Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

BÀ PHÓ DOAN ĐÃ DÁM 'NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT' ?

BVB - Có lần bà Phó Doan tung hô rất hoành tráng, tuyên bố 'xanh rờn': “Dân chủ XHCN ở nước ta gấp vạn lần dân chủ tư sản”.  Cái nền dân chủ mà bà nói ưu việt, tốt đẹp cỡ đó đã sinh ra độc đoán chuyên quyền, không coi ý kiến của người dân ra cai sgì cả. Từ đó sinh ra cả nhiều tập đoàn ‘sâu tham nhũng’, sinh ra nhóm lợi ích, sinh ra thao túng ngân hàng, và để rồi, như TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Tiêu cực tham nhũng nhìn ở đâu cung xthấy , sờ ở đâu cũng có”.  Nay, bà Phó cũng phải công khai thừa nhận là “nguy cơ lắm rồi”, là “không tháo gỡ ngay thì chết”…
ĐT - Nay chính bà cũng phải ‘nóng dzuột’ khi nhắc đến dư nợ tín dụng “chỉ hơn 1%”, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên tiếng cảnh báo về tình trạng đồng vốn “gần như đóng băng”. Theo bà, việc ứ đọng vốn khiến DN không sản xuất kinh doanh được “phải được tập trung tháo gỡ ngay, không có thì chết”. “Tôi thấy nguy cơ lắm rồi các đồng chí ạ”.
Đồng vốn gần như bị đóng băng
Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay 14.5, Phó chủ tịch nước nhìn nhận những khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là tình trạng các DN. “tất cả là từ đồng tiền” và tình trạng đồng vốn hiện nay, qua dư nợ tín dụng chỉ hơn 1% là “gần như đóng băng”. Theo bà, vấn đề cấp bách cần tập chung giải quyết chính là chính sách tiền tệ và quản lý dòng vốn. “Nếu cần thì phải khoanh nợ, giãn nợ”- bà nói.
Phó Chủ tịch nước cũng kêu gọi “Có ứng xử thật tốt đối với đầu tư công” bởi theo bà vấn đề điều hành, dù “không dám nhận xét, kết luận là giật cục, nhưng đang thế này mà chúng ta ngừng hết” khiến các địa phương, cơ sở gặp không ít khó khăn.
Nhìn nhận những vấn đề của nền kinh tế, Phó Chủ tịch nước cho rằng “quản lý của chúng ta có yếu kém”, đây là một trong những nguyên nhân khiến “Nền kinh tế bị phụ thuộc”. Thẳng thắn nói “Đây là nguy cơ”, bà Doan đặt câu hỏi nếu doanh nghiệp FDI mà rút hết thì nền kinh tế của chúng ta sẽ “rỗng”?!. “Tôi băn khoăn không biết hỏi ai- bà nói- Các doanh nghiệp FDI ra sức phát triển mở rộng sản xuất mà lại báo lỗ, không chịu nộp thuế. Cụ thể là Coca Cola, mở rộng sản xuất hết chỗ, trốn thuế, trốn nộp bảo hiểm cho người lao động. Ai chịu trách nhiệm chỗ này? Ai chịu trách nhiệm cần địa chỉ cụ thể chứ không thể chung chung mãi được nữa rồi.
Các bộ ngành tự giác, mạnh dạn xin rút đi
Đề xuất giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí, Phó Chủ tịch nói thẳng về sự chồng chéo trong việc thực hiện 16 chương trình mục tiêu quốc gia. Chẳng hạn, có chương trình nước sạch riêng, trong khi Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng lại nước sạch.
Dàn trải, chống chéo, tiền mất, trong khi cái gì, công trình nào cũng dở dang, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Doan thẳng thắn nói sự lãng phí “có ngay chính trong chủ trương của chúng ta”. “Tôi phải nói thật với các đồng chí là Bộ nào cũng muốn giữ (chương trình mục tiêu quốc gia) Nhưng chúng ta phải phải nhìn thẳng khó khăn của đất nước để mạnh dạn xin rút đi”- bà kêu gọi.
Nhắc lại cả 16 chương trình mục tiêu quốc gia này đều đã được Quốc hội biểu quyết thông qua, với việc quyết ngay từ khâu phân bổ ngân sách. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch nước đề nghị nếu giờ thấy bất hợp lý thì chính Quốc hội phải kiên quyết điều chỉnh, thậm chí cắt bỏ, ngay trong việc phân bổ ngân sách. “Chúng ta đang nể nang- bà nói- đặc biệt trong việc phân bổ ngân sách”. Đặt vấn đề trách nhiệm của Quốc hội bởi theo Phó Chủ tịch nước: “Quốc hội không dám bàn thì ai nói nữa”.
Nhắc lại rằng “Các phiên họp đều có kết luận có nhìn nhận kết quả giám sát không đi đến cùng, giám sát xong để đấy”, bà Doan kêu gọi việc tăng cường kiểm tra giám sát: “Chúng ta xúm nhau lại tạo sự đồng thuận để tìm những yếu kém trong quản lý, dù không nặng về xử lý, mà để khắc phục những yếu kém”, và việc này cần phải làm một cách kiên quyết, song song với việc “QH lần này đưa ra vấn đề tiết kiệm chi tiêu công, hội thảo, hội họp, đi nước ngoài”.
( Theo  Đào Tuấn  )
 
-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét