* Gs. NGUYỄN LANG
BVB - ... “Phải tính từ khi kết thúc chính sách cấm vận của đế quốc Mỹ đối vời VN thì mới có thể nói đó là thời gian xây dựng và phát triển kinh tế thời bình. Không thể tính từ 1975, cũng không thể tính từ 1954...”...
Có ý kiến về vấn đề Mỹ ép ta về vấn đề nhân quyền. Trong thực tế thì ta đã đưa vấn đề nhân quyền vào dự thảo HP 1992. Thế nhưng họ vẫn dẫn chứng việc ta xét xử một số người chống đối. Sở dĩ như vậy vì có tình hình một số cơ quan có trách nhiệm đã quá đề cao nguy cơ bạo loạn để có điều kiện đưa số người đó ra xét xử.
Thực tế, họ không có khả năng gây bạo loạn vì nếu gây bạo loạn thì phải huy động được một lực lượng đông đảo quần chúng tham gia. Thực tế của những năm vừa qua thì các thế lực thù địch chỉ huy động được một khối người, tạm coi là đông đảo trong vụ Tây Nguyên, vụ phố Nhà Thờ và vụ nhà thờ Thái Hà. Các vụ đó chỉ mới có thể gây mất trật tự an ninh xã hội chứ không đủ sức để gây bạo loạn lật đổ. Dựa vào đề cao nguy cơ gây bạo loạn lật đổ để bịt miệng báo chí như qua vụ Văn Giang và qua vụ TAND Hải Phòng xét xử vụ Tiên Lãng. Do đó, vì quá tập trung vào nhiệm vụ chống bạo loạn lật đổ nên bỏ qua nhiệm vụ đấu tranh chống âm mưu DBHB, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ?
Trong lich sử, nước ta đã qua 2 lần đứng đầu thế giới trong chống đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới vào thời đại đó. Hai lần đó xẩy ra vào thời đại nhà Trần và vòa thời đại Hồ Chí Minh Nguyên nhân là chúng ta đã tạo dựng được hạt nhân cần có để thu hút, tập hợp sức mạnh đoàn kết toàn dân. Đến thời buổi này, chúng ta đang làm suy yếu sức mạnh đó bắt nguồn từ sợ không thống nhất của lãnh đạo (như với hoàng tộc nhà Trần) và không củng cố được khối liên minh công nông trí thức.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cần được sự thống nhất trong lãnh đạo, trước hết là trong BCT và BBT về đánh giá “Ông bạn” láng giềng là người đang đứng trên lập trường của chính sách dân tộc đại hán chứ không còn là những người đứng trên lập trường của giai cấp công nhân. Do đó, tuy rất cần bảo vệ tình hữu nghị giữa hai dân tộc thì phải bảo vệ trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, không thể chấp nhận đứng trên lập trường của chủ nghĩa dân tộc đại hán. Do đó đừng để lòe bịp vì việc bảo vệ tình hữu nghị giữa hai dân tộc, 16 chữ vàng và 4 tốt.
Vì là việc lớn nên xin chỉ có một số ý đó thôi.
– Xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay để nâng cao chất lượng và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN. Trước hết phải xuất phát từ đặc điểm là ĐCS VN là Đảng của giai cấp công nhân nên các đảng viên phải quán triệt và thể hiện bản chất của giai cấp công nhân. Khi mới thành lập ĐCSVN thì các tiền bối đều là những người không thuộc giai cấp công nhân. Do đó đã hình thành chủ trương đi vô sản hóa đề các vị tiền bối thâm nhập vào dới sống của người vô sản Việt Nam nói chung, vào đới sống của công nhân Việt Nam nói riêng. Qua đó, nhận thức được sâu sắc hơn các điều kiện sống của người lao động để, từ đó, vừa tự cải tạo mình để quán triệt sâu sắc đường lối cách mạng của giai cấp công nhân, vừa thực hiện nhiệm vụ giác ngộ, vận động công nhân và người lao động tham gia cách mạng. Tuy nhiên, ĐH VI, như đã trích dẫn ở trên, đã nhận định là đội ngũ cán bộ, đảng viên chiến lược tham gia vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiên đường lối, chủ trương, chính sách đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài. Sở dĩ có tình trạng đó vì đội ngũ này vẫn bị chi phối bởi hệ tư tưởng tiểu tư sản “tả” khuynh và hữu khuynh. Nói cách khác, đội ngũ cán bộ, đảng viên chiến lược này chưa thực sự tự cải tạo mình thành người mang bản chất của giai cấp công nhân, vẫn bị chi phối bởi hệ tư tưởng của thành phần xuất thân.
- Mãi 25 năm sau, đến HN TƯ 6 (Khóa X) vẫn phải ghi nhận yếu kém trong việc giáo dục, đào tạo đội ngũ đảng viên khi xác định là “Đa số công nhân nước ta là từ nông dân (là nông dân hoặc con em nông dân), có tinh thần cần cù lao động, không ngại gian khổ, nhưng khi mới gia nhập đội ngũ công nhân cũng có những hạn chế về ý thức giai cấp công nhân và tác phong công nghiệp.” (Văn kiện HN TƯ 6, (Khóa X, tr 29). Ngoài nguyên nhân yếu kém về công tác giáo dục, còn có nguyên nhận thuộc về nhận thức không đúng về giai cấp công nhân. Tại HN TƯ 6, K X, khi xác định tiêu chí ai là người thuộc giai cấp công nhân thì lại lấy tiêu chí địa điểm lao động chứ không lấy tiêu chí bản chất bắt nguồn từ điều kiện lao động đó. Do đó đã dẫn đến tình trạng là có nhiều đảng viên, do không lao động trong ngành công nghiệp không được xếp vào hàng ngũ giai cấp công nhận nên tại HN này, vẫn có ý kiến thắc mắc là “… tại sao không xếp tất cả cán bộ. công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp vào giai cấp công nhân, tại sao một số người từ giai cấp công nhân học giỏi, trở thành trí thức lại ra khỏi giai cấp công nhân.” (Văn kiện HN TƯ 6, K X, tr 23). Mâu thuẫn này đã được BCT bước đầu giải trình là “Đã là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam thì về nguyên tắc đều mang bản chất giai cấp công nhân, là thành viên của đội tiền phong của giai cấp công nhân ….; nhưng tùy thuộc công việc đang làm hiện tại của mỗi người, có thể là công nhân, nông dân, công chức, quân đội, công an, hoặc chủ doanh nghiệp, …. mà xác định cụ thể thuộc giai cấp hoặc tầng lớp xã hội nào” (Văn kiện HN TƯ 6 – Khóa X, tr 24-25). Giải trình của BCT có chứa đựng mâu thuẫn là tuy đã đề cập đến bản chất giai cấp công nhân nhưng vẫn căn cứ vào tiêu chí địa điểm làm việc để xác định là thuộc giai cấp và tầng lớp xã hội nào. Phải chăng đó là nguyên nhân dẫn đến việc đ/c Trương tấn Sang, lúc đó là Bí thư thường trực, trong bài viết trên báo Nhân dân (ngày 12/3/2008) giới thiệu kết quả của HN TƯ 6 về giai cấp công nhân đã phải ghi nhận “… có những biểu hiện thiên về coi trọng việc thu hút vốn đầu tư và vai trò của người sử dụng lao động, e ngại ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, nên chưa thực sự quan tâm thích đáng đến bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với giai cấp công nhân còn nhiều thiếu sót, thiếu chế tài cần thiết và xử lý không nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm.”. Như vậy, nếu đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính mang đầy đủ bản chất của giai cấp công nhân thì chắc không đến nỗi có tình trạng như đ/c Trương tấn Sang đã nhận xét. Thực trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý là giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh cách mạng để dành chính quyền về tay mình thì, ngày nay, theo tiêu chí quy định ai là người thuộc giai cấp công nhần, chính quyền lại nằm trong tay những người không phải là giai cấp công nhân.
- Cần làm rõ bản chất của giai cấp công nhân để làm tốt hơn nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ đảng viên chiến lược tham gia quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo cách đánh giá phổ biến trước đây thì khi nói đến bản chất của giai cấp công nhân thì xác định đó là giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường để dành lại chính quyền về tay mình. Thế nhưng, có thể do bắt nguồn từ sai lầm của bệnh thành phần chủ nghĩa nên trong công tác giáo dục đảng viên, dường như thôi không đề cập đến nhiệm vụ giáo dục về giai cấp tình của giai cấp công nhân. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu đã dẫn đến tình trạng không nghiên cứu để nhận thức đầy đủ, đúng mức về bản chất của giai cấp công nhân.
Có thể khẳng định là bản chất của giai cấp công nhân bắt nguồn từ đặc điểm lao động của họ trong các công xưởng của nền đại công nghiệp cơ khí hóa. Tại đây, quá trình sản xuất được cơ giới hóa dựa thên sự phân chia thành những công đoạn khác nhau dẫn đến thực hiện sự phân công lao động xã hội theo nguyên tắc chuyên môn hóa, hiệp tác hóa theo giai đoạn công nghệ, biến người công nhân thành những người lao động bộ phận chỉ đảm nhận một khâu của quá trình sản xuất sản phẩm. Cách tổ chức sản xuất và phân công lao động theo kiểu đó đã dẫn đến thực trạng là “Chỉ có sản phẩm chung của nhưng công nhân bộ phận mới trở thành hàng hóa. (C. Mác – Tư bản Quyển thứ nhất, tập II, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà nội, 1975, tr 84-85).
Nguyên tắc phân công theo các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất sản phẩm tạo thành lớp người lao động bộ phận tham gia vào quá trình chuyên môn hóa và hiệp tác hóa lao động ngày càng được mở rộng sang các lĩnh vực, các ngành khác nhau. Do đó đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đội ngũ trí thức, … cũng trở thành những người lao động bộ phận. Có thể dẫn chứng là một bản kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội được hình thành là sản phẩm của những cán bộ-người lao động bộ phận thuộc Bộ KH&ĐT và nhiều Bộ khác tạo thành. Đối với lĩnh vực giáo dục, việc đào tạo một kháo học sinh, sinh viên là kết quả lao động của những giáo viện thuộc các bộ môn khác nhau nên, trong thực tế, những người giáo viên này cũng là những người lao động bộ phận. Những đề tài khoa học cũng là những sản phẩm được hình thành do sự phân công chuyên môn hóa và hiệp tác lao động của nhiều nhà khoa học-những người lao động bộ phận . …
Do đó, nếu xét theo tiêu chí “người lao động bộ phận tham gia vào quá trình phân công chuyên môn hóa và hiếp tác hóa để tạo ra sản phẩm” thì sẽ phải coi những cán bộ, viên chức trong bộ máy hành chính, những trí thức, … là người thuộc giai cấp công nhân. Do dó, xóa bỏ nghịch lý coi bộ máy chính quyền không nằm trong tay giai cấp công nhân.
20/7/2013.
N.L
----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét