độ chính trị của CNXH là như thế nào. Nhưng ta có thể tìm thấy các ý tường của ông. Không nghi ngờ gì, Marx không coi trọng nền dân chủ tư sản, coi chúng là tư tưởng chính trị rỗng tuếch. Ông lên tiếng bảo vệ chính quyền vô sản, và tin chính quyền đó dẫn tới hệ thống cộng sản chủ nghĩa đã phát triển hoàn toàn. Marx ảo tưởng, cho rằng khi đó mọi nhu cầu được thoả mãn, nhà nước bắt đầu teo lại và cuối cùng sẽ biến mất và chỉ còn bộ máy tự quản cộng đồng. Rõ ràng là Marx không khuyến khích thiết lập một nhà nước tàn bạo, áp bức toàn trị kiểu Leninist – Stalinist – Maoist. Nhưng, có thể nói rằng ông đã coi nền chuyên chính là tương hợp với những hình dung riêng của ông. Ít nhất là trong thời kỳ quá độ, với độ dài không xác định để dẫn tới chủ nghĩa cộng sản.
- Sở hữu: Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, tư bản sản xuất thuộc sở hữu của các nhà tư bản, họ điều khiển, kiểm soát việc sử dụng tư bản của họ. Giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản, không phải vì họ tàn bạo mà bởi họ là chủ sở hữu hợp pháp tư bản. Theo Marx, phải thay đổi thế giới, đã đến lúc “đi tước đoạt những kẻ đi tước đoạt”. Từ cách tư duy đó có thể suy ra rằng Marx và Engels trongTuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) đã lên tiếng ủng hộ chế độ công hữu. Giai cấp vô sản sẽ sử dụng quyền lực chính trị, từng bước chiếm đoạt tất cả tư bản của giai cấp tư sản, để tập trung mọi công cụ sản xuất vào tay nhà nước, tức là vào trong giai cấp vô sản (chương II, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản). Trong khi đó, Marx không nêu rõ, con đường nào dẫn đến việc tất cả các tư liệu sản xuất tập trung hoàn toàn vào tay nhà nước và cũng không nêu ra thiết chế của chế độ công hữu…
                      >> Đọc tiếp/Nguồn  
-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét