Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Vấn nạn đạo văn

                * Gs. NGUYỄN VĂN TUẤN
 … Đạo văn, theo cách hiểu của giới học thuật, được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp. “Không thích hợp” ở đây có nghĩa chính là không ghi rõ nguồn gốc. Đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình.
Ở đây, “Ý tưởng và từ ngữ của người khác” có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc…
                           > Một thầy giáo ‘chuyên nghiệp đạo thơ’ 
                … Còn ở nước ta trong mấy năm gần đây, nạn đạo văn cũng được giới báo chí nhắc đến rất nhiều lần, nhưng phần lớn các trường hợp này thường xảy ra trong lĩnh vực văn học. Trong nghiên cứu khoa học, nạn đạo văn có liên quan đến những giảng viên và giáo sư cũng được nhiều nghiên cứu sinh đồn đại qua lại, nhưng chưa có bằng chứng hiển nhiên. Có trường hợp đạo văn khá hi hữu vì sự đạo văn cực kì trắng trợn và … thô. Năm 2000, hai tác giả nguyên là nghiên cứu sinh Việt Nam tại Nhật và một tác giả người Nhật công bố bài báo có tựa đề là “Ship’s optimal autopilot with a multivariate auto-regressive eXogenous model” trong hội nghị về ứng dụng tối ưu hóa tại Nga. Đến năm 2004 bài báo đó được xuất hiện trong một hội nghị cũng về ứng dụng tối ưu hóa tại Nhật nhưng với một tựa đề na ná “An optimal ship autopilot using a multivariate auto-regressive exogenous model” với 10 tác giả từ Việt Nam! Điều khó tin là 99% câu chữ, 100% các số liệu, thậm chí hình ảnh con tàu Shioji Maru trong bài báo năm 2004 lấy nguyên vẹn từ bài báo năm 2000…
                  >>   Đọc tiếp/Nguồn  
--------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét