Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

AI THANH TRA… AI KIỂM TRA AI?

 
* BÙI VĂN BỒNG
            Phát hiện, xác minh, điều tra các vụ tiêu cực, tham nhũng là căn cứ đầu tiên để giải quyết, xử lý vi phạm pháp luật, là nguồn cơ sở cứ liệu quan trong đẻ đưa các vụ việc ra ánh sáng pháp luật. Xã hội có được inh bạch hóa, có lành mạnh hay không một phần lớn ử khâu thực thi nghiêm pháp luật, thể hiện uy thế của nhà nước pháp quyền.
Trong hệ thống lãnh đạo, quản lý, điều hành của đảng, nhà nước hiện nay, bộ máy thanh tra, kiểm tra, giám sát khá dày đặc, có thể gọi là ‘khép kín’, một lực lượng đông đảo từ Trung ương đến Bộ, ngành, địa phương, đơn vị cơ sở. Thế nhưng, chất lượng hiệu quả thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát rất thấp. Có khi chính bộ máy, lực lượng này còn là nguyên nhân gấy ra tác hại, phức tạp ngược lại.
            Thực tế, có rất nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng đã quá rõ ràng, nhưng kiểm tra đi, kiểm tra lại, thanh tra nhiều cấp nhiều lần, rồi cả giám sát,…nhưng vẫn bị lờ tịt đi, bị ‘chìm xuồng’. Như vụ tham nhũng qua sự tùy ý lợi dụng chức vụ quyền hạn tự  trả ‘lương khủng‘ ở Tp HCM mới đây cũng thể hiện mặt yếu kém ‘trầm kha’ của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Mãi đến khi dư luận quần chúng gay gắt, đơn tố cáo nhiều, thì mới kiểm tra. Sự việc đã xảy ra nhiêu fnăm, mãi gàn đây 8 vị Giám đốc và Bí thư Đảng ủy của 4 đơn vị dịch vụ công của TP.Hồ Chí Minh mới bị đưa ra ‘công khai hóa’ về những hành vi ngang nhiên bớt xén quyền lợi hợp pháp của người lao động và tự thưởng cho mình mức lương khủng trên 2 tỷ đồng/năm. Hành vi gian lận, lạm dụng chức quyền bị giấu kín như bưng. Cấp trên lãnh đạo trực tiếp khó nhìn thấy. Thế mà nay đã bị phơi bày ra ánh sáng với đầy đủ chứng cứ.
Ngày 9/8, Thanh tra Chính phủ đã họp giao ban kết quả công tác tháng 08/2013, nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 09/2013; đồng thời  triển khai Quy chế quản lý hoạt động tại trụ sở làm việc của cơ quan TTCP. Kết quả công tác chủ yếu trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2013, tính đến ngày 30/8/2013, tổng số cuộc thanh tra đã và đang thực hiện là 38 cuộc, trong đó, đã kết luận 11 cuộc, đang hoàn thiện kết luận thanh tra 16 cuộc, xây dựng báo cáo kết quả thanh tra 4 cuộc, đang tiến hành thanh tra 7 cuộc. Trong tháng 8, nhìn chung các cục, vụ đang tập trung hoàn thiện các kết luận thanh tra trình lãnh đạo TTCP ký ban hành. Có thể thấy tiến độ công tác còn chậm, chưa theo đúng chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ tại các kỳ giao ban trước. Đến nay vẫn còn 13 cuộc thanh tra thuộc kế hoạch năm 2011, 2012 chưa ban hành kết luận thanh tra, trong đó có 7 cuộc chậm ban hành kết luận thanh tra trên 5 tháng.
          Số vụ việc được thống kê đã và chưa thanh tra quá thấp so với thực tế. Bởi chỉ nhìn con số các vụ tiếp dân đã thấy vụ việc rất nhiều, và nhiều vụ lớn, nghiêm trọng, phức tạp  nhưng kéo dài nhiều năm lình sình chưa giải quyết. 
Chỉ riêng trong tháng 8/2013, trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã tiếp 2.148 lượt người. Số lượng vụ việc và số đoàn đông người tăng so với tháng 7/2013. Số lượng đơn thư nhận được trong tháng là 1.262 đơn.
            Tình trạng cố tình bao che, ém nhẹm, làm sai hồ sơ với ý định ‘chạy tội’ thấy có nhưng xvụ lớn, phức tạp nhưng không báo áo hoặc bá áo sai để “ăn chia’ với những đối tượng có dấu hiệu  phạn tội không phai rlà ít. Nhưng ai sẽ thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ quan, các cán bộ chuyên trách, chuyên ngành trên đây?
Có những vụ đã phát hiện sai phạm của cán bộ thanh tra, nhưng xử lý chậm, cố tình kéo dài vụ việc. Ví dụ: Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Khánh Hòa đưa vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” ra xét xử. Hai bị cáo Trần Anh Hùng (56 tuổi, trú TP.Nha Trang, Khánh Hòa, Giám đốc Công ty DVTM hàng hải Tam Đảo) và Nguyễn Mạnh Hà (37 tuổi, ngụ quận Ba Đình - Hà Nội, nguyên thanh tra viên Thanh tra Chính phủ) bị Viện kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh này truy tố về tội danh trên.
Trong vụ này, các bị cáo biết sai mà vẫn làm, cố tình để vụ  lợi. Theo báo Công an Tp HCM: Cáo trạng, ngày 18-6-2010 Thanh tra Chính phủ lập đoàn thanh tra, tiến hành xác minh nội dung tố cáo, khiếu nại của công dân đối với dự án khu đô thị mới Phước Long (DAPL, thuộc P.Phước Long, TP. Nha Trang). Lợi dụng mối quan hệ quen biết, Trần Anh Hùng điện thoại nhờ Nguyễn Mạnh Hà lấy bản dự thảo báo cáo kết luận thanh tra (BCKLTT) của dự án. Đây là tài liệu mật trong ngành. Sau đó, Hùng phát tán cho nhiều đối tượng lấy nội dung của bản dự thảo làm đơn tố cáo, vu khống nhiều cán bộ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và TP.Nha Trang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Với chứng cứ đã nêu, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa cho rằng truy tố Hùng với tội danh trên là đúng người đúng tội, trong vụ án này Hùng là chủ mưu vì đã yêu cầu Hà cung cấp tài liệu. Trong phiên xét xử, Hùng quanh co chối tội nên phải xem xét tình tiết tăng nặng hình phạt. Cụ thể, đề nghị tuyên phạt Hùng từ 5 - 6 năm tù, bị cáo Hà từ 4 - 5 năm. Luật sư bào chữa cho hai bị cáo đề nghị tòa nên trả hồ sơ để điều tra lại. Ngoài ra, theo các luật sư, vụ án này đang xét xử những đối tượng làm lộ bí mật sau cùng; còn những người làm mất tài liệu là cán bộ Thanh tra Chính phủ lại không đả động đến... Được biết, DAPL là dự án có nhiều sai phạm tại Khánh Hòa, Chính phủ đã chỉ đạo, giao Bộ Công an xem xét các nội dung tố cáo liên quan, vì thế theo các luật sư, đợi sau khi có kết luận chính thức, đưa vụ án ra xét xử mới khách quan.
Vụ lình sình này kéo dài tới hơn 3 năm mà xử lý hưa dứt điểm: Sáng 19-8-2013, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên trả hồ sơ vụ án để bổ sung. Dư luận cho rằng đây là ‘sự khai thông’ mở ra cửa thoát để xử nhẹ, giảm hình phạt cho các bị cáo.
Theo cơ quan điều tra, bản dự thảo BCKLTT thuộc quyền quản lý của ông Phạm Hùng - cán bộ Thanh tra Chính phủ, cũng là thành viên đoàn Thanh tra Chính phủ tại DAPL. Cáo trạng kết luận ông Phạm Hùng có dấu hiệu phạm pháp hình sự do làm mất tài liệu mật, nhưng do ông này hợp tác tốt với cơ quan điều tra, thân nhân tốt, đã bị Thanh tra Chính phủ xử lý về mặt Đảng và chính quyền nên không xem xét hình sự. Đối với những người từng được ông Trần Anh Hùng cho xem tài liệu và phôtô cũng như phát tán, cơ quan điều tra cho rằng chỉ xử lý kỷ luật là đủ nên không cần truy tố hình sự…
Chừng nào mà chất lượng đội ngũ bộ máy thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát chưa được coi trọng, chính họ lại ‘mượn danh nghề nghiệp’, kéo bè kết ánh, coi các vụ tiêu cực tham nhũng như những “cái ao để cất vó” thì  công tác phối hợp trong triển khai nhiệm vụ của bộ máy chuyên ngành, cơ quan chức năng này còn rời rạc, chậm trễ, vùi lấp, bao che…. dẫn tới chưa đồng bộ, tiến độ chậm và hiệu quả còn thấp. Bên cạnh đó, việc chấp hành các quy chế, quy định tại một số bộ phận còn chưa thực sự bảo đảm đúng chức năng nhiệm vụ và quy định của pháp luật.
Vậy, có thơ rằng:
Sinh ra bộ máy to phình
Mà sao vụ việc lình sình dây dưa
Hết bàn giao lại đẩy đưa
Làm đi làm lại cò cưa đủ điều
Vụ nào tiêu được cho tiêu
Vụ nào thỉnh thị cho nhiều thời gian...
Quanh co hết luận đến bàn
Chẳng qua đều nép sau màn …ăn chia .
BVB
------------------- 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét