* BÙI VĂN BỒNG
Chiều 25/7, tôi nhận được hai cuộc điện thoại ‘ấn tượng’. Kỹ sư Đang từ thành phó HCM nói; “Anh đọc mạng Tiền Phongvà VTC chưa?”. Tôi nói : “Chưa đọc”. Anh Đang nói: “Sân vận động của nột huyện ngoại thành Hà Nội mà người ta xây dựng tốn cả chục triệu USD”. Lát sau, đại tá Hoàng Linh, CCB quân khu 9, gọi điện: “Ai cũng biết Tài nguyên- Môi trường là cái ổ tham nhũng, nhưng Kiểm toán Nhà nước lại họp báo khen ngợi là không có tham nhũng”.
Tôi nghĩ: “cái ngày gì mà anh em toàn gọi điện bức xúc về chuyện lãng phí, tham nhũng”? Về nhà, tôi mở mạng, đọc. Báo đưa tin: Ngước mắt nhìn sân vận động hình “tổ chim” của huyện Hoài Đức (Hà Nội), choáng ngợp bởi quy mô quá hoành tráng với 4.000 chỗ ngồi có mái che, cỏ nhân tạo, riêng đầu tư hệ thống âm thanh nhà thi đấu của huyện này đã ngốn 7 tỷ đồng… Ấn tượng nhất phải kể tới sân vận động hình tổ chim mới hoàn thành ngay trong khuôn viên Trung tâm TDTT với 4.000 chỗ ngồi có mái che, mặt sân cỏ nhân tạo với hệ thống phòng họp báo, phòng vận động viên, ban tổ chức...dày đặc bao quanh khán đài càng làm tăng thêm vẻ hoành tráng cho cả quần thể.. Mới tính sơ qua, người ta đã vung tay chi tới trên 200 tỷ đồng tiền đầu tư xây dựng sân vận động ‘cấp huyện’ này. Đó là chưa kể bể bơi, nhà văn hoá đã khiến Trung tâm TDTT của huyện này còn vượt xa cả về quy mô so với một số công trình được đánh giá là lớn của Seagame 22.
Trước một chi phí quá lớn đến mức ‘tá hỏa’ này, Phó GĐ Sở VHTT&DL Hà Nội Nguyễn Đình Lân đã phải thốt len:” Tôi đang quản lý sân vận động Hàng Đẫy có 1,9 vạn chỗ ngồi mà suốt từ Tiger Cup 1998 đến nay chưa bao giờ đầy mặc dù có nhiều trận đấu rất hay. Vậy mà cấp huyện lại xin xây sân vận động tới 2 vạn chỗ thì chỉ để nuôi dê thôi chứ để làm gì?”.
Tôi lại tìm đọc để ‘xác minh’ cú điện thoại của động đội, đại tá CCB Hoàng Linh. Thì thấy bài: “Tài nguyên, Nội vụ không tham nhũng, Hà Nội oan tày trời” của tác giả Phạn Thanh, đăg trên web Phụ nữ today: Thống kê của ngành Tài nguyên - Môi trường và Nội vụ về đấu tranh phòng chống tham nhũng cho thấy, không phát hiện ra bất cứ sai phạm cụ thể nào. Điều này được minh chứng cụ thể ngay tại Thủ đô Hà Nội…Vừa lướt đọc lướt qua thông tin đó người viết dám cá chắc chắc rằng quý vị sẽ tặc lưỡi “tài nguyên – môi trường với tổ chức cán bộ mà không tham nhũng còn tìm tham nhũng ở đâu nữa, chả trách ít (hoặc không) phát hiện ra tham nhũng là phải rồi”. Có vị xem giải trí nhiều có khi còn “chế” câu nói nối tiếng của người đẹp Ngọc Trinh thành “làm cán bộ, công chức mà không tham nhũng thì cạp đất mà ăn à”, rồi “lấy tiền đâu xe đẹp mà đi”? Bài báo nêu rõ: Năm 2012, tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, gần 90% người dân được hỏi không hài lòng với thái độ thực thi công vụ của Sở này; 7,6% nói tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực tại Sở này vẫn diễn ra phổ biến, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính có tỷ lệ tiêu cực cao nhất (kết quả điều tra xã hội hội cuối năm 2012 của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội thực hiện).
… Tuy khẳng định là “trong sạch”, nhưng ông Nghĩa vẫn nói với báo giới rằng: “Chúng tôi đã quy định cấm cán bộ công chức trực tiếp nhận hồ sơ, đứng dưới sân giao dịch với doanh nghiệp để hạn chế tiêu cực”. Không có tiêu cực sao phải hạn chế - đánh giá của người viết…
Với tài nguyên – môi trường là vậy, tiếp tới là ví dụ về tổ chức cán bộ (Nội vụ) của Hà Nội. Cuối năm 2012, sau câu nói nổi tiếng của ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội rằng “chạy công chức tại Hà Nội không dưới 100 triệu/suất”, thậm chí ông Dực còn mạnh dạn chỉ ra đầu mối chạy là trưởng phòng nội vụ các quận, huyện.
Lại một bài báo khác trên web VnExpress: “Kiểm toán Nhà nước lý giải chuyện lương 'khủng' tại Petrolimex”. Kết quả kiểm toán cho thấy, mặc dù kinh doanh thua lỗ nhưng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vẫn tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương chưa phù hợp với hiệu quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2012 của Kiểm toán Nhà nước công bố sáng 25/7 cho thấy, một số đơn vị thuộc các tập đoàn, tổng công ty chưa xây dựng đơn giá tiền lương hoặc đã xây dựng nhưng chưa phù hợp.
Chẳng hạn tại Petrolimex, Công ty mẹ và các công ty con xây dựng đơn giá tiền lương chung cho khối kinh doanh xăng dầu, sau đó tập đoàn giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị trên cơ sở đơn giá tiền lương tổng hợp, không xây dựng, quyết toán đơn giá tiền lương riêng…
Riêng tại Petrolimex, mặc dù tập đoàn này kinh doanh thua lỗ, nhưng lại thuộc diện “ưu tiên đặc biệt”, vì tập đoàn này có tham gia vào bình ổn thị trường, nên thu nhập của lãnh đạo được phép không căn cứ vào kết quả kinh doanh. Được biết, lương bình quân của cán bộ, nhân viên tại Petrolimex hiện ở mức trên 6 triệu đồng/người/tháng. Riêng trong ban lãnh đạo, lương chủ tịch tập đoàn là 58 triệu đồng/tháng, ủy viên hội đồng thành viên là 42 triệu đồng/tháng, trưởng ban kiểm soát 41 triệu đồng/tháng, phó tổng giám đốc 40 triệu đồng/tháng.
Cách đây hơn một tuần, tại Giao ban Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dụng nói rất quyết liệt, ràng: Phải rà soát làm rõ các vụ việc tham nhũng, phải xiết chặt chi tiêu công, nhất là phải dứt khoát thực hiện những biện pháp quyết liệt để chống lãng phí. Trong tình hình kinh tế hiện nay,phải rất coi trọng thực hành tiết kiệm...
Tuy nói vậy, nhưng làm không dễ như nói, và làm cũng khó được như vậy. Những Nhóm lợi ích sẽ biến hóa nhiều loại hình, kiểu dáng, với những thr đoạn ‘siêu liều’ để moi rỗng ngân khố quốc gia, tiếp tục tham nhũng nặng hơn, đa dạng và phức tạp hơn. Bởi đơn giản từ xưa đến nay: Tiền Nhà nước mà!
BVB
------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét