* Bút ký - VÂN THẢO
BVB - Tôi quen biết Tạ Quyết Thắng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sơn Trường ở Hải Phòng hoàn toàn ngẫu nhiên. Năm 2010 bộ phim truyền hình “Bí thư tỉnh ủy “ dài năm mươi tập do tôi viết kịch bản chiếu vào giờ vàng trên VTV1. Phim chiếu khoảng chục tập tôi nhận được khá nhiều cuộc điện thoại của bạn bè, người thân gọi chúc mừng. Cũng có khá nhiều cuộc điện thoại tôi chưa quen biết bao giờ, trong đó có điện thoại của Tạ Quyết Thắng. Tôi hỏi Thắng vì sao biết số điện thoại của tôi. Thắng bảo phải hỏi qua nhiều nơi.
Đến khi có một anh bạn làm việc ở Thông tấn xã khuyên hỏi qua xưởng phim truyền hình thế nào họ cũng biết. Thắng làm theo nên mới biết số điện thoại của tôi. Qua điện thoại Thắng hỏi tôi đủ mọi thứ chuyện xoay quanh bộ phim. Hỏi vì sao tôi biết rõ bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc đến như vậy. Cuối cùng Thắng ngõ ý muốn mời đoàn làm phim xuống Hải Phòng chơi. Nếu không xuống được thì Thắng xin hẹn gặp ở Hà Nội. Trước sự nhiệt tình của Thắng, tôi nói lại yêu cầu của Thắng với nhà văn Thùy Linh, phó giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình. Không nở từ chối tấm lòng nhiệt huyết của một bạn xem truyền hình như vậy, Thùy Linh đồng ý mời Thắng lên Hà Nội gặp anh chị em.
Một cảnh trong phim "Bí thư Tỉnh ủy" |
Thắng đặt một phòng máy lạnh tại một nhà hàng hải sản có tiếng trên phố Tràng Thi để tiếp anh chị em đoàn làm phim “Bí thư tỉnh ủy”. Vì Thắng và tôi chưa gặp nhau bao giờ nên tôi tả mình qua điện thoại cho Thắng dễ nhận. Thắng cũng tả mình để cho tôi nắm được. Vì giữ vai trò của người liên lạc nên tôi đến nhà hàng sớm chừng nửa tiếng. Tôi dừng xe và nhận ra Thắng người thấp, mặc quần đen, áo sơ mi trắng cộc tay, tóc cắt ngắn có mái phủ xuống trán như Thắng miêu tả trong điện thoại đang đứng trên lề đường trước cửa nhà hàng hải sản. Thắng cũng nhận ra tôi và đón tiếp bằng nụ cười mừng rỡ cùng cái bắt tay thật chặt. Thú thực khi chưa gặp Tạ Quyết Thắng tôi hình dung Thắng to béo, bệ vệ, đi đứng khệnh khạng thường thấy ở các đại gia. Không ngờ vị Tổng giám đốc, một người có đến bốn, năm nhà máy nằm rải rác trên địa bàn ba, bốn tỉnh với hàng ngàn cán bộ công nhân viên mà thân hình lại nhỏ thó, khuôn mặt hiền hậu và chất phác như một anh nông dân cày sâu cuốc bẫm, nói năng nhỏ nhẹ và kiệm lời. Đặc biệt tôi rất có cảm tình với nụ cười của Thắng. Một nụ cười làm cho người đứng trước mặt Thắng nhận ra ngay tấm lòng chân thành của người đang đối thoại với mình. Phải nói đó là nụ cười của con người có trái tim trong sáng, chân thật, không biết vụ lợi.
Thắng vui mừng và cảm động thật sự khi có mặt đầy đủ biên kịch, đạo diễn, biên tập và các diễn viên chính của bộ phim. Trong bữa tiệc Thắng cầm chén rượu chúc hết người này sang người khác miệng nhắc đi nhắc lại: “ Tôi xin cám ơn các anh các chị đ• tái hiện hình ảnh của bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc, một con người mà tôi hằng ngưỡng mộ từ xưa tới nay “. Giọng nói của Thắng nghe chân thành chứ không mang một chút nào khách sáo, đãi bôi. Tôi cứ tưởng buổi gặp gỡ ấy đ• làm Thắng thỏa mãn. Không ngờ một tuần sau Thắng gọi điện cho tôi bảo mình muốn lên thăm gia đình ông Kim Ngọc. Cũng may còn độ một tuần nữa là đến ngày giỗ lần thứ 31 ông Kim Ngọc, tôi bảo với Thắng chờ đến ngày đó lên thắp hương cho ông luôn. Lần ấy vợ chồng Thắng đánh xe từ Hải Phòng lên tận Vĩnh Yên và ra tận mộ thắp hương cho ông Kim Ngọc. Năm sau cách ngày giỗ chừng một tuần Thắng gọi điện cho tôi bảo mình mới đi Hồng Kông về và mua được một bức tranh rất đẹp để tặng gia đình ông Kim Ngọc. Thắng nhờ tôi làm mấy câu thơ để in vào bức tranh. Nhận lời Thắng, tôi làm bốn câu thơ gởi qua mail cho Thắng.
Theo bác thương dân trọn một đời.
Oan khiên gánh chịu một mình thôi.
Đắng cay chua xót ai người biết.
Một tấm lòng son mãi sáng ngời.
Thắng nhận mail rồi gọi điện thoại bảo muốn sửa hai câu sau cho hợp tình cảm của mình. Tôi bảo Thắng muốn chữa thế nào tùy ý.
Ngày ấy tôi không hiểu sao Thắng lại ngưỡng mộ ông Kim Ngọc đến mức gần như sùng bái. Một lần tôi đưa chuyện ấy ra hỏi Thắng, Thắng nói với tôi: Em xuất thân từ nông dân - tôi hơn Thắng trên mười tuổi nên Thắng thường xưng em với tôi - em từng làm chủ nhiệm Hợp tác xã nên hơn ai hết em hiểu cái cơ chế giáo điều, máy móc đ• biến người nông dân tuy sống trên mảnh ruộng của mình mà luôn luôn phải chịu cảnh đói nghèo. Em coi việc phá rào của bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc là một cuộc cách mạng trong nông nghiệp, vì thế em kính trọng ông ấy vô cùng. Thời đó thông tin về cuộc phá rào của ông Kim Ngọc không được phổ biến, em chỉ nghe qua dư luận là ông bị kết tội đi ngược lại chủ trương Hợp tác hóa của Đảng. Tuy vậy chuyện ông Kim Ngọc phá rào vẫn ám ảnh em. Em nghĩ nếu có dịp em sẽ thực hiện khoán hộ trong nông nghiệp để phá thế kìm kẹp của cơ chế và đưa lại ấm no cho người dân quê mình. Cái ước vọng ấy m•i đến năm ba mươi tuổi Thắng mới thực hiên được.
Dạo đó Thắng đang ở trong lực lượng công an mang quân hàm trung úy vừa tốt nghiệp đại học tại chức đạt loại ưu khoa quản lý kinh tế nông nghiệp khóa ba và phụ trách công tác phát triển đảng của Ban cán sự đảng công an. Có thể nói con đường công danh rạng rỡ đang mở ra trước mắt Thắng. Nhưng cái ước vọng đổi mới trong sản xuất nông nghiệp vẫn nung nấu trong lòng Thắng thế là Thắng xin ra quân về ứng cứ cử chức chủ nhiệm HTX Nam Sơn. Đó là năm 1981. Bạn bè thấy hành động của Thắng quá bất thường nên gọi Thắng là Thắng điên. Mặc dù không biết rõ cách khoán hộ của ông Kim Ngọc thế nào nên Thắng cứ suy nghĩ làm theo ý mình. Không ngờ mô hình khoán của Thắng gần giống với khoán 10 của Bộ chính trị ban hành năm 1988. Sau này Thắng mới biết tỉnh An Giang cũng thực hiện kiểu khoán 10 trước khi có Nghị quyết của Bộ chính trị. Từ vị trí một chủ nhiệm HTX Thắng bước từng bước lên vị trí trưởng phòng nông nghiệp huyện An Hải.
Hôm khánh thành nhà máy cọc bê tông dự ứng lực Minh Đức tại khu công nghiệp Hòn La ở Quảng Bình, Thắng mời tôi dự. Đây là nhà máy đúc cọc bê tông dự ứng lực thứ ba của Tổng công ty Sơn Trường sau hai nhà máy một ở Hải Phòng, một ở Sơn Tây Hà Nội. Buổi chiều đứng chờ khách đến dự bữa cơm thân mật do Thắng chiêu đãi tôi thấy Thắng đứng đăm chiêu nhìn ra biển. Tôi đến đứng cạnh và hỏi Thắng: Có chuyện gì hay sao mà trông chú có vẻ trầm tư thế? Vẫn cái giọng nhỏ nhẹ vừa đủ nghe, Thắng bảo: Biển Quảng Bình đẹp quá! ít khi em thấy Hải Phòng có màu nước xanh như thế này.
Đúng là biển cuối chiều đẹp thật. Mặt biển phẳng lặng một màu xanh biếc. Thỉnh thoảng mấy ngọn sóng lao xao trắng như tuyết đuổi nhau chạy vào bờ. Vài chiếc thuyền đi biển về muộn nhìn mảnh mai như những chiếc thuyền giấy. Tôi hỏi Thắng: Thắng sinh ra ở biển chắc yêu biển lắm phải không? Thắng cười đáp: Vâng. Em vừa yêu biển và cũng giống biển. Có lúc hiền hòa êm dịu như mặt biển chiều nay nhưng cũng có nhiều lúc sóng gió dữ dội tưởng chừng dìm cuộc đời em xuống tận đáy biển. Thắng quay lại chỗ bàn ăn lấy hai cái ghế nhựa một chiếc cho Thắng một chiếc cho tôi đặt xuống rồi ngồi nhìn ra biển. Thắng nói giọng tâm sự: Nói thật với anh, em cũng ba chìm bảy nổi chín cái lênh đênh mới được như ngày hôm nay. Nếu không có ý chí nghị lực chắc chắn em đã đầu hàng số phận và quay về quẩn quanh bên mấy sào ruộng mảnh vườn chứ đâu dám đứng nhìn ra biển cả thế này. Em nghiệm ra một điều. Ông trời luôn ở cạnh chúng ta. Ông không cho ai tất cả nhưng cũng không lấy hết của ai. Vấn đề là anh có nghị lực để vươn lên hay không. Với em mỗi bước thăng trầm là một nấc thang đưa con người ta bước lên những bước cao hơn. Cuộc đời là vậy. Em đã để tuột khỏi tay mình nhiều cơ hội để thăng tiến chỉ vì tính khí của em khác người. Thắng kể mùa hè năm 1971 bấy giờ Thắng đang ở trong lực lượng công an. Trước khi sang Lào làm nhiệm vụ Thắng được nghỉ phép về quê thăm nhà. Một hôm Thắng đang đi trên bờ sông bỗng thấy mọi người kêu cứu. Thắng chạy đến thì thấy có hai người đang chới với giữa dòng nước. Những người đứng trên bờ sợ dòng nước chảy siết nên không dám cứu. Thế là Thắng để luôn cả quần áo nhảy xuống kéo hết người này đến người khác vào bờ.
Khi nghe Thắng kể lại chuyện này đồng nghiệp khuyên Thắng nên viết báo cáo tường trình để nhận danh hiệu khen thưởng (rất có thể được phong danh hiệu anh hùng). Thời ấy danh hiệu rất quan trọng. Nó là một trong những tiêu chuẩn để được đi học, được lên cấp lên chức, để kết nạp đảng. Nhưng Thắng lại coi đó là chuyện thường tình, là nghĩa vụ làm người chẳng việc gì mà phải tâng công. Lần thứ hai Thắng để tuột khỏi cơ hội lần nữa. Trước khi Thắng lên đường sang công tác ở Lào, một cô bạn gái đã mua tặng Thắng toàn bộ sách giáo khoa cấp ba và khuyên Thắng nên tự học để sau này vào đại học. Cảm kích trước tấm lòng của người bạn gái, Thắng vừa công tác vừa tự học. Chỉ trong vòng chín tháng Thắng đã học xong chương trình cấp ba. Thấy Thắng có chí tiến thủ đơn vị liền liên hệ để Thắng về Hà Nội dự thi. Thắng lại đỗ loại ưu kỳ thi tốt nghiệp niên khóa 1971 – 1972 thuộc khu Hoàn Kiếm.
Tháng 3 năm 1975 từ chiến trường Lào về nước cơ quan cho Thắng chọn bất cứ trường đại học nào, tổ chức sẽ tạo điều kiện cho Thắng đi học. Nhưng Thắng lạ chọn con đường trở về quê làm công an huyện. Từ công an tỉnh nhảy về làm chủ nhiệm HTX rồi bằng con đường nông nghiệp đi lên chức trưởng phòng nông nghiệp huyện để nhận thêm những bước thăng trầm khác.
Bãi Vân Tra |
Năm 1988 lúc Thắng đang làm Trưởng phòng nông nghiệp huyện An Hải thời đó chương trình xuất khẩu rau sang Liên Xô theo hiệp định trả nợ rất lớn. Trong khi đó bảy HTX trồng rau ở An Hải thường thiếu rau giống trầm trọng. Thắng lại nổi tiếng về trồng rau giống và rau trái vụ khi còn làm chủ nhiệm HTX Nam Sơn. Thắng nổi tiếng đến nỗi người ta gọi Thắng là Thắng Rau. Thấy sản xuất rau giống có thể đưa lại lợi lớn cho bà con nông dân, Thắng nảy ra ý định thuê một hecta ở b•i kho Văn Tra để lập trại rau giống Vân Tra. Khu b•i này người ta dùng để tập kết phân bón, hóa chất, than cho cả huyện An Hải nhưng khi xây đập Cái Tắt thì khu b•i này bỏ hoang. Nhiều người thấy Thắng có ý định thuê trồng rau giống trên b•i đất này cho rằng Thắng gàn vì đến cây cỏ cũng không mọc nổi trên đám đất đầy than bụi và hóa chất mà tính chuyện trồng rau giống thì chỉ có Thắng là một. Nhưng Thắng thì biết mình phải làm gì cho đám đất hoang ấy đem lại tiền bạc. Vấn đề là lấy tiền đâu để đầu tư?
Giữa lúc Thắng đang loay hoay đi vay mượn bà con bạn bè thì ngân hàng nông nghiệp đưa ra chủ trương cho cá thể vay. Thắng mừng như bắt được vàng. Anh tìm đến ngân hàng nông nghiệp huyện An Hải xin mở tài khoản cá nhân vay 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng) với dự án trồng đậu tương ở bãi Văn Tra để cải tạo đất. Thấy số tiền vay khá lớn nên đích thân giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp thành phố và giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Hải Phòng trực tiếp thẩm tra dự án. Sau khi vay được tiền ngân hàng cộng với số tiền vay của bạn bè, bà con Thắng bắt đầu cải tạo đất ở Van Trang. Anh đổ vào đó hàng trăm tấn vôi, phân lân đỏ, hàng trăm tấn phân gà cùng với lớp đất dày đến 30cm lấy từ gò Đồng mang về. Thắng nhẩm tính chỉ cần ba năm bán được cây giống sẽ thu hồi được vốn. Nhưng rồi phúc bất trùng lai họa vô đơn chí. Vừa cải tạo xong bãi chưa trồng được rau thì Liên Xô tan rã. Đó là năm 1989. Thắng gần như gục ngã vì đã nướng vào bãi đất Văn Tra năm trăm ngàn đồng vay của ngân hàng và gần một triệu rưỡi đồng vay của bạn bè, bà con. Đứng nhìn b•i đất vừa bỏ ra gần hai triệu đồng vừa cải tạo xong giờ đây đất hoang lại trở về với đất hoang Thắng gần như cái xác không hồn. Để tránh tai tiếng của một trưởng phòng nông nghiệp huyện bị vỡ nợ, Thắng viết đơn xin với huyện ủy và ủy ban huyện An Hải cho mình từ chức. Năm đó Thắng vừa tròn ba mươi bảy tuổi. ở cái thời buổi tiền và quyền đi liền với nhau để tạo nên sự nghiệp thì Thắng chẳng còn gì. Nhưng bây giờ mà buồn nản bi quan càng làm cuộc đời mình lún sâu xuống bùn đen mà thôi.
Món nợ năm trăm ngàn đồng của ngân hàng và một triệu rưỡi của bà con bạn bè không thể không trả. Nhưng lấy gì mà trả khi chẳng còn một xu dính túi. B•i đất một hecta được cải tạo ở Văn Tra cỏ bắt đầu đua nhau mọc như cười vào mặt Thắng. Thắng quay sang trách Liên Xô, coi đó như là nguyên nhân đẩy Thắng vào cảnh nợ nần như Chúa Chổm. Mà sao Liên Xô lại sụp đổ vào lúc này mới được chứ. Để Thắng thu hồi được vốn rồi sụp đổ có được không. Thắng bật cười với sự trách móc vô lí của mình. Trong cơn túng quẫn Thắng bỗng nhớ đến câu “phi thương bất phú”. Đi buôn! Một ý nghĩ lóe lên trong đầu Thắng nhưng rồi ý nghĩ ấy vụt tắt giống như khi lóe lên. Từ nhỏ Thắng đã ghét nghề đi buôn nên khi nghĩ đến hai tiếng “ con phe “ đầy mỉa mai vang lên trong đầu mình Thắng bỗng đâm ra ngần ngại. Nhưng rồi món nợ khổng lồ hai triệu đồng đã giúp Thắng vượt qua hai tiếng “ con phe “ để dấn thân vào nghề đi buôn. Thắng buôn không thiếu thứ gì. Từ phân bón, thuốc trừ sâu, thóc gạo, sắt thép và buôn cả ô tô. Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Nội…Nghe nói chỗ nào có nguồn hàng là ở đó có mặt Thắng. Vốn bản chất thật thà không biết lươn lẹo nên bạn hàng rất tin Thắng. Có tiền trả ngay, không có tiền người ta sẵn sàng cho nợ. Không một đồng vốn trong tay mà buôn đâu trúng đó. Hóa ra mình cũng có năng khiếu đi buôn. Thắng nghĩ và tự khen mình. Chỉ một thời gian chừng vài năm Thắng đã có đồng ra đồng vào trong túi và bắt đầu tính đến chuyện trả nợ. Trước mắt phải trả cho ngân hàng sau đó tính chỗ nào chịu lãi nhiều trả trước, lãi ít trả sau. Cháo húp quanh, nợ trả dần chẳng mấy chốc món nợ hai triệu bạc Thắng trả hết.
Gần mười năm lăn lộn với thương trường đã dạy Thắng nhiều bài học bổ ích. Thắng nhìn đời và tính toán chuyện làm ăn bằng đôi mắt năng động, nhạy bén và tỉnh táo hơn. Với đầu óc của một “ thương gia “, Thắng nhận ra ngành xây dựng đang phát triển, nhu cầu cọc bê tông khá lớn. Thế là Thắng dồn vốn liếng kiếm được trong mấy năm và vay thêm xây dựng nhà máy đúc cọc bê tông thương phẩm. Dự đoán của Thắng không sai. Sản phẩm ra đến đâu hết đến đó. Biết rõ và tự tin vào năng lực của mình tháng 3 năm 1991 Thắng thành lập Công ty TNHH mang tên Sơn Trường. Từ cọc bê tông thương phẩm Sơn Trường đầu tư xây dựng thêm nhà máy sản xuất cọc bê tông li tâm dự ứng lực với sự giúp đỡ bằng chuyển giao công nghệ và đào tạo đội ngũ kỹ sư của Công ty bê tông hàng đầu Hàn Quốc Sam Bu và Công ty cung cấp thiết bị Hoa San.
Sau này hai công ty Sam Bu và Hoa San trở thành đối tác và bạn hàng của Tổng Công ty Sơn Trường. Hiện tại Tổng Công ty Sơn Trường có ba nhà máy sản xuất cọc bê tông dự ứng lực mang tên Minh Đức. Một ở Hải Phòng, một ở Sơn Tây Hà Nội và tháng 6 năm 2013 xây dựng thêm nhà máy bê tông Minh Đức tại khu công nghiệp Hòn La tỉnh Quảng Bình để cung cấp cho các tỉnh miền Trung. Ngoài ba nhà máy đúc cọc bê tông, Tổng Công ty Sơn Trường còn một nhà máy cơ khí chuyên sản xuất vật liệu cung cấp cho mấy nhà máy sản xuất cọc bê tông và thị trường xây dựng cầu cảng. Một nhà máy bê rông thương phẩm mang tên Việt Đức ở Hưng Yên. Không tính nhà máy Minh Đức vừa mới khánh thành tháng 6 năm 2013 ở Quảng Bình dự kiến cho ra 180 sản phẩm/ ngày, riêng Minh Đức ở Hải Phòng và Sơn Tây sản lượng năm 2011 là 2.369.388m. Năm 2012 tình hình xây dựng cả nước có chững lại nhưng sản lượng của Sơn Trường giảm không đáng kể. Ngoài sản xuất cọc bê tông dự ứng lực, Tổng Công ty Sơn Trường còn hợp đồng thi công cầu cảng và nền móng. Với thế mạnh của mình đ• tạo ra doanh thu ba năm gần đây trung bình đạt 2.300 tỉ đồng. Có thể khẳng định Tổng công ty Sơn Trường đang là Tổng công ty hàng đầu sản xuất cọc bê tông dự ứng lực song hành với thương hiệu nhà thầu thi công nền móng, cầu cảng có uy tín hiện nay.
Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp chẳng phải dễ dàng gì. Tiền trong túi không có bao nhiêu cộng với lời khuyên của bạn bè rút bài học của bãi Văn Trai không nên mạo hiểm để gánh thêm công nợ lần nữa. Ngay ông Bô trưởng Bộ xây dựng thời đó khi nghe Thắng trình bày cũng khuyên không nên làm cọc bê tông dự ứng lực vì thị trường miền Bắc chưa ai sử dụng loại cọc ấy. Không phải Thắng không trằn trọc nhiều đêm để suy nghĩ trước những lời khuyên chân thành của bạn bè. Nhưng những năm lăn lộn trên thương trường với đủ cách, đủ kiểu buôn đã cho Thắng bài học thương trường là do mình tạo ra.
Đất nước mình có bờ biển dài mấy ngàn cây số. Tỉnh nào cũng có cửa biển, sông ngòi làm gì mà chẳng có thị trường. Nghĩ vậy Thắng liền tìm đến ngân hàng Nông nghiệp xin vay bốn mươi tỉ đồng trung hạn để xây dựng nhà máy. Trong lúc tưởng như ăn nên làm ra thì một tai họa lại ập đến do sự ấu trĩ của mình. Một hôm đọc báo trên mạng thấy đăng tải chuyện ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển quá chậm. Khi các nước láng giềng đạt từ 350 đến 400 triệu hécta năm thì Việt Nam vẫn loay hoay con số 70 triệu. Đọc xong bài báo tự nhiên nỗi tự ái dân tộc trong người bốc lên cộng với máu nông dân trỗi dậy không cần đắn đo suy nghĩ Thắng thuê hàng trăm hecta đất của nông dân ba huyện rồi lên kế hoạch sản xuất. Đáng ra Thắng phải họp dân để trao đổi kỹ với họ trước nhưng Thắng không làm mà bỏ tiền ra quy vùng, hoàn chỉnh hệ thống mương máng trước.
Đến khi hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ cho công nghiệp hóa, Thắng bắt đầu giao khoán cho các hộ thì họ không nhận mà chỉ muốn chấm công ăn lương thôi. Khi nhận ra sự sa chân lỡ bước của mình rồi rút ra cũng chẳng được. Những cánh đồng được đầu tư hệ thống thủy lợi hiện đại đem biếu không cho xã, xã không nhận mà bắt Thắng phải trả lại vị trí ban đầu cho nên khi làm mất một giờ hoàn thổ lại mất ba. Bị mất hàng tỉ đồng không xót nhưng đau khổ nhất là chẳng có ai đồng cảm với mình. Chính quyền và cán bộ xã chọn cách tốt nhất là im lặng hoặc ngả theo dân đòi quyền lợi. Báo chí la ó, chê bai với những lời lẽ độc địa. Cái tâm của mình là muốn biến những cánh đồng thu nhập thấp trở thành những cánh đồng rau sạch sản xuất theo quy trình công nghiệp để cải thiện đời sống cho bà con nông dân thì bà con từ chối để trở về với kiếp làm bữa hôm ăn bữa mai thì Thắng mang tiếng là kẻ đầu cơ trục lợi. Vụ Văn Tra cũng muốn tạo điều kiện để cải thiện cuộc sống của bà con nông dân đã thất bại với món nợ trả bốn, năm năm mới hết. Giờ đến vụ này. Thôi thì tấm lòng trong sạch từ nay xin chừa. Nghĩ cho người khác hóa ra mang họa cho mình.
Một đặc điểm tôi nhận thấy ở Thắng là rất tôn trọng trí thức và công nghệ mới. Có lẽ đây cũng là một trong những bản tính của Thắng. Thắng có khá nhiều bạn bè là những nhà khoa học có tên tuổi. Trong số gần 1400 cán bộ công nhân viên của Tổng công ty thì có đến 250 người là cán bộ kỹ thuật và kỹ sư. Một số kỹ sư Thắng cử đi đào tạo ở nước ngoài. Tôi đã đến xem khu nuôi tôm công nghệ cao của Thắng ở xã Phù Long huyện Cát Bà. Đầm tôm có diện tích 174 hecta. Tôi thực sự kinh ngạc đầu óc của Thắng. Nhìn đầm tôm không khác gì một khu công nghiệp. Khu nuôi tôm giống như một nhà máy lọc nước và cung cấp ô xy. Toàn bộ đầm tôm được kè bằng xi măng, đáy lót ni lông. Trong tương lai đáy đầm cũng được đổ bê tông. Toàn bộ đường đi trong khu vực đều bằng đường bê tông. Hai trạm điện cung cấp cho hệ thống máy móc và đèn pha bảo vệ chạy chung quanh khu đầm. Trong khu đầm có nhà ăn, nhà ở cho công nhân.
Những người ở địa phương làm việc hợp đồng thì được ăn một bữa trưa miễn phí. Còn cán bộ công nhân viên ở xa thì tiêu chuẩn được hai bữa trưa và tối. Không phải chỉ ở đầm tôm mà cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty đều được quan tâm hết sức chu đáo. Khi tôi hỏi anh Lê văn Thủy phụ trách sản xuất ở nhà máy cơ khí của Công ty về chuyện lương tiền và đời sống của công nhân, anh Thủy nói: Tổng giám đốc rất quan tâm đến đời sống của chúng em. Lương thấp nhất của chúng em cũng hơn năm triệu. Các tháng lương bao giờ Công ty cũng giữ lại mấy phần trăm coi như tiền bỏ ống cho công nhân. Đến cuối năm gộp số tiền ấy lại cộng với lương thưởng chúng em có một món tiền vài ba chục triệu để tiêu tết. Nhiều công nhân nhờ có chủ trương này mà cuối năm mua được xe máy.
Tôi hỏi Thắng trong cơn suy thoái kinh tế của cả nước Sơn Trường có chịu sức ép lớn không? Thắng bảo làm sao mà không ảnh hưởng được. Nhưng em tìm cách chống chọi quyết liệt nên ảnh hưởng không đáng kể. Không có công nhân nghỉ việc. Lương cán bộ công nhân viên em không nợ lấy một ngày. Làm tốt vẫn được thưởng. Hiện nay lương bình quân của Sơn Trường gần sáu triệu đồng. Không những thế trong cơn suy thoái em còn xây dựng thêm một nhà máy bê tông dự ứng lực ở Quảng Bình để cung cấp cho các tỉnh miền Trung. Tôi lắc đầu chịu Thắng.
Nói về Tạ Quyêt Thắng không thể không nhắc đến chuyện Thắng đấu tranh quyết liệt với Bộ GTVT về dự án cảng Lạch Huyện tại Hải Phòng. Có lẽ đây là chuyện để lại ấn tượng nhất trong tôi. Bởi nó bộc lộ rõ nhất phẩm chất con người của Thắng. Thẳng thắn, trung thực. Lúc nào cũng đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết. Trong cái cơ chế đồng tiền đang thống trị, mẫu người như Thắng không phải là nhiều.
Việc xây dựng cảng ở khu vực Lạch Huyện đã được nghiên cứu, khảo sát từ nhiều năm nay. Nhưng mải đến ngày 15 tháng 3 năm 2011 Bộ GTVT mới ra quyết định 476/QĐ-BGTVT khởi công xây dựng. Theo phương án của bộ GTVT phê duyệt, cảng Lach Huyện thuộc phía nam đảo Cát Hải và Cát Bà. Giai đoạn khởi công có mức đầu tư 25. 200 tỉ đồng (hai lăm ngàn hai trăm hai tám) được chia thành hai hợp phần. Hợp phần A do Cục Hàng hải Việt Nam làm chủ đầu tư trị giá khoảng 17.000 tỉ đồng ( mười bảy ngàn ) do nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản và đối ứng. Hợp phần B do Vinalines ( một đơn vị đang gặp nhiều khó khăn ) và đối tác Nhật Bản – Công ty Molnykit thực hiện có tổng mức đầu tư khoảng 8.230 tỉ đồng. (tám ngàn hai trăm ba mươi). Điều khiến Thắng không yên tâm về dự án này là khu vực Hải Phòng tập trung nhiều cửa sông đổ nước ra biển mang theo hàm lượng phù sa rất lớn, tốc độ bồi lắng nhanh nên từ bao nhiêu năm nay chuỗi cảng Hải Phòng thường xuyên chịu ảnh hưởng rất lớn. Hàng năm công tác duy tu nạo vét tốn hàng trăm tỉ đồng mới đảm bảo được độ sâu 6,5 đến 7m cho tàu ra vào an toàn. Sa bồi chủ yếu chảy từ lưu vực sông Hồng chảy qua hệ thống sông Thái Bình, cụ thể là chảy vào sông Cấm. Thắng thấy rõ hạn chế của quyết định 476 là phải chi từ 7.000 tỉ (bảy ngàn) đến 12.000ti (mười hai ngàn) để nạo vét khoảng 40 triệu m3 bùn đổ ra biển.
Đó là chưa tính hàng năm có khoảng gần ba triệu mét khối bùn quay trở lại cần phải nạo vét tốn hàng trăm tỉ đồng. Vốn là đơn vị thi công cầu cảng lại am hiểu điều kiện địa lý và thủy văn của Hải Phòng, lăn lộn với nghề cảng biển bao nhiêu năm, thông thuộc từng lạch nước, từng cơn thủy triều lên xuống hàng ngày, Thắng thấy choáng váng khi đọc quyết định 476 của Bộ GTVT. Bản thân Thắng từng lăn lộn trên đường đời chắt bóp tính từng đồng tiền lẻ khi tính toán làm ăn nên khi đọc đến con số 25.200 tỉ đồng Thắng thấy khủng khiếp quá. Quyết định lập cảng Lạch Huyện để giúp Hải Phòng phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu ở các tỉnh phía Bắc là một chủ trương đúng. Nhưng phải dùng số tiền khủng khiếp như dự án của quyết định 476 Thắng cảm thấy có cái gì đó bất an. ẩn chứa bên trong dự án những khuất tất khó hiểu.
Mặt khác dự án của Bộ GTVT nằm sâu trong đất liền nên khi thi công phải nạo vét khu nước trước bến và luồng tàu vào cảng đến cao độ -14.0m dài trên 17km với khối lương nạo vét lên đến 40 triệu mét khối. Chi phí từ 7 – 12.000 tỉ đồng. Nếu khối lượng đó mà đổ ra vùng dự trữ sinh quyển Cát Bà, Hạ Long, một vùng rất nhạy cảm có đặc điểm khí tượng thủy văn khá phức tạp sẽ tiềm ẩn những rủi ro khó lường trong tương lai. Phải làm sao để Bộ GTVT tính toán lại dự án chứ đừng để rơi vào tình trạng tiền mât tật mang. Trằn trọc hết ngày này sang đêm khác, cuối cùng Thắng quyết định phải viết thư công văn cho bộ trưởng Đinh La Thăng.
Sơ đồ cảng Lạch Huyện |
Quyết định 476 của Bộ GTVT như một tảng đá khổng lồ đè lên người Thắng đến nghẹt thở. Có những đêm nằm nghĩ lại thấy sự bức xúc của mình thật vô lí. Chuyện của nhà nước, nhà nước làm chứ có ảnh hưởng gì đến Công ty của mình đâu mà phải ngày đêm dằn vặt. Nghĩ vậy nhưng trách nhiệm công dân trong người Thắng lại lấn át lối nghĩ vô trách nhiệm của mình. Một đêm đang dằn vặt như vậy bỗng Thắng nhớ đến chuyện cuối năm 2007, khi đó Tổng công ty Sơn Trường đã trở thành nhà thầu thi công nền móng cầu cảng, Công ty đã đổ mẻ bê tông đầu tiên 70m3 cho nhà máy xi măng Hạ Long cách xa bờ 1.500mét. Một tia sáng lóe lên trong đầu Thắng. Vì sao không đưa cảng Lạch Huyện ra xa bờ nhỉ? ý nghĩ ấy cứ đeo bám Thắng gần như trắng đêm. Sáng dậy Thắng đứng trước tấm bản đồ khu vực Hải Phòng nhìn chằm chằm vào khu vực Cát Hải. Bao năm lui tới Thắng thông thuộc vùng này đến từng chi tiết. Về phía đông nam Cát Hải có một doi cát nổi lên. Khi thủy triều rút xuống 0,5m một doi cát có diện tích khoảng bốn, năm ngàn hecta được tạo ra bởi sa bồi từ hai cửa sông Nam Triệu và Lạch Huyện. Chạy cùng doi cát đó là Lạch Huyện có độ sâu tự nhiên từ 7mét tại đầu Cát Hải sâu dần đến cao độ âm 14mét tại kilômét 16 rất thích hợp cho việc xây dựng một hệ thống cảng nước sâu hiện đại, lại không phải nạo vét đổ hàng chục triệu mét khối bùn đất ra khu sinh quyển Cát Bà - Hạ Long.
Với tư duy ấy Thắng cặm cụi tính toán lên phương án một hệ thống cảng hiện đại kết hợp với khu công nghiệp kỹ thuất cao và sạch. Phương án này tận dụng tối đa những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng. Theo Tạ Quyết Thắng chỉ việc kè và lập bãi mở rộng đảo Cát Hải về phía đông nam 3.200 hecta tương đương với diện tích đảo Cát Hải. Lợi dụng điều kiện tự nhiên bám theo Lạch Huyện 14km là doi cát giữa Cát Hải có cao độ rất thích hợp để tạo thành khu b•i có diện tích hàng ngàn héc ta, có đường giao thông kết nối với giao thông nội địa cho nhiều làn xe chạy suốt dọc chiều dài 14km. Như vậy ta sẽ có một hệ thống cảng sâu hiện đại mà không cần nạo vét, không ảnh hưởng gì đến sinh quyển khu vực Cát Bà - Hạ Long. Ngoài ra còn được một khu công nghiệp rộng hàng ngàn hecta. Nếu thực hiện theo phương án này dự toán tổng chi phí chỉ mất 19.200 tỉ đồng. So với phương án 476 của Bộ GTVT tiết kiệm cho nhà nước 6.000tỉ đồng. Theo Thắng thì phương án này không cần sử dụng vốn vay ODA mà huy động vốn của các doanh nghiệp trong nước.
Lập xong phương án Thắng tham khảo ý kiến của mấy nhà khoa học am trường cảng biển sau đó gửi cho Bộ GTVT. Bộ GTVT cũng quan tâm đến đề xuất của Tổng công ty Sơn Trường nên đã tổ chức một cuộc họp giữa Sơn Trường với các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ. Cuộc họp không đưa lại kết quả vì Bộ GTVT vẫn bảo vệ quyết định 476 của mình. Còn phương án của Sơn Trường cung cấp , Bộ GTVT đánh giá là chưa được lập bởi đơn vị, cá nhân có tư cách hành nghề tư vấn chuyên ngành, không được thực hiện theo quy trình, quy phạm chuyên ngành và quy định hiện hành về quản lí đầu tư xây dựng, không có cơ sở đảm bảo tính khả thi về Kinh tế, Kỹ thuật. Sau này Bộ GTVT còn ra thông cáo báo chí công khai bác bỏ phương án của Sơn Trường.
Quyết bảo vệ cái gì mình cho là đúng, là có lợi cho đất nước, Thắng gửi thư công văn đi khắp nơi từ Thành ủy và ủy Ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, Tổng hội xây dựng VN cho đến cơ quan quốc hội và các cá nhân lãnh đạo đảng và nhà nước như tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ, bộ trưởng bộ tài chính, bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư và một số đại biểu quốc hội như ông Dương Trung Quốc, Trần Du Lịch…nhằm mục đích vừa thông báo vừa tạo dư luận. Riêng bộ trưởng Đinh La Thăng Thắng gửi đến chín thư công văn và ông Tsuno Motonori trưởng địa diện JICA ba lá.
Câu chuyện hai phương án về cảng Lạch Huyện, một của Bộ GTVT, một của Tổng công ty Sơn Trường khiến một số nhà khoa học và giới báo chí quan tâm vào cuộc. Ngày 26 tháng 6 năm 2012 Tổng hội Xây dựng VN mở cuộc tọa đàm giữa Tổng công TNHH Sơn Trường và 36 nhà khoa học thuộc Tổng hội Xây dựng VN, Hội cảng đường thủy, các trường đại học và Viện nghiên cứu, Công ty tư vấn và các chuyên gia. Đại diện một số cơ quan thuộc bộ GTVT và Bộ Kế hoạnh đầu tư cùng dự. Sau khi nghe Sơn Trường trình bày báo cáo về phương án vị trí cảng nước sâu Lạch Huyện do Công ty đề xuất là chọn vị trí cảng trung chuyển ở ngoài khơi cách Bến Gót 16km và nghe trình bày về phương án của Bộ GTVT đã được chính phủ phê duyệt, đa số của các nhà khoa học hoan nghênh ý tưởng chuyển vị trí cảng Lạch Huyện ra vị trí xa bờ, phù hợp với xu hướng chung trên thế giới khi xây dựng cảng nước sâu.
Theo ý kiến của các nhà khoa học phương án của Sơn Trường có những ưu việt:
1) - Độ nước sâu lớn, khối lượng nạo vét ban đầu không đáng kể và số lượng sa bồi rất nhỏ vì ít bùn cát mang từ phía trong sông ra nên hầu như không phải nạo vét luồng tàu vì khu nước hàng năm thuận lợi cho việc phát triển một cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn.
2) - Việc mở rộng không gian cảng khá dễ dàng khi nhu cầu vận tải biển tăng lên với việc nối thêm vào phía trong và đặt thêm cầu tàu, bến b•i theo quy hoạch đến năm 2020.
3) - Vị trí xây dựng cảng được che chắn bởi đảo Cát Bà, Cát Hải nên công trình chắn sóng, lặng nước cho cảng chỉ cần quan tâm ở phía Đông và phía Nam. Các nhà khoa học cũng chỉ ra phương án của của Bộ GTVT có khá nhiều ngược điểm không thích hợp cho một cảng nước sâu với lí do: 1 - Khối lượng nạo vét rất lớn khoảng 40 triệu m3, chi phí khoảng từ 7 đên 12 nghìn tỷ đồng. 2 - Phức tạp trong thi công. Phải huy động tổng lực các loại tàu hút bùn nhập ngoại với công suất 6.000ps và các loại tàu, xà lan hút bùn trong nước công suất 20.000m3. 3 -Tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Việc đổ 40 triệu m3 bùn đất xuống biển thì toàn bộ khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Khu du lịch Đồ Sơn và kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 4 - Mức độ sa bồi luồng tàu và vốn đầu tư duy tu khai thác lớn do cảng nằm ngay trên cửa sông nên khả năng sa bồi sẽ rất lớn.
Để duy trì được độ cao luồng tàu và khu nước thì hàng năm phải duy tu nạo vét không dưới 3 triệu m3 bùn đất. Một câu hỏi đặt ra liệu lợi nhuận của cảng Lạch Huyện có đủ bù đắp cho việc duy tu nạo vét hàng năm không. Một số nhà khoa học cho rằng dự án của JICA không phù hợp với thực tế trong khi tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn. Nợ công trong nước đang ở mức báo động đỏ. Còn phương án của Sơn Trường thể hiện tâm huyết của một doanh nghiệp vì lợi ích của địa phương và cả nước, có ý tưởng tiếp cận với thế giới. Tuy nhiên các nhà khoa học yêu cầu Tổng công ty Sơn Trường phải làm đầy đủ hồ sơ kỹ thuật và bổ sung những khảo sát, tính toán chi tiết theo đúng quy định hiện hành. Đồng thời kiến nghị với chính phủ tạm dừng phương án 476 để nghiên cứu tiếp.
Ngày 29 tháng 6 năm 2012 Tổng hội xây dựng VN gửi văn bản cuộc tọa đàm cho thủ tướng chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Tài nguyên môi trường. Thắng tràn trề hy vọng sau buổi tọa đàm. Nhưng rồi cũng giống như dự Bôxít, các nhà khoa học nói cứ nói, kiến nghị cứ kiến nghị, báo chí viết cứ viết. Còn dự án đã quyết rồi, tiền của nước ngoài đã nhận rồi thì đừng có hòng thay đổi. Nhưng những Bộ, những Cục …sau khi đặt bút ký xong có nghe thiên hạ nói gì không. Chỉ xin trích dẫn vài ý kiến trên các tờ báo thuộc diện quản lí của nhà nước: “ Hội xây dựng trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam là tổ chức đầu tiên quan tâm đến Lạch Huyện.
Trong quá trình tham vấn, l•nh đạo Bộ GTVT bốn lần thúc ép, thuyết phục l•nh đạo Hội Xây dựng ký công văn xác định cảng Lạch Huyện là công trình cấp bách !?. Gần đây Mặt trận TQVN dự định tổ chức hội thảo về cảng Lạch Huyện theo đúng chức năng giám sát và phản biện nhưng Bộ trưởng Bộ GTVT khuyến cáo không nên làm?!...Báo cáo tác động môi trường (ĐTM) chưa được hội đồng thẩm định đánh giá phê duyệt, Bộ GTVT đ• vội vàng cho mở gói thầu số 6…”. ( Tin Mới dẫn nguồn của Dân Trí). Cũng trên Tin Mới nhà báo Lê Trung Thành viết: “ Riêng giai đoạn khởi động đ• đầu tư bằng vốn ngân sách 900 triệu USD cho hợp phần A bao gồm hai hạng mục lớn ở hợp phần B là kè gầm bến container và tôn tạo xử lí nền đất yếu khu vực trong cảng, chi phí 1.662 tỉ đồng tương đương 80 triệu USD. Số tiền này đáng ra nhà đầu tư xây dựng cảng Liên doanh Việt Nam và Nhật Bản phải bỏ tiền ra nhưng họ lấy lí do nếu chi tiền vào hai hạng mục này lợi nhuận hàng năm sẽ giảm xuống không đạt mức cần thiết để JICA xem xét cho vay vốn.
Trước sức ép ấy Bộ GTVT đành gánh đỡ và tự giải thích rằng phía “ta” không nên so đo quá, cho dù mình thiệt thòi chút ít nhưng về lâu dài các Công ty XNK của mình sẽ hưởng lợi. Ưu ái nhà đầu tư tới mức sẵn sàng hy sinh 80 triệu USD để làm yên lòng đối tác Nhật Bản, làm quà mừng một dự án hợp tác công tư (PPP) đầu tiên của ngành hàng hải…”. Trong một bài báo khác GS TSKH Nguyễn Ngọc Lung đặt câu hỏi: “ Tách phần xây dựng cầu đường thành dự án khác, tách giai đoạn đầu thành dự án khởi động như hiện nay thì quy mô dự án dù 1,2 tỉ USD vẫn không cần báo cáo quốc hội, không cần thủ tướng phê duyệt. - Vì sao một dự án lớn, chuyên môn sâu mà không phải đấu thầu, nhất là đấu thầu quốc tế thì mới chọn được nhà thầu giỏi, mới tiết kiệm được tiền, rút ngắn được thời gian - Thuê người cho vay tiền là Nhật Bản khảo sát, thiết kế dự toán liệu có bị đội giá lên không, sao không thuê thêm một đối tác trong nước để đối chứng? “
Công bằng mà nói Bộ GTVT cũng có công văn qua lại với Tổng Công ty Sơn Trường và cũng đã tổ chức vài cuộc họp của các ban ngành để bàn về phương án của Sơn Trường. Trong đó có mấy cuộc họp có mời Tổng công ty Sơn Trường tham gia. Nhưng công văn cũng như kết luận các cuộc họp vẫn là phương án của Sơn Trường quá tốn kém, chỉ dừng ở ý tưởng, không có cơ sở khoa học và không khả thi. Còn phương án của Bộ GTVT đã được thủ tướng phê duyệt, dự án đầu tư đ• làm đầy đủ. Và để tạo dư luận, bộ GTVT đã dùng các phương tiện truyền thông của nhà nước phản ánh thông tin một chiều, hướng dư luận hiểu dự án của Bộ GTVT là rất bài bản, nghiêm túc, đúng quy trình và tối ưu. Còn phương án của Sơn Trường chỉ dừng lại ở ý tưởng và không khả thi, khó làm và giá thành rất cao. Nói cho cùng cảnh con đẻ và con nuôi không phải mới diễn ra giữa Tổng công ty tư nhân Sơn Trường và Bộ GTVT mà đ• diễn ra từ lâu. Tập đoàn và Tổng công ty nhà nước xưa nay vẫn được coi là con đẻ. Vì vậy nó có sài đẹn chết yểu thì cũng phải tìm mọi cách bơm tiền để vực nó sống dậy. Còn cái anh “con nuôi tư nhân” khi nó béo tốt thì bảo do công mình nuôi dạy nhưng khi nó ốm đau ngắc ngoải thì mặc nó, khôn sống mống chết chẳng quan tâm. Thậm chí nhiều khi còn đập cho nóp chết luôn. Chuyện bơm sữa cho tập đoàn Vinashin còn sờ sờ ra đó.
Quay lại chuyện giữa Tổng công ty Sơn Trường và Bộ GTVT. Được sự ủng hộ chí tình của một số nhà khoa học và một số nhà báo trung thực,Thắng tiếp tục đấu tranh quyết liệt để bảo vệ cho được ý tưởng của mình. Trong thư công văn thứ 7 gửi cho bộ trưởng Đinh La Thăng sau khi chỉ ra những tổn thất khủng khiếp trong việc xây dựng các cảng Vân Phong, Cái Mép, Thị Vải, Thắng khẳng định: 1) Dự án cảng lạch Huyện theo quyết định 476 sẽ kéo dài tiến độ trên 50%. 2) Tổng mức kinh phí sẽ tăng ít nhất 30%. 3) Dự án sẽ thất bại hoàn toàn và sự l•ng phí thật khủng khiếp. Thắng sẵn sàng mang của cải của mình ra đặt cược với Bộ trưởng Đinh La Thăng những điều mình vừa nói. Hôm gặp Thắng ở Hải Phòng tôi hỏi Thắng về chuyện đánh cược với ông Bộ trưởng Đinh La Thăng, Thắng cười bảo: Không thấy ông Đinh La Thăng nhận lời đánh cược. Có lẽ ông ấy thiếu tự tin. Thắng nói tiếp em chẳng muốn làm to chuyện lên làm gì. Mà có làm cũng chả được vì “họ” đã tính toán đâu vào đó hết rồi. Sở dĩ em làm căng như vậy chỉ mong ông Đinh La Thăng ngừng việc dùng vốn ODA một cách phí phạm thôi. Hiện tình đất nước chúng ta có quá nhiều công trình giao thông bức xúc và nhân dân đang rất cần nguồn vốn ODA dùng vào các dự án khác để nhanh chóng cải thiện đời sống của người dân.
Họ đóng góp của cải và cả xương máu cho đất nước quá nhiều nhưng chưa được hưởng bao nhiều mà có khi đời con đời cháu của họ còn è cổ ra trả nợ vốn vay ODA. Tôi rất thông cảm với tâm huyết của Thắng. Tôi từng xem trên tivi thấy các em học sinh miền núi lội qua con suối mùa lũ hoặc bám vào những sợi dây rừng treo lơ lửng buộc từ bên này suối sang bên kia suối và những chiếc thuyền con mong manh bơi giữa dòng nước chảy xiết chở các em đi học. Tôi cũng đã từng thấy những em ăn mặc rách rưới ngồi học trong những chiếc lán về mùa đông bốn bề không có gì che chắn chung quanh. Bàn ghế không có phải kê tám ván lên đầu gối để viét. Cũng đã nhiều lần nhìn thấy các em ở trong các lán nội trú nằm cheo leo bên dốc núi chia nhau từng thìa cơm với muối trắng… Không hiểu những người vung tiền tỉ đô không cần tính toán cân nhắc có bao giờ nhìn thấy cảnh ấy không.
Tôi vốn dốt những vấn đề thuộc về lĩnh vực kinh tế. Hàng hải và cảng biển càng dốt nên tôi không mấy quan tâm đến cái “ vụ Lạch Huyện”, mặc dù trước đây tôi đ• nghe lùm xùm chuyện này trên báo nói, báo hình và cả báo viết. Hơn nữa ở ta xưa nay bút sa gà chết như ông cha ta thường nói. Quyết định được phê duyệt và đã ký rồi coi như xong, đừng có tính chuyện phản biện cho mất công. Hàng trăm nhà khoa học trong nước, ngoài nước phản biện dự án Bô xít cuối cùng cũng chỉ để nói cho nhau nghe. Lạch Huyện rồi đây cũng vậy mà thôi. Một đất nước mang danh ngàn năm văn hiến mà lại thiếu văn hóa phản biện thừa văn hóa quyền hành thì còn gì buồn hơn. Tôi chỉ buồn và thương Thắng thôi. Tổng cộng Thắng đã gửi cho các cơ quan từ cấp huyện cho đến quốc hội và các vị l•nh đạo cao nhất của đảng và nhà nước, các đại biểu quốc hội và Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản( JICA) tổng cộng tất cả là 46 thư công văn. Trong khi đó Bộ GTVT gửi cho Sơn Trường 3 thư trong đó một thư mời họp. Tổng Công ty Hàng hải gửi cho Sơn Trường 2 thư. Còn lại thư từ. công văn của Bộ GTVT và Cục Hàng hải Việt Nam chủ yếu gởi đi các nơi vẫn nhằm trong mục đích chứng minh phương án của mình là đúng, còn phương án của Sơn Trường là sai không thể chấp nhận được.
Có lẽ Thắng còn tiếp tục đấu tranh nữa nếu như ngày 17 tháng 12 năm 2012 phó thủ tướng Hoàng Trung Hải không ký công văn cho phép Bộ GTVT không tiếp tục trả lời với những đề xuất của Tổng công ty Sơn Trường.
Ngày 14 tháng 4 năm 2013 thủ tướng chính thức khởi công dự án cảng tỉ đô Lạch Huyện cũng là ngày tôi đọc được bài báo “Được một nỗi đau không nói nên lời” của Tiến sĩ Tô Văn Trường trên trang mạng VNCOD ( Hội đập lớn và phát trriển nguồn nước VN). Bài báo có đoạn “ Cái được có thể nhìn thấy là thu hút nguồn vốn ODA tạm thời giật gấu vá vai tạo ra số công ăn việc làm, đặc biệt là quyền lợi riêng của các nhóm lợi ích. Các nhà thầu Nhật Bản đã bàn với nhau liên doanh chính, phụ với cái giá trên trời xong cả rồi. Phải chăng đó là được một nỗi đau không nói nên lời. Còn mất là kỷ cương phép nước, trước mắt là tước quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Quốc hội, thể hiện sự lộng hành của cấp dưới. Cái mất hơn rất nhiều so với cái được đó là nợ công vượt báo động đỏ, hàng tỉ đô la đổ vào dự án mà hiệu quả kinh tế xã hội rất thấp…”. Bài báo nghe như lời điếu văn cho dự ỏn cảng Lạch Huyện.
Nói đi nói lại gì thì tôi vẫn quý và phục Tạ Quyết Thắng. Một con người tâm huyết với đời như thế, thông minh như thư thế và cũng nghị lực như thế mà bỗng dưng trở thành anh chàng Đông Ky Sốt đánh nhau với những gã cối xay gió khổng lồ.
Hà Nội ngày 15 tháng 7 năm 2013.
V.T
-------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét