* BÙI VĂN BỒNG
BVB - Nếu quy ra về số lượng, thì vai trò của cá nhân trong lịch sử, cá nhân trong tập thể, cá nhân với cộng đồng sẽ là rất nhỏ bé (ngoại trừ những vĩ nhân hiếm hoi, những nhà cách mạng đại tài gần như hàng trăm năm mới xuất hiện). Phần lớn, vai trò cac cá nhân bị chìm lặn như lẽ quy luật của tự nhiên. Thế nhưng, trong cơ chế lãnh đạo của đảng từ khi mới thành lập đến nay, vai trò cá có quyền lực trong đảng lại rất quan trọng.
Người đứng đầu, thường cao nhất là Tổng bí thư, Bí thư các thành ủy, tỉnh ủy thuộc Trung ương và (cứ theo đó) đứng đầu chi bộ - bí thư chi bộ. Chuyện lớn chuyện nhỏ gì, chưa hỏi ý kiến người đứng đầu là không xong. Ai mà tùy ý quyết, chưa có “cấp ủy chỉ fđạo”, dù đúng đường lối, chính sách, pháp luật cũng sẽ bị lôi nguyên tắc, điều lệ đảng lấy căn cứ soi rọi, bị kỷ luật đảng ngay lập tức. Răm rắp tuân theo, giữ đúng nguyên tắc quan hệ trên-dưới, tôn sùng cá nhân đứng đầu mới là “kim chỉ nam” cho mọi hành động. Ai có ý kiến ý cọ gì, không quan trọng. Vấn đề là ý kiến (cả ý định) và sự chỉ đạo của Tổng bí tư, Bí thư…như thế nào!?
Để khắc phục tình trạng đó, và cũng như để tránh độc đoán chuyên quyền, điều lệ đảng quy định nguyên tắc “tập trung dân chủ - tập thẻ lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Vì thế, mới có Ban thường vụ, có cấp ủy. Dù vậy, xem ra viẹc thực hiện nguyên tắc đó không đúng chủ đích đề ra, tức là vẫn sai nguyên tắc. Cái tập thể cấp ủy cao nhất trong tổ chức đảng (thuộc quyền) đó vẫn phải coi ông bí thư là to nhất, Bộ chính trị phải là Tổng bí thư, Thường trực ban bí thư là to quyền nhất. Hầu như cái “lãnh đạo tập thể” cứ bị vô hiệu hóa, bởi người đứng đầu.
Khi người đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, tiêu cực, tham nũng thì cái “tập thể lãnh đạo” càng bị vô hiệu hóa. Nguyên tắc, điêu flệ dù đúng, dù chuẩn, dù hay, …cũng chỉ là hình thức. Khi người đứng đầu đã ‘quyết’, thì từ nhân vật quyền chức đứng thứ 2 trở xuống coi như không được làm khác. Gần đây, người ta thường nói đến những nhóm lợi ích này, ê-kíp kia. Nhưng hầu như người ta vẫn né tránh ít nói đến những ‘tác hại chìm’ và nguyên nhân nào dẫn đến “Nhóm lợi ích trong đảng”. Người đứng đầu muốn toàn quyền, phải chọn ra được “nhóm lợi ích” phù hợp – trước hết phải là lợi ích cho chính cá nhân mình! Có những cấp ủy được “cấu tạo” (hay cơ cấu?) bởi nhóm lợi ích với nhau mà kéo dài ‘cùng hệ’ đến mấy nhiệm kỳ. Ông đứng đầu khóa sau muốn ‘quyết’ cái gì đều phải thụt thò đến hỏi ý kiến ông trước – người đã bố trí, cơ cấu cho mình được đứng đầu, một ơn huệ chính trị không thể quên! Thế nên mới sinh ra ‘thái thượng hoàng’ kiểu mới, một kiểu 'buông rèm nhiếp chính'. Thậm chí, lời trách nhỏ nhẹ mà ai cũng phải tự giá tuân thủ: “Ai cho mày cái chức đó? Ai cơ cấu mày vào? Sao chuyện đó không hỏi qua tao?”...Đổ sụp của nhiều triều đại rất đương nhiên là do cái cơ chế rập khuôn như vậy, 'nhà lãnh đạo' có tài có đức càng về sau càng 'phát triển củ lỗ ăn xuôi', tức là càng ngày càng bé lại, nhọn, rồi từ củ cũng thành rễ, lãnh đạo có khi kém thua thứ dân.
Ngay từ danh sách bầu, người đứng đầu đảng (bí thư) đã có ý định đưa ai vào cấp ủy. Mà bầu cử ở ta từ lâu đã hình thành cái nếp quái lạ: Cấp ủy đã dự kiến ai coi như bỏ cối không trật. Dân bầu hay tập thẻ đảng viên bầu, dù bầu kiểu gì, ý cấp ủy đã định (xếp đặt) ai ở vị trí nào là hầu như trúng phắc cả. Thế mới biết, từ ý định, chủ đích của một người thành quyết định của cả tập thể chỉu cần một chữ thôi: “ghế”! Đã vậy, độc đoán chuyên quyền càng được củng cố thế đứng vững, không ai làm gì được. Cái quyền đã thành văn: “Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện” vì thế mà bị xâm hại thành đa dạng hệ lụy khó lường.
Dư luận đã có sự đúc kết gọi cái cơ chế kiểu đó là sự thể đã được coi như “xã hội hóa”, tự thân nó đẻ ra “Vua Đảng”. Nếu suy cho cặn kẽ, nhìn cho thấu đáo, khi đã thành “Vua Đảng” thì quyền lực còn mạnh hơn vua thời phong kiến ngày xưa.
Vô hình trung, cơ chế đó trở thành chỗ dựa tin cậy, rất an toàn và đầy hữu hiệu cho các tội phạm, nhất là tội phạm có chức có quyền, có vị thế trong 'đảng lãnh đạo'. Phạm sai lầm cỡ nào, cứ đổ tại cơ chế, coi như xong, yên tâm mọi sự, ngủ ngon ăn khỏe, cư sviệc cười hết cỡ và ăn chơi xả láng xì ngầu. Tòa án cũng nằm trong cơ chế, không được đứng ở vị thế pháp luật để có quyền độc lập, không được xử nghiêm minh theo pháp luật. Cấp ủy chỉ đạo vụ nào xử hay không xử, nhẹ hay nặng cỡ nào, đều phải nghe theo. Có vụ gì, dù phạm tội tày đình, nhưng tòa án cũng không tài tình gì có thể lôi mặt 'bị cáo cơ chế ' ra xét xử được!
Vô hình trung, cơ chế đó trở thành chỗ dựa tin cậy, rất an toàn và đầy hữu hiệu cho các tội phạm, nhất là tội phạm có chức có quyền, có vị thế trong 'đảng lãnh đạo'. Phạm sai lầm cỡ nào, cứ đổ tại cơ chế, coi như xong, yên tâm mọi sự, ngủ ngon ăn khỏe, cư sviệc cười hết cỡ và ăn chơi xả láng xì ngầu. Tòa án cũng nằm trong cơ chế, không được đứng ở vị thế pháp luật để có quyền độc lập, không được xử nghiêm minh theo pháp luật. Cấp ủy chỉ đạo vụ nào xử hay không xử, nhẹ hay nặng cỡ nào, đều phải nghe theo. Có vụ gì, dù phạm tội tày đình, nhưng tòa án cũng không tài tình gì có thể lôi mặt 'bị cáo cơ chế ' ra xét xử được!
Người ta vẫn nói là không gì quan trọng, hệ trọng bằng vi phạm nguyên tắc, điều lệ đảng. Nhưng sự hình thành một kiểu quan niệm và tự khẳng định quyền lực “Vua Đảng” đã thể hiện chẳng cần nguyên tắc điều lệ gì cả. Sức cản phá, phanh hãm, độ trì kéo thành những mối nguy, trì trệ, ách tắc cho tàn xã hội cũng từ đó mà ra. Và, khốn nỗi, nó cứ theo cái nếp trên-dưới đó mà dây dưa kéo dài thành một thứ ‘điệp khúc cơ chế’ hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác. Mọi sự (ngay như cả ý tưởng) muốn cải tiến, cải tổ, sáng tạo, muốn làm khác đi đều bị quy chụp là chống đối! Không đủ tầm nhìn, kém dũng khí -bản lĩnh, sinh ra trí tuệ yếu kém, cũng do cái để cho cái 'điệp khúc' ấy kéo dài thì đất nước vẫn đặt trong tình trang bấp bênh thiếu bền vững, không thẻ hùng cường, để rồi nhiều dân tộc có điều kiện khả năng ít hơn sẽ vượt lên phía trước.
BVB
-----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét