Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

ÔNG ĐÁNH NỐC-AO (!)

* CHU MÀ GIANG
Ca dao 'chống phong kiến' học từ sách cấp 1
(những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước):
            Tháng Tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chống sao đang?
Có quần ra quán bán hàng
Không quần ra đứng đầu làng trông quan…
                  *            *           *
Và, tháng Tám này, 2013, có Ca Rao mới:
Tháng Tám gặp chuyện rối đầu
Cấm Facebook bắc cầu thông tin
Các báo mạng, các báo in
Không ai được phép post lên trang nhà
Tin trên “lề phải” nhà choa
Sáng ngời như thể “tiên sa cõi trần”
Các ngươi – trang mạng cá nhân
Post lên làm tối những phần sáng choang
Báo ta là báo đàng hoàng
Nhà ngươi – Facebook thuộc hàng cá nhân
Cấm không được ‘đụng lông chân’
Nhà người là lũ thứ dân rất xoàng...
Báo ta – “lề phải” khang trang
Nhét vào Facebook ngang hàng vậy ư?!
Cho nên, cấm hẳn, từ giờ
Thông tin báo Đảng đừng mơ xía vào
Không nghe, ông đánh Nốc-ao!...
CMG
-----------------

Cấm Facebook đụng đến “lề phải”?!

> Từ nay, dứt khoát cấm tiệt:
Thông tin trên các báo "lề phải" không ai được phép phổ truyền rộng rãi!
 * CHÂU AN 
          Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã chính thức được công bố chiều 31/7 tại Hà Nội với nhiều thay đổi so với Nghị định số 97 ban hành năm 2008.
Nghị định 72, được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 15/7 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9, định nghĩa: "Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp".
                    >>  Cực đoan rồi  
Như vậy, những tài khoản được lập thông qua các mạng xã hội như Facebook sẽ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó. Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, giải thích với VnExpress.net: "Trước hết chúng ta phải nói rõ đây là trang thông tin của cá nhân, mà các trang cá nhân thì được phép đưa thông tin về những thứ của chính mình, không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước".
Hiện nay, có rất nhiều blog hoặc tài khoản Facebook do cá nhân lập ra để chia sẻ tin tức thời sự, hay các bài viết về sức khoẻ, công nghệ, thời trang... mà chủ nhân của những trang đó thu thập từ báo chí để thu hút cộng đồng. "Trong thực tế có thể vẫn còn nhiều trang Facebook đang tổng hợp thông tin, các cơ quan quản lý sẽ tăng cường thanh tra xử lý. Tổng hợp còn liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, không phải lấy chỗ nọ sang chỗ kia, đưa lên thành của mình được. Trích dẫn phải xin phép và được đồng ý. Ngay cả việc đưa thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định pháp luật", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng bổ sung.
Một nội dung khác cũng đặc biệt được quan tâm là quản lý thông tin xuyên biên giới. "Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan của Việt Nam", Nghị định nêu rõ.
Tuy nhiên, khi được hỏi về những hình thức xử phạt cụ thể với các trường hợp vi phạm, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho hay hiện Ban soạn thảo của Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn đang trong quá trình xây dựng Nghị định về xử phạt các vi phạm hành chính trong cả hai lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông - CNTT và lĩnh vực Báo chí - Xuất bản và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian gần đây.
"Internet là phát minh lớn của loài người, nhưng thách thức là những kẻ xấu lợi dụng thành tựu công nghệ  để vi phạm pháp luật. Trong điều kiện trên lãnh thổ từng nước thì dễ quản lý, nhưng xuyên biên giới lại là thách thức lớn. Chúng tôi sẽ lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp liên quan, đăng trên cổng thông tin để công khai minh bạch, cũng như tham chiếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và tham khảo quy định của các quốc gia khác trong vấn đề quản lý dịch vụ xuyên biên giới", Thứ trưởng Lê Nam Thắng nhấn mạnh.
Nhận định về những trang web mạo danh các lãnh đạo Đảng, nhà nước, những người nổi tiếng, Thứ trưởng cho hay Internet là một xã hội thu nhỏ, có người tốt, người xấu, có thông tin tốt, có thông tin không chính xác, lừa đảo. Việc xử lý nội dung thông tin độc hại cũng sẽ được áp dụng như trong cuộc đời thực. Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ngành, cơ quan báo chí cũng phải vào cuộc, đấu tranh chống lại luận điệu sai trái chứ chỉ dùng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
C.A (Xem Nguồn )
---------------

Chung quanh cái 'THÁP TUỔI'


* HOÀNG NGỌC NGUYÊN
Có nhiều điều chúng ta vẫn tưởng, cho đến khi chúng ta hiểu được thực tế không giống như điều ta nghĩ. Ví dụ như chúng ta đều nghĩ rằng phụ nữ Trung Quốc có sinh suất thấp chẳng ai bằng, và chẳng ai nhịn nổi như họ, vì chính sách có từ mấy thập niên qua của chế độ Cộng Sản của nước này là mỗi gia đình chỉ có một đứa con.
Ai mà tính có đứa con thứ hai là cửa nhà tan nát, vợ thì bị buộc phải phá thai và chịu phạt, chồng thì bị mất việc vì bị xem là kẻ chủ mưu. Bởi vậy, phụ nữ Trung Quốc có tỷ lệ sinh sản là 1.54.
Trong khi đó, chúng ta quen nghĩ nước Mỹ là nước tự do. Lại là một nước của di dân tứ xứ có những tập quán khác nhau về chuyên sinh đẻ này. Quan sát bình thường chẳng hạn, chúng ta cũng thấy phụ nữ da trắng có lẽ ngại chuyện sinh đẻ, nhưng những chủng tộc khác có lẽ vẫn chủ trương xả láng (người da đen, người Latino…). Thế nhưng những phúc trình gần đây cho thấy tỷ lệ sinh sản nơi phụ nữ Mỹ cũng xuống thấp. Mức hiện nay đối với phụ nữ da trắng, có học thức là 1.6 - tức chỉ cao hơn đàn bà Trung Quốc một tí. Mà đàn bà Trung Quốc thì bị ép. Đàn bà Mỹ, ai ép?
Nhìn chung cho toàn xã hội Mỹ, tỷ suất này là 1.93. Và những nhà nghiên cứu nay nói rằng chính tỷ lệ đang suy giảm này là nguyên do căn bản của nhiều vấn đề của đất nước!
          Tỷ suất sinh nở (fertility rate) là con số trẻ em mà một phụ nữ trung bình sinh ra tính trong cả đời của mình. Tỷ suất thay thế (rate of replacement) là 2.1. Nếu một phụ nữ trung bình có nhiều con hơn mức đó, dân số sẽ gia tăng. Nếu ít hơn, dân số sẽ giảm đi. Theo Trung tâm Kiểm dịch và Phòng dịch (CDC), tỷ suất sinh nở của Mỹ đã thấp hơn tỳ suất thay thế từ những năm 70 – có nghĩa là gân nửa thế kỷ nay. Điều này cũng có nghĩa là nếu chẳng có những đợt di dân mới “xung phong, tình nguyện” điền khuyết, dân số Mỹ cũng sẽ bị nguy cơ sụt giảm như ở châu Âu, ở Nga, ở Nhật Bản.. 
Suy nghĩ một tí, chúng ta sẽ dễ thấy những hệ lụy của việc giảm sinh suất liên tục này. Cơ cấu tuổi trong xã hội sẽ thay đổi, có nghĩa là có nhiều người già hơn người trẻ - tính theo tỷ lệ bách phân trong dân số. Và khi thế hệ cao niên này lần lượt ra đi, những thế hệ trẻ không đủ người thay thế, điền khuyết, cho nên dân số ắt phải giảm. Vấn đề này đương nhiên có những hậu quả kinh tế, chính trị và văn hóa đáng quan tâm.
          Có một thời, chúng ta sợ nạn nhân mãn ở châu Á hay châu Phi tràn đến Mỹ. Xem ra có những biến chuyển toàn cầu chúng ta không ngờ được. Sự tăng trưởng dân số trên thế giới đang chậm dần và có thể đứng lại vào một lúc nào đó, và trong 60 năm nữa, có thể dân số toàn cầu sẽ giảm đi. Thực ra, đến 97% dân số thế giới đang sống ở những nước mà tỷ lệ sinh sản đang có khuynh hướng sụt giảm.
Đáng quan ngại hơn là sự tiến bộ trong đời sống loài ngưòi. Dân số gia tăng thì xu hướng canh tân và bảo tồn gia tăng đáng kể, khiến cho đời sống của con người tiện nghi hơn và tầng lớp dưới cũng có thể cải thiện được mức sinh hoạt. Tuy nhiên, trong những xã hội sinh suất kém, sự tiến bộ ít thấy, lý do đơn giản người ta phải lo cho người già ngày càng đông, và y tế trở thành chi tiêu số một trong xã hội. Một điều mà nay mọi người bình thường cũng thấy là khi người già càng đông, quỹ tín thác cho An sinh Xã hội phải tăng mạnh cho kịp, nhưng nó lại chịu khô cạn dần bởi vì số người di làm để đóng góp vào quỹ này ngày càng giảm. Về mặt quốc phòng, ít nhất có hai ảnh hưởng bất lợi khiến cho có sự co cụm: thứ nhất là chính phủ không có tiền cho chuyện tăng cường quân đội, chạy đua vũ trang, và xã hội cũng không có đủ người phục vụ trong quân ngũ.
Theo một số tác giả, nếu nước Mỹ có suy đồi, và đúng là đang suy đồi, chính là vì sự hao hụt dân số này. Theo họ,. nếu tỷ suất sinh sản của Mỹ được 2.5% hay ngay cả 2.2%, nhiều chuyện nhức đầu đang có đã không xảy ra. Bởi thế, người ta lo ngại chính là vì tỷ suất này đang xuống. Và còn xuống thấp hơn nữa.
Thời “huy hoàng” nhất của phụ nữ Mỹ da trắng có lẽ là vào năm 1800 (cách đây hơn cả hai thế kỷ), khi trung bình một người có được đến bảy đứa con. Đó là thời lập quốc, ban đêm không đèn không đuốc, người ta cần nhiều lao động hay chẳng sợ đông dân. Nhưng sau đó, người ta thấy phải sinh đẻ đến bảy lần trong đời người thì đúng là hao phí, nặng nề và mất vui, cho nên giảm dần, giảm dần… Đến năm 1940, tỷ lệ sinh và tỷ lệ thay thế gần như ngang bằng. Thế nhưng Đệ nhị Thế chiến kết thúc, làm cho con ngưòi ham vui trở lại, và thế hệ Baby-Boom ra đời. Tỷ lệ sinh sản nơi phụ nữ lại tăng trở lại. Cho đến năm 1970, ngán ngẩm vì cuộc chiến Việt Nam, đàn bà lại không muốn sinh đẻ nữa, và tỷ lệ này lại đi xuống!
Có một số giải thích cho sự “suy thoái” sinh sản bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ trước đến nay. Rõ ràng nhất là giai cấp trung lưu ở Mỹ bắt đầu đứng lại vì những cơn suy thoái lai rai, lợi tức gia đình không gia tăng cho nên họ không còn dám có con đông nữa. Người ta lên đại học đông hơn trước, cho nên vừa chậm lập gia đình vừa thấy chuyện có con cái trở nên tốn kém hơn. Vai trò phụ nữ trong xã hợi cũng bắt đầu thay đổi. Phụ nữ lên đại học nhiều hơn, ngang bằng với nam giới và sau đó còn qua mặt cả phái mạnh. Cho nên, họ không muốn có gia đình sớm, có gia đình cũng không muốn có con sớm, và có con chỉ muốn có ít, 1-2 đứa đề dễ bề chăm sóc, nuôi dưỡng thay vì giao cho xã hội. Khuynh hướng này mạnh mẽ nơi phụ nữ da trắng và phần nào nơi phụ nữ da vàng, là những người thích đi làm, và thường đi ra ngoài hai ngành “sở trường” là dạy học và trợ tá bệnh viện.  Một thủ phạm đáng ra tòa trong vụ này là sự phổ biến mạnh mẽ của thuốc ngửa thai, đến mức nhiều nữ sinh mới 14 đã quen dùng. Không ngừa thì phá, tỷ suất sinh sản bị ghìm lại vì thế. Quan niệm người ta về sự tương tác giữa tình dục, hôn nhân và sinh sản cũng không đứng vững vì sự dễ dàng trong việc “sống chung hòa bình” nhưng chẳng ràng buộc trách nhiệm gì với nhau.
Nếu muốn hiểu cái hại của việc dân số sụt giảm, chúng ta cứ nhìn đến sự suy đồi của Nhật Bản trong gần ba thập niên qua. Vào những năm sáu mươi, chúng ta đều thấy nước Nhật đang làm chủ tể cả thế giới đến nơi. Nhà tương lai học Herman Kahn đã phải vội vàng viết cuốn “The Emerging Japanese Super-state - Challenge and Response” (Siêu quốc Nhật Bản Ló dạng – Thách đố và Đáp ứng” để khỏi mang tiếng chậm trễ. Thế nhưng người ta quên đi yếu tố dân số nước Nhât đang chậm tăng một cách đáng ngại – trong đó có biện pháp “cai đẻ” của quân Mỹ chiếm đóng áp đặt lên nước Nhật sau Thế Chiến. Chi phí nuôi con khá cao ở Nhật là một ly do khác. Và còn một lý do quan trọng nữa là đàn bà Nhât giống phụ nữ Singaporeớn chuyện gia đình.
Vào những năm 60, tỷ lê sinh đẻ nơi phụ nữ Nhật chỉ có 1.3%, bắt đầu thấp hơn tỷ lệ thay thế. Thế mà phải đến năm 2008, dân số của Nhật mới lên cao điểm để bắt đầu đi xuống! Có một chi tiết lý thú: Năm 2010, số tả bán ra cho người già nhiều hơn số tả bán ra cho con nít. Người ta cũng ước tính là đến năm 2100, tức chỉ còn chưa đến 90 năm nữa (những người được sinh ra hiện nay may ra chứng thực điều này), dân số Nhật Bản sẽ chỉ bằng một nửa hiện nay – nếu người ta vẫn bỏ ngoài tai những lời kêu gọi đến khản cổ của chính phủ “Hãy yêu nhau đi, chiều hôm tối rồi”. Nước Nhật siêu cường đã phát triển kinh tế như thế nào trong thời gian mấy thập niên qua? Từ năm 1950 đến 1970, Nhật tăng trưởng với tỷ lệ hàng năm là 5.4%. Từ 1990 đến 2006, tỷ lệ này là 0.63%.
Nước Mỹ có hai “thế mạnh” hay “thuận lợi” để tránh vết xe đổ của Nhật. Thứ nhất là chuyện tôn giáo. Thứ hai là chính sách di dân cởi mở. Hai yếu tố này có thể thúc đẩy chuyện sinh sản. Nhưng tăng dân số bằng cách trông mong vào di dân là chuyện phức tạp - nhất là vì nhận “con nuôi” làm sao hay bằng con của chính mình, sinh đẻ ở Mỹ, được giáo dục trong môi trường văn hóa của Mỹ. Mặt khác, cứ cái đà này thì người Mỹ da trắng sẽ sớm trở thành dân thiểu số.
Có những ý kiến cho rằng những biện pháp ưu đãi về thuế cho những người sinh con sẽ có tác dụng đối với chuyện sinh đẻ. Người ta cũng nhìn qua nước Pháp và nói rằng phụ nữ ở nước này cân bằng được chuyện đi làm và gia đình là nhờ chính phủ cho mở những trung tâm chăm sóc trẻ ban ngày. Quả thật là ở Mỹ, nhiều cha mẹ chịu nhiều tốn kém khi phải gởi con để đi làm, khiến cho người phụ nữ cảm thấy khó xử: ở nhà nuôi con thì không có tiền, đi làm thì không nên có con.
Tác giả Jonaythan V. Last viết trên tờ Wall Street Journal do đó đã nhấn mạnh rằng chúng ta phải “uống nước nhớ nguồn”. Nên hiểu rằng dân số Mỹ còn được ngày nay, còn có giới trẻ đang cố chống đỡ ‘tháp tuổi’, là nhờ hiện nay ở Mỹ có khoảng chừng 38 triệu người sinh ra ở nước ngoài. Trong số này đến hai phần ba là hợp pháp. Mỗi năm, chỉ có chừng 4 triệu trẻ được sinh ra trên đất Mỹ. Và cho ngay thực, công bằng, những người phụ nữ Hispanic ở bên này biên giới hay đã vào được đất Mỹ đều cần được tuyên dương công trạng giữ cho nước Mỹ tạm thời đứng vững.
Chúng ta nói tạm thời vì ngay cả chính phụ nữ ở Mexico ngày nay cũng sợ sinh đẻ. Năm 1972, tỷ lệ sinh nở của đàn bà Mễ là 6.72%. Ngày nay, con số này chỉ còn khoảng 1.7% - xấp xỉ  tỷ lệ thay thế. Theo ông Last, người ta không để ý rằng trong vài năm qua, con số nhập cư thuần từ Mexico hầu như là số không.
Giải pháp cho nước Mỹ là ở chỗ nào?
Có lẽ chúng ta có nhiều vấn đề quá, cho nên phải gác qua một bên một số chuyện không được xem là trước mắt. Có một tác giả đề nghị cuộc thảo luận này phải bắt đầu bằng ba chủ điểm: An sinh Xã hội, Giáo dục đại học, và Gia cư. Khi nào ngưòi ta còn nghĩ về già chẳng cần hay chẳng trông mong gì được con cái, bài toán còn đó. Khi nào chuyện đi học gây cấn cái cho chuyện có con cái, vấn đề còn đó. Khi nào chuyện nhà cửa còn khó khăn quá, khó ổn định gia đình, vấn đề còn đó.

H.N.N
----------------

'Tiếng nói' - E.MAIL - 51

Mai Thục
Các vị GS đáng kính đang chia sẻ về vấn đề vaccin và y tế vời đồng bào VN.
----- Thư đã chuyển tiếp ----
Từ: Thuc Mai <thuc_mai61@yahoo.com>
Đã gửi 7:20 Thứ Năm, 1 tháng 8 2013
Chủ đề: Về: Vaxin thế hệ mới cho VN
Cảm ơn các GS đã xót xa đóng góp vào sự cứu người Việt Nam.
-------------
Từ: Peter Nguyen <petertigr@gmail.com>
Tới: Nguyen Van Kinh <kinhgenetherapy@yahoo.com>
Cc: 
bio-vn@yahoogroups.com 
Đã gửi 7:10 Thứ Năm, 1 tháng 8 2013
Chủ đề: Re:
Vaxin thế hệ mới cho VN

Thưa GS Kình:
Xin cám ơn GS đã chia sẻ cảm nghĩ. Ngoài những công tác khoa học quan trọng GS đang làm, sự lưu tâm của GS là một động lực cần thiết để mang lại những cải tiến tốt đẹp hơn cho vấn đề y tế và phát triển khoa học của Việt Nam.
Thân kính,
Thái
----------------
2013/7/31 Nguyen Van Kinh <kinhgenetherapy@yahoo.com>
Kính gửi Dr. Thái,
Rất cám ơn anh về bài viết Vaccine. Mấy hôm nay tôi cũng rất bức súc về chuyện vaccine thế hệ cũ gây những hậu quả nghiêm trọng cho người dân Việt Nam. Tôi đau sót trước những cái chết vô tội của các trẻ sơ sinh vừa qua.
Là các nhà khoa học, chúng ta phải lên tiếng cực lực phản đối Việt Namvẫn còn dùng những loại Vaccine này. 
Anh đã thay mặt chúng tôi nói lên những điều cần nói. Chúng ta đòi hỏi người Việt Namphải được hưởng những nền tảng công nghệ tiên tiến.
Kính chúc anh luôn mạnh khỏe và có nhiều bài viết hay hơn nữa.
Nguyễn Văn Kình
-------------------------
From: Peter Nguyen <petertigr@gmail.com>
To: bio-vn@yahoogroups.com 
Sent: Tuesday, July 30, 2013 7:48 AM
Subject: Vaxin thế hệ mới cho VN
-----------------------------
Thân gửi Bio-VN và Quí Thân hữu:
Khi đọc bản tin trên, chúng ta không khỏi băn khoăn về sự cần thiết thay đổi sản phẩm vaxin cổ điển vẫn là tiêu chuẩn cho y tế phòng ngừa ở Việt Namvà đang gây những sự cố nguy hại cho việc chủng ngừa.  Các tiến bộ nhanh chóng của ngành sinh học, đặc biệt là miễn dịch học, trong thập niên qua đã đặt những nền tảng quan trọng cho vaxin thế hệ mới an toàn, hữu hiệu và nhiều ứng dụng, không chỉ phòng ngừa (preventive vaccine) mà đang tiến đến trị liệu những bệnh hiểm nghèo như ung thư (cancer vaccine). Chúng ta cần mau chóng khai triển công nghệ sinh học mũi nhọn này để tạo sản phẩm vaxin an toàn, và quan trọng hơn nữa là đáp ứng những đe doạ của nhiều dịch bệnh dự đoán trong tương lai ở Việt Nam do thay đổi khí hậu và môi trường. 
Tiêu biểu cho vaxin thế hệ mới là công nghệ tạo vỏ virut (thường được gọi là VLP hay virus like particle) của những tác nhân gây bệnh dùng làm kháng nguyên (antigen) để tạo vaxin bằng phương pháp cloning. Trên nền tảng này, vaxin VLP sẽ rất an toàn vì không còn khả năng lây nhiễm do nhân mang yếu tố di truyền DNA hay RNA như vaxin cổ điển. Cũng như virut, VLP gồm các nhân tố kháng nguyên (epitope) có khả năng kích thích hệ miễn dịch tạo các kháng thể đặc hiệu ngăn ngừa và loại trừ virut khi cơ thể bị lây nhiễm; tuy nhiên, khác với virut, VLP có cấu trúc kháng nguyên đơn giản và đặc hiệu hơn, nên giảm thiểu những kích hoạt miễn dịch không cần thiết có thể dẫn đến nguy cơ cho người đươc tiêm chủng.
Những ưu điểm của phương pháp tạo vacxin thế hệ mới VLP so với các vaxin hiện hành gồm:
- Độ an toàn cao: vì kháng nguyên VLP không còn DNA/RNA của nhân như nói trên. Ngoài ra, phương pháp sản xuất protein tái tổ hợp (recombinant protein) của VLP an toàn hơn phương pháp dùng trứng trong việc sản xuất vacxin cổ điển vì trứng có thể bị nhiễm khuẩn và tạp chất gây phản vệ. Về tổ chức, việc tạo VLP rất an toàn và có thể thực hiện trong điều kiện thông thường của phòng thí nghiệm, không đòi hỏi những tốn kém cần độ an toàn cấp P3 hay P4 cho virut H5N1, HIV và nhiều loại virut gây bệnh khác.
- Khả năng tạo kháng thể mạnh và chuyên biệt: các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm đã cho thấy VLP có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch tạo kháng thể rất mạnh và thường không cần dùng tá dược (adjuvant) như vaxin cổ điển. Lý do vì một phần VLP sẽ bị phân giải, và điều này sẽ giúp hệ miễn dịch tạo kháng thể đối với toàn diện kháng nguyên virut (gồm linear và tertiary epitopes). Tránh tá dược cũng sẽ giúp giảm thiểu các phản ứng viêm có thể dẫn đến tổn thương và nhiễm trùng.
- Có thể sản xuất trong thời gian ngắn hai tháng: Dùng phương pháp cloning và một số tế bào dòng (cell lines), việc tạo VLP có thể được thực hiện nhanh trong hai tháng hoặc ngắn hơn, thay vì sáu tháng hoặc một năm như các vacxin cổ điển hiện nay. Ưu điểm này rất cần để đáp ứng kịp thời trường hợp dịch bệnh đột phát, và sự biến đổi gen (mutation) rất nhanh của các siêu vi. Các dịch bệnh gần đây đã xảy ra quanh năm, thay vì chỉ trong mùa Đông như trước kia, và còn được tiên liệu sẽ tiếp tục với tầng xuất cao do biến đổi khí hậu. Phương pháp VLP cũng cho chúng ta trực tiếp xử dụng tác nhân gây bệnh tại các địa phương ở Việt Nam, thay vì dùng vaxin nhập được làm từ bệnh phẩm nước ngoài sẽ ít hiệu năng vì tính sai biệt của kháng nguyên, thêm vào đó là tốn phí cao hơn.
- Giá sản xuất thấp: các định giá về thiết lập phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất VLP cho thấy phương pháp VLP có giá thành thấp nhiều lần so với hệ thống bào chế cổ điển; dùng cloning cũng sẽ có hiệu năng tạo kháng nguyên rất cao, trên mười lần so với dùng trứng. Vì đặc tính kinh tế ít tốn kém và nhanh chóng trên, công nghệ VLP được coi là công nghệ vaxin tương lai cho những nước đang phát triển và thường bị các dịch tễ đe doạ.
Dựa trên những thành quả có tính ứng dụng quan trọng này, phương pháp tạo VLP cho các chủng loại virut gần đây đã được nghiên cứu và khai triển bởi nhiều trung tâm và các trường đại học trên thế giới. VLP đã được tạo thành công cho nhiều siêu vi gây bệnh ở người từ thông thường đến loại rất nguy hiểm gồm H1N1, H5N1, Adenovirus, HIV, Hepatitis C, Respiratory Syncytial (RSV), Varicella Zoster (VZV), Ebola, Chikungunya, ở gia súc như  EV71, Picornavirus và sẽ còn nhiều hơn nữa trong tương lai. Trước đây, phần lớn các hãng dược ít đầu tư vào sản xuất vaxin vì họ rất ngại những rủi ro có thể xảy ra, nhưng với độ an toàn cao của các vaxin thế hệ mới, cùng với các đại công ty dươc đã sản xuât vaxin VLP như Merck, GlaxoSmithKline (đã thương mại hoá vaxin ngừa ung thư tử cung dưới tên Gardasil/Cervirax), hiện đang trổi lên nhiều hãng nghiên cứu và sản xuất vaxin VLP gổm Novavax Inc., Medicago, LigoCyte, Compass Biotechnologies, VLP Co., TechnoVax,  Oxford Expression Technologies, AgilVax, VBI/Epixis v.v. Nhiều thử nghiệm  trên sinh vật và lâm sàng ở người của những hãng này đã cho kết quả tốt đẹp, an toàn và có khả năng cao cho việc thương mại hóa trên thị trường trong tương lai gần. 
Việc tạo sản phẩm sinh dược (biologics) như vaxin VLP đương nhiên đòi hỏi nhiều qui trình thực hiện rất chuyên nghiệp. Sau sản xuất kháng nguyên VLP, chúng ta cần những phương tiện dược khoa để biến thành dược phẩm (drug formulation) và tổ chức thử nghiệm lâm sàng để đánh giá ứng dụng cho tập thể. Trên thực tế có nhiều công nghệ vaxin mới và các công nghệ này đều có tương quan mà chúng ta cần kết hợp để tối ưu, gổm VLP, phương pháp di truyền ngược (reverse genetics), hệ thống tế bào (cell expression base), DNA vaxin, peptide tổng hợp (synthetic peptide), tế bào tua (DC based vaccines), vaxin đường ruột (mucosal vaccine), tổng hợp từ thực vật (plant vaxin) và  adjuvants chuyên biệt dùng LPS, CpG, RNA v.v.. Chúng ta cần có kế hoạch tiêu chuẩn và qui mô toàn diện, việc làm tự phát và đơn lẻ không thể mang lại kết quả có phẩm chất và an toàn cho xử dụng, ngoài ra thường tạo những cạnh tranh không cần thiết. Trên thực tế Việt Nam đã có một truyền thống về khám phá và sản xuất vaxin với sự đóng góp của danh nhân thế giới như Alexandre Yersin và mạng lưới quốc tế gồm các viện Pasteur, IVAC Nha Trang; một kế hoạch liên kết những chương trình nghiên cứu ở các đại học với những cơ sở này rất là cần thiết để đi đến việc sản xuất vaxin thế hệ mới trong tương lai.  
Là một công nghệ cao, phần thiết yếu nhất của vaxin thế hệ mới không chỉ là kỹ thuật và sản xuất, Việt Nam cần định hướng và đào tạo một đội ngũ khoa học có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm về các nghiên cứu miễn dịch học hiện đại. Để tạo được vaxin an toàn và hữu hiệu, chúng ta cần có khả năng đánh giá những kiểu hình kháng nguyên (epitopes), cơ chế phản ứng của vaxin, từ đó tiên liệu được hiệu năng cũng như tác dụng phụ có thể nguy hiểm của vaxin. Sự cố nêu trên gây thiệt mạng đồng loạt cho 3 em nhỏ tiêm chủng viêm gan B cần được giải thich thông suốt dựa trên những dữ kiện và cơ chế khoa học: Các kháng nguyên, do bị biến đổi, đã gây sóc phản vệ từ hiệu ứng kháng thể IgE trên tế bào gây dị ứng mast cells, basophile? hoặc các kháng nguyên này đã kích hoạt mạnh mẽ tế bào T gây rối loạn và gia tốc các tăng tổng hợp cytokine (thường được gọi là cơn bão cytokine) dẫn đến phản ứng viêm cấp tính? hoặc viêm cấp tính xảy ra do phản ứng phức hợp từ kết tủa của kháng nguyên và kháng thể ?...
Trên thực tế, sự cố vẫn có thể xảy ra cho vaxin thế hệ mới, như đã xảy ra với Gardasil, tuy độ nguy hại sẽ thấp hơn và chúng ta luôn cần sự thận trọng tối đa (Click here: Ð?u Xuân nói chuy?n Sinh h?c: Th? nghi?m Mab TGN412 - Di?n dàn Sinh h?c Vi?t Nam). Tóm lại, chúng ta cần ưu tiên xây dựng một khoa học, thay vì sản phẩm vì chỉ khi nào chúng ta giải thích được cơ chế của sự cố, thì chúng ta mới giải quyết được sự cố đó.  
Theo thống kê, trong hai năm qua đã có gần 20 trẻ nhỏ thiệt mạng vì tiêm chủng vaxin ở Việt Nam. Qua thông tin và báo chí, chúng ta rất tiếc chỉ thấy những lý giải chung chung cho tai nạn và mất mát lớn lao này. Cộng đồng khoa học trong nước đang đứng trước một trách nhiệm tinh thần và trách nhiệm xã hội cấp thiếtđể thực hiện việc hiện đại hoá công nghệ vaxin ở Việt Nam nhằm mang lại những sản phẩm an toàn và phương thức giải quyết hiệu quả các sự cố, để giảm thiểu tối đa những tai nạn tiêm chủng hàng năm cho y tế dự phòng bảo vệ cộng đồng dân chúng. 
Vài ý tưởng tâm huyết chia sẻ và mong sẽ được sự phản hồi và hướng dẫn của quí Thân hữu.
Xin cám ơn và chào thân quí.
Thái  
-------------------
----- Thư đã chuyển tiếp ----
Từ: Peter Nguyen <petertigr@gmail.com>
Tới: hien tong <tongduyhien2001@yahoo.com>
Cc: Nguyen Van Kinh <kinhgenetherapy@yahoo.com>; bio-vn@yahoogroups.com 
Đã gửi 8:25 Thứ Năm, 1 tháng 8 2013
Chủ đề: Re: Vaxin thế hệ mới cho VN- Em Hiển Nano
Thân gửi TS Hiển:
Rất cám ơn đề nghị hợp tác hữu ích và ý nghĩa của anh cho kế hoạch làm vaxin thế hệ mới. Màng lọc nano sẽ có tiềm năng ứng dụng lớn trong tiến trình chọn lọc và tinh sạch của vaxin vì tính đặc hiệu cao. Độ tinh sạch và tính đặc hiệu của vaxin cũng là những đặc tính mà chúng ta cần đạt được để gia tăng tính an toàn cho vaxin.
Xin được chia sẽ ý kiến của anh với Bio-VN và quí thân hữu lưu tâm.
Thân quí,
Thái  
------------------------
2013/8/1 hien tong <tongduyhien2001@yahoo.com>
Anh Thai kinh men
Em moi ve VN duoc 1 tuan, cung dang bận quá để giải quyết các việc tồn đọng trong 2 tháng qua. Anh cho em biet luc nao anh ranh de em ghe qua tham va uong cafe voi Anh.
- Ve viec nghien cuu va che tao vac xin the he moi cho VN, anh thay ben em co the lam duoc cai gi, thi cho em biet de ben em tham gia.
Ví dụ em doc thay trong quá trình nghiên cứu/san xuat vaxin phải lọc (filtration) rất nhiều, và phai dùng áp suất nếu không thì quá trình lọc sẽ chậm quá.
Tuy nhiên ap suất có thể làm vỡ tế bào, tạo thêm các chất không mong muốn.
Trong khi màng lọc micro voi độ dày màng chỉ 0.1-0.5 microns, co kích thước lỗ đồng đều,lưu lượng lọc nhanh hon màng truyền thống 100-1000 lần , do đó không cần sử dụng áp suất cao, tránh được việc vỡ tế bào. Cho phép việc nghiên cứu các vaxin mới de dang hon ( mot lan em trao doi voi ben vien Paster thay ho noi the, nhung roi bận quá cũng không consider lại issue nay, gio doc email cua anh em moi nghi xem Em se lam gi duoc trong viec che tao vaxin). 
Anh xem giup em la y tuong này có đúng không ??? Neu đúng thì bên em san sang dong gop màng lọc cho cac ben nghien cuu vaxin the he moi. Viec nghien cuu va che tao vaxin khó khăn, nhat la trong dieu kien VN hien nay, nhung neu minh dam lam, moi nguoi gop mot phan kien thuc, thi em tin la van co the lam duoc.
Em cung khong email cho cac group. nhung neu ah thay y tuong ben tren ma dung, thi anh cu reply cho cả group, de moi nguoi co them option/tool khi nghien cứu.
Em chuc Anh khỏe
Hien
--------
From: Peter Nguyen <petertigr@gmail.com>
To: Nguyen Van Kinh <kinhgenetherapy@yahoo.com>
Cc: bio-vn@yahoogroups.com
Sent: Thursday, August 1, 2013 7:10 AM

Subject: Re: Vaxin thế hệ mới cho VN

Thưa GS Kình:
Xin cám ơn GS đã chia sẻ cảm nghĩ. Ngoài những công tác khoa học quan trọng GS đang làm, sự lưu tâm của GS là một động lực cần thiết để mang lại những cải tiến tốt đẹp hơn cho vấn đề y tế và phát triển khoa học của Việt Nam.
Thân kính,
Thái
---------------------
2013/7/31 Nguyen Van Kinh <kinhgenetherapy@yahoo.com>
Kính gửi Dr. Thái,
Rất cám ơn anh về bài viết Vaccine. Mấy hôm nay tôi cũng rất bức súc về chuyện vaccine thế hệ cũ gây những hậu quả nghiêm trọng cho người dân Việt Nam. Tôi đau sót trước những cái chết vô tội của các trẻ sơ sinh vừa qua.
Là các nhà khoa học, chúng ta phải lên tiếng cực lực phản đối Việt Nam vẫn còn dùng những loại Vaccine này.
Anh đã thay mặt chúng tôi nói lên những điều cần nói. Chúng ta đòi hỏi người Việt Namphải được hưởng những nền tảng công nghệ tiên tiến.
Kính chúc anh luôn mạnh khỏe và có nhiều bài viết hay hơn nữa.

Nguyễn Văn Kình
----------------------------------
From: Peter Nguyen <petertigr@gmail.com>
To: bio-vn@yahoogroups.com 
Sent: Tuesday, July 30, 2013 7:48 AM
Subject: Vaxin thế hệ mới cho VN
Thân gửi Bio-VN và Quí Thân hữu:
Khi đọc bản tin trên, chúng ta không khỏi băn khoăn về sự cần thiết thay đổi sản phẩm vaxin cổ điển vẫn là tiêu chuẩn cho y tế phòng ngừa ở Việt Nam và đang gây những sự cố nguy hại cho việc chủng ngừa.  Các tiến bộ nhanh chóng của ngành sinh học, đặc biệt là miễn dịch học, trong thập niên qua đã đặt những nền tảng quan trọng cho vaxin thế hệ mới an toàn, hữu hiệu và nhiều ứng dụng, không chỉ phòng ngừa (preventive vaccine) mà đang tiến đến trị liệu những bệnh hiểm nghèo như ung thư (cancer vaccine). Chúng ta cần mau chóng khai triển công nghệ sinh học mũi nhọn này để tạo sản phẩm vaxin an toàn, và quan trọng hơn nữa là đáp ứng những đe doạ của nhiều dịch bệnh dự đoán trong tương lai ở Việt Nam do thay đổi khí hậu và môi trường. 
Tiêu biểu cho vaxin thế hệ mới là công nghệ tạo vỏ virut (thường được gọi là VLP hay virus like particle) của những tác nhân gây bệnh dùng làm kháng nguyên (antigen) để tạo vaxin bằng phương pháp cloning. Trên nền tảng này, vaxin VLP sẽ rất an toàn vì không còn khả năng lây nhiễm do nhân mang yếu tố di truyền DNA hay RNA như vaxin cổ điển. Cũng như virut, VLP gồm các nhân tố kháng nguyên (epitope) có khả năng kích thích hệ miễn dịch tạo các kháng thể đặc hiệu ngăn ngừa và loại trừ virut khi cơ thể bị lây nhiễm; tuy nhiên, khác với virut, VLP có cấu trúc kháng nguyên đơn giản và đặc hiệu hơn, nên giảm thiểu những kích hoạt miễn dịch không cần thiết có thể dẫn đến nguy cơ cho người đươc tiêm chủng.
Những ưu điểm của phương pháp tạo vacxin thế hệ mới VLP so với các vaxin hiện hành gồm:
- Độ an toàn cao: vì kháng nguyên VLP không còn DNA/RNA của nhân như nói trên. Ngoài ra, phương pháp sản xuất protein tái tổ hợp (recombinant protein) của VLP an toàn hơn phương pháp dùng trứng trong việc sản xuất vacxin cổ điển vì trứng có thể bị nhiễm khuẩn và tạp chất gây phản vệ. Về tổ chức, việc tạo VLP rất an toàn và có thể thực hiện trong điều kiện thông thường của phòng thí nghiệm, không đòi hỏi những tốn kém cần độ an toàn cấp P3 hay P4 cho virut H5N1, HIV và nhiều loại virut gây bệnh khác.
- Khả năng tạo kháng thể mạnh và chuyên biệt: các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm đã cho thấy VLP có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch tạo kháng thể rất mạnh và thường không cần dùng tá dược (adjuvant) như vaxin cổ điển. Lý do vì một phần VLP sẽ bị phân giải, và điều này sẽ giúp hệ miễn dịch tạo kháng thể đối với toàn diện kháng nguyên virut (gồm linear và tertiary epitopes). Tránh tá dược cũng sẽ giúp giảm thiểu các phản ứng viêm có thể dẫn đến tổn thương và nhiễm trùng.
- Có thể sản xuất trong thời gian ngắn hai tháng: Dùng phương pháp cloning và một số tế bào dòng (cell lines), việc tạo VLP có thể được thực hiện nhanh trong hai tháng hoặc ngắn hơn, thay vì sáu tháng hoặc một năm như các vacxin cổ điển hiện nay. Ưu điểm này rất cần để đáp ứng kịp thời trường hợp dịch bệnh đột phát, và sự biến đổi gen (mutation) rất nhanh của các siêu vi. Các dịch bệnh gần đây đã xảy ra quanh năm, thay vì chỉ trong mùa Đông như trước kia, và còn được tiên liệu sẽ tiếp tục với tầng xuất cao do biến đổi khí hậu. Phương pháp VLP cũng cho chúng ta trực tiếp xử dụng tác nhân gây bệnh tại các địa phương ở Việt Nam, thay vì dùng vaxin nhập được làm từ bệnh phẩm nước ngoài sẽ ít hiệu năng vì tính sai biệt của kháng nguyên, thêm vào đó là tốn phí cao hơn.
- Giá sản xuất thấp: các định giá về thiết lập phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất VLP cho thấy phương pháp VLP có giá thành thấp nhiều lần so với hệ thống bào chế cổ điển; dùng cloning cũng sẽ có hiệu năng tạo kháng nguyên rất cao, trên mười lần so với dùng trứng. Vì đặc tính kinh tế ít tốn kém và nhanh chóng trên, công nghệ VLP được coi là công nghệ vaxin tương lai cho những nước đang phát triển và thường bị các dịch tễ đe doạ.
Dựa trên những thành quả có tính ứng dụng quan trọng này, phương pháp tạo VLP cho các chủng loại virut gần đây đã được nghiên cứu và khai triển bởi nhiều trung tâm và các trường đại học trên thế giới. VLP đã được tạo thành công cho nhiều siêu vi gây bệnh ở người từ thông thường đến loại rất nguy hiểm gồm H1N1, H5N1, Adenovirus, HIV, Hepatitis C, Respiratory Syncytial (RSV), Varicella Zoster (VZV), Ebola, Chikungunya, ở gia súc như  EV71, Picornavirus và sẽ còn nhiều hơn nữa trong tương lai. Trước đây, phần lớn các hãng dược ít đầu tư vào sản xuất vaxin vì họ rất ngại những rủi ro có thể xảy ra, nhưng với độ an toàn cao của các vaxin thế hệ mới, cùng với các đại công ty dươc đã sản xuât vaxin VLP như Merck, GlaxoSmithKline (đã thương mại hoá vaxin ngừa ung thư tử cung dưới tên Gardasil/Cervirax), hiện đang trổi lên nhiều hãng nghiên cứu và sản xuất vaxin VLP gổm Novavax Inc., Medicago, LigoCyte, Compass Biotechnologies, VLP Co., TechnoVax,  Oxford Expression Technologies, AgilVax, VBI/Epixis v.v. Nhiều thử nghiệm  trên sinh vật và lâm sàng ở người của những hãng này đã cho kết quả tốt đẹp, an toàn và có khả năng cao cho việc thương mại hóa trên thị trường trong tương lai gần. 
Việc tạo sản phẩm sinh dược (biologics) như vaxin VLP đương nhiên đòi hỏi nhiều qui trình thực hiện rất chuyên nghiệp. Sau sản xuất kháng nguyên VLP, chúng ta cần những phương tiện dược khoa để biến thành dược phẩm (drug formulation) và tổ chức thử nghiệm lâm sàng để đánh giá ứng dụng cho tập thể. Trên thực tế có nhiều công nghệ vaxin mới và các công nghệ này đều có tương quan mà chúng ta cần kết hợp để tối ưu, gổm VLP, phương pháp di truyền ngược (reverse genetics), hệ thống tế bào (cell expression base), DNA vaxin, peptide tổng hợp (synthetic peptide), tế bào tua (DC based vaccines), vaxin đường ruột (mucosal vaccine), tổng hợp từ thực vật (plant vaxin) và  adjuvants chuyên biệt dùng LPS, CpG, RNA v.v.. Chúng ta cần có kế hoạch tiêu chuẩn và qui mô toàn diện, việc làm tự phát và đơn lẻ không thể mang lại kết quả có phẩm chất và an toàn cho xử dụng, ngoài ra thường tạo những cạnh tranh không cần thiết. Trên thực tế Việt Nam đã có một truyền thống về khám phá và sản xuất vaxin với sự đóng góp của danh nhân thế giới như Alexandre Yersin và mạng lưới quốc tế gồm các viện Pasteur, IVAC Nha Trang; một kế hoạch liên kết những chương trình nghiên cứu ở các đại học với những cơ sở này rất là cần thiết để đi đến việc sản xuất vaxin thế hệ mới trong tương lai.  
Là một công nghệ cao, phần thiết yếu nhất của vaxin thế hệ mới không chỉ là kỹ thuật và sản xuất, Việt Namcần định hướng và đào tạo một đội ngũ khoa học có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm về các nghiên cứu miễn dịch học hiện đại. Để tạo được vaxin an toàn và hữu hiệu, chúng ta cần có khả năng đánh giá những kiểu hình kháng nguyên (epitopes), cơ chế phản ứng của vaxin, từ đó tiên liệu được hiệu năng cũng như tác dụng phụ có thể nguy hiểm của vaxin. Sự cố nêu trên gây thiệt mạng đồng loạt cho 3 em nhỏ tiêm chủng viêm gan B cần được giải thich thông suốt dựa trên những dữ kiện và cơ chế khoa học: Các kháng nguyên, do bị biến đổi, đã gây sóc phản vệ từ hiệu ứng kháng thể IgE trên tế bào gây dị ứng mast cells, basophile? hoặc các kháng nguyên này đã kích hoạt mạnh mẽ tế bào T gây rối loạn và gia tốc các tăng tổng hợp cytokine (thường được gọi là cơn bão cytokine) dẫn đến phản ứng viêm cấp tính? hoặc viêm cấp tính xảy ra do phản ứng phức hợp từ kết tủa của kháng nguyên và kháng thể ?... Trên thực tế, sự cố vẫn có thể xảy ra cho vaxin thế hệ mới, như đã xảy ra với Gardasil, tuy độ nguy hại sẽ thấp hơn và chúng ta luôn cần sự thận trọng tối đa (Click here: Ð?u Xuân nói chuy?n Sinh h?c: Th? nghi?m Mab TGN412 - Di?n dàn Sinh h?c Vi?t Nam). Tóm lại, chúng ta cần ưu tiên xây dựng một khoa học, thay vì sản phẩm vì chỉ khi nào chúng ta giải thích được cơ chế của sự cố, thì chúng ta mới giải quyết được sự cố đó.  
Theo thống kê, trong hai năm qua đã có gần 20 trẻ nhỏ thiệt mạng vì tiêm chủng vaxin ở Việt Nam. Qua thông tin và báo chí, chúng ta rất tiếc chỉ thấy những lý giải chung chung cho tai nạn và mất mát lớn lao này. Cộng đồng khoa học trong nước đang đứng trước một trách nhiệm tinh thần và trách nhiệm xã hội cấp thiếtđể thực hiện việc hiện đại hoá công nghệ vaxin ở Việt Nam nhằm mang lại những sản phẩm an toàn và phương thức giải quyết hiệu quả các sự cố, để giảm thiểu tối đa những tai nạn tiêm chủng hàng năm cho y tế dự phòng bảo vệ cộng đồng dân chúng. 
Vài ý tưởng tâm huyết chia sẻ và mong sẽ được sự phản hồi và hướng dẫn của quí Thân hữu.
Xin cám ơn và chào thân quí.
Thái       
-------------------

LÁNG GIỀNG ĐIỂM TIN - Thứ Năm - 1/8/2013

1 - BA SÀM 
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Hợp tác với Philippines làm gì, ông Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã tăng cường hợp tác với TQ rồi đây: Việt Nam hứa tăng cường quan hệ truyền thống hữu nghị với Trung Quốc (VOA). “ Ông Chân bày tỏ tin tưởng rằng tình hữu nghị hợp tác giữa quân đội nhân dân Việt-Trung sẽ phát triển hơn nữa cùng với mối quan hệ ngày càng sâu đậm giữa đảng cộng sản hai nước. Đáp lại, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói rằng là bạn, là đồng chí cùng chung lý tưởng, quân đội Việt-Trung luôn phát huy vai trò làm thành tố quan trọng giúp tăng cường quan hệ hữu nghị giữa đảng, nhà nước, và nhân dân hai nước “. – Bài trên Tân Hoa xã: Vietnam vows to further develop traditional ties of friendship with China (Xinhua).
Thượng viện Mỹ lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông (RFI). – Thượng viện Mỹ nói về tranh chấp biển (BBC). “ Hoa Kỳ 'có mối quan tâm mật thiết trong việc hợp tác với tất cả các quôc gia nhằm phát triển, thể chế hóa và duy trì một trật tự dựa trên các luật lệ trong khu vực' .” – Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết về Biển Đông (VOA).
Tố Hữu và Điếu Cày (DLB). “ Nếu chỉ chiến đấu với ngoại bang xâm lược, bọn mắt xanh mũi lõ, như thời TH cách nay 73 năm, thì dễ cho Điếu Cày quá. Đằng này lại chiến đấu với chính đồng tộc của mình, bọn ngu trung, bọn đểu cáng đang lên ngôi. Cái bọn mà muốn tránh sự phán xét của lịch sử thì sẵn sàng bỏ tù lịch sử, thì có cửa nào để chúng thay đổi “.
                       >>  ĐỌC TIẾP/Nguồn  
---------------
2 - QUÊ CHOA
Cập nhật liên tục trong ngày 
+Phiên tòa làm mất lòng tin:Hai ngày xử phúc thẩm kết thúc về vụ việc gia đình ông Đoàn Văn Vươn, những người phải cho nổ súng và bình ga nhằm tạo tiếng vang trước biện pháp cưỡng chế bất công của cơ quan chức năng huyện Tiên Lãng, Hải phòng.Tuy nhiên dư luận vẫn không yên về tình trạng bất công cũng như những bản án không công minh như thế."Chúng tôi thấy rằng chỗ Viện kiểm sát họ rất yếu lý hoặc trình độ có hạn. Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ họ cũng yếu lý và muốn làm cho xong chuyện, xong trách nhiệm. Đó là điều đáng buồn và theo tôi bản lĩnh của kiểm sát viên có vấn đề"- Luật sư Trần Vũ Hải
 +Mạng lưới blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Nhân quyền:Vào chiều 31/7 tại Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), sáu blogger đại diện cho mạng lưới blogger chính trị Việt Nam đã có cuộc gặp với bà Maria Isabel Sanz Garrido, quan chức của OHCHR phụ trách về nhân quyền khu vực Đông Nam Á. Mục đích của cuộc gặp là để trao tận tay bản Tuyên bố của blogger Việt Nam (‪#‎Tuyenbo258), kêu gọi chính phủ Việt Nam sửa đổi luật pháp để có thể trở thành một thành viên có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016. 
+Chính khách, quan chức Việt cần phải thay đổi não trạng:Chính khách, quan chức Việt cũng hầu như không bao giờ thừa nhận mình sai, không bao giờ nhận lỗi, càng rất hiếm khi có được một lời xin lỗi. Khi bị dư luận “bắt giò” sự dốt nát hay cái sai sót, phản ứng đầu tiên là họ bảo vệ cái sai của mình đến cùng dù càng nói thì càng sai, hoặc ngụy biện, chống chế đủ kiểu. Cùng lắm không thể nói càn được nữa thì họ đánh bài lờ, hoặc có nhận lỗi nhưng quấy quá cho xong và sau đó, tình hình vẫn không có gì cải thiện 
                   >>  ĐỌC TIẾP/Nguồn    
----------------
3 - Đttl - NLG 
Chùm tin, bài trên Điểm tin & Tư liệu NLG
sáng ngày 1/8/2013(thứ năm)
                >>   ĐỌC TIẾP/Nguồn  
-----------------