Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Quan hệ Việt-Mỹ: “Thời điểm cho hợp tác toàn diện”

 
… Chương trình nghị sự không ngừng được bổ sung những lĩnh vực hợp tác mới, chưa từng có trước đó; từ song phương là chính, hợp tác đã mở rộng ra các vấn đề đa phương, khu vực.  Về kinh tế, Việt Namyêu cầu Mỹ công nhận qui chế kinh tế thị trường của Việt Nam, dành cho Việt Nam qui chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).  Hai nước cùng tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định có ý nghĩa chiến lược đối với hợp tác kinh tế khu vực và đối với mỗi nước. Về khoa học - công nghệ, hai bên hợp tác về công nghệ không gian, năng lượng hạt nhân, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam
…Hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu, thể hiện qua 3 khía cạnh. Một là, hai bên hình thành các cơ chế đối thoại mới, trong đó có đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng, đối thoại chính sách quốc phòng, đối thoại về châu Á-Thái Bình Dương, đối thoại về biển, tạo cơ hội để trao đổi, tham vấn những vấn đề thực chất trong quan hệ hai nước và liên quan hòa bình, ổn định, hợp tác khu vực…
… Các cam kết trong TPP cũng buộc Việt Nam phải điều chỉnh, hoàn thiện và nỗ lực hơn nữa trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng về dài hạn với nền kinh tế Việt Nam…. tham gia TPP thể hiện một bước trưởng thành của nền kinh tế Việt Nam, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, mà còn mang ý nghĩa đối ngoại, chiến lược, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong ASEAN và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét