* MINH DIỆN
Trên con đường tới Công viên tình yêu trên đảo Jeju (Hàn Quốc) có một “Đoạn đường ma!”, nằm giữa cánh đồng, hai bên cây cối xanh tươi.
Chuyện kể rằng có một lái xe Taxi chở khách tới đây, đã dừng xe đi tiểu vào lùm cây sả van. Đang tiểu tiện, anh ta nhìn thấy chiếc xe của mình từ từ chạy về phía trước. Tưởng mắt hoa anh ta dụi mấy cái, mở mắt nhìn vẫn thấy xe chạy. Khi dừng xe anh ta đã tắt máy, cầm chìa khóa theo, và đã kéo phanh tay, sao chiếc xe vẫn chạy, như có người đẩy phía sau thế kia?
Anh tài xế chạy theo chiếc xe, khoảng 300 mét thỉ bắt kịp, giữ xe lại. Chiếc xe lạnh tanh, người khách ngồi ghế sau vẫn tiu thiu ngủ. Anh chàng tài xế dựng tóc gáy. Anh ta kể chuyện cho mọi người nghe. Nhiểu người không tin, ra làm thử. Quả nhiên cứ tới điểm đó, dừng xe tắt máy, buông tay lái, chiếc xe vẫn tự động chạy tiếp 300 mét thì dừng lại. Không riêng Taxi mà xe buýt, xe tải cũng vậy. Người địa phương cho biết khúc đường ấy có đôi trai gái chết tai nạn giao thông và người ta tin rằng đó là hồn ma của họ trêu khách qua đường
Từ đó “Đoạn đường ma” ấy trở thành một điểm du lịch rất hút khách. Người xây dựng bãi đậu xe, nhà vệ sinh và nhiểu kios bán thức ăn và quà lưu niệm. Người hướng dẫn viên cho chúng tôi biết, mỗi lần tham quan “Đoạn đường ma” , khách du lịch phải trả 5.000 W, tức 100.000 đồng Việt Nam. Mỗi ngày hảng ngàn khách du lịch đã tới “Đoạn đường ma”, và sau đó cứ hỏi nhau: “Có ma thật không?”.
Cũng trên đảo Jeju có một cây đa cổ thụ ở gần một khe núi, tỏa bóng mát sum xuê , rễ trùm kín một phiến đá đen sù xì như mặt quỷ. Gõ nhẹ vào phiến đá cành cây rung lên, và nghe như có tiếng hú. Bên cạnh gốc đa có một giếng nước tự nhiên, trong suốt. Giếng nước có lối thông ra suối và thỉnh thoảng có những con cá chép đỏ hoặc con rùa từ suối bơi vào giếng rồi bơi ra. Người ta bảo cây đa này là “Cây đa quỷ” còn cái giềng là giếng thần. Ai muốn quỷ giúp đỡ chống lại bệnh tật, tai họa cứ cầu xin sẽ toại nguyện. Ai muốn trắng thỉ múc một gáo nước giếng rửa măt. Ai muốn khỏi bệnh thỉ uống một ngụm. Khi nhìn thấy con cá chép hoặc con rùa, hãy lấy đồng tiền kim loại chọi. Ai mà chọi trúng con rừa sẽ thi đậu, trúng con cá chép sẽ giàu có, trúng cả hai con thì đại phát tài lộc.
Cũng như “Đoạn đường ma”, “Cây đa quỷ” cũng là một điểm du lịch hấp hẫn, và mỗi người phài trả 5.000 W cho một vé vào tham quan.
Tôi hỏi người hướng dẫn viên du lịch:
- Các nhà khoa học Hàn Quốc có nghiên cứu vì sao chiếc xe tắt máy có thể chạy trên một đoạn đường lên dốc gần mười độ ở “đoạn đường ma” không?
- Không!
- Vậy họ tin có ma thật?
Cô hướng dẫn viên cưởi trả lời:
- Tất nhiên các nhà khoa học nước tôi không tin có ma, và họ có thừa khả năng để giải thích hiện tượng “Đoạn đường ma!”. Nhưng họ nói, hãy để cho trí tưởng tượng cùa mỗi con người tự do phát triển...
Cô hường dẫn viên nói tiếp:
- Đại đa số dân Hàn Quốc theo đạo Tin Lành, gần 10% theo đạo Phật, mỗi đạo có tín ngưỡng riêng, nhưng đều tin có tâm linh. Đoạn đường ma, cây đa quỷ và những điểm du lịch tâm linh khác, chằng những thỏa chí tò mò cho du khách, mà còn là nơi hái ra tiền của ngành công nghiệp không khói. Người ta phài tốn bao nhiêu của cài công sức, phài mất hàng trăm năm có khi chưa tạo ra một huyền thoại hấp dẫn, tại sao lại xóa bỏ những huyền thoại trời cho như vậy?
Nghe cô hướng dẫn viên du lịch Hàn Quốc nói, tôi bỗng nhớ đến nàng Tô Thị ở Đồng Đăng, tới nhũ đá giống Phật bà Quan âm Kiên Giang, tới tổ mối giống Phật Di lặc ở Bình Dương , tới vườn chữa bệnh ở Long An và rất nhiều hiện tượng tư nhiên mang màu sắc tâm linh khác của nước ta. Sao ngành du lịch không “chộp” lấy, tôn tạo, quảng bá, biến thành một điểm du lịch? Ngược lại, nàng Tô Thị bị nung vôi , tổ mối hình Phật Di lặc bị đào đi, nhũ đá giống tượng Phật bà quan âm bị rào chắn lại , và vườn cây chữa bệnh ở Long An bị dẹp bỏ...
Với lý do chống mê tín di đoan, một số nhà khoa học đôi khi vội vã đưa ra những kết luận dập tắt trí tưởng tượng cùa mọi ngưởi. Có những quan chức ở ta cứ hô hào chống mê tín dị đoan nhưng mê đồng bóng, bói toán như mê tiền. Con đường đầy ma quỷ thật thì dấn thân vào!
Một “Đoạn đường ma!”, một “Cây đa quỷ” ở Hàn Quốc mỗi năm, theo tôi tìm hiểu họ thu ngân sách hơn một triệu đôla và bảo đảm công ăn việc làm cho hàng trăm người, ngoài ra còn bán thức ăn, quà lưu niệm với giá trên mây mà vẫn đắt như tôm tươi.
Ở thành phố Đà Lạt có “ngôi nhà ma”, không ai hiểu đo đâu mà có ngôi nhà ấy. NHưng rất nhiều dù khách đến Đà lạt nghe vậy cũng hiếu kỳ đến đó xem (nó) thế nào. Tôi cảm thấy rất tiếc khi chúng ta cứ “Gánh vàng đổ xuống sông Ngô / , Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Tương!”. Hàng ngàn điểm du lịch hấp dẫn không biết khai thác, bỏ hoang phế, trong khi đặt niềm tin vào một “Đại sứ du lịch Lý Nhã Kỳ” khoe mông khoe ngực với những sicandan làm bẽ mặt người Việt. Ta vẫn bỏ đi, coi thường những giá trị nhân văn, nhân bản, nhân sinh và nhân tình, chỉ lo tìm cách làm đủ các thứ phép nhân…tiền!
M.D
----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét