Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

‘CHẢY MÁU’ TÀI NGUYÊN KHÓANG SẢN ĐÃ TRẦM TRỌNG

* BÙI VĂN BỒNG
              BVB - Chương trình Thời sự 19h trên VTV1 ngày 7/7 đưa tin: Tại Hội nghị toàn cầu về “Sáng kiến minh bạch hóa ngành công nghiệp khai khoáng” lần thứ 6 vừa diễn ra tại Sydney (Australia) Báo cáo đánh giá Chỉ số quản trị tài nguyên cho thấy, Việt Nam có chỉ số thấp nhất trong nhóm các quốc gia yếu kém về năng lực quản trị. Cụ thể, Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 43, đứng cuối cùng trong nhóm 3 - nhóm các quốc gia yếu kém. Báo cáo này dựa trên 4 tiêu chí gồm: Hệ thống pháp luật; Mức độ minh bạch thông tin; Năng lực kiểm tra, giám sát và Môi trường tổng thể. Những chỉ số này nói lên điều gì? Và đáp án nào cho bài toán nâng cao năng lực quản trị tài nguyên khoáng sản?
Trên thế giới, Việt Nam được biết đến với một quốc gia có hệ thống khoáng sản tương đối tốt. Tuy nhiên, muốn quản trị tài nguyên khoáng sản hiệu quả Việt Namvẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Tăng cường công khai minh bạch trong khâu định giá, đấu giá quyền khai thác khoáng sản là nội dung quan trọng trong chương trình hành động của Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, nhằm nâng cao năng lực quản lý ngành công nghiệp khai khoáng theo hướng bền vững và hiệu quả.
                   >>  Chuyện kể từ Núi Pháo   
                    >> Vốn ngoại…Núi Phảo   
                    >>  Xuất khẩu tài nguyên tho…
Nội dung trên cũng được nhấn mạnh trong Nghị quyết của Hội nghị TW 7 khóa khóa 11. Nghị quyết nêu rõ, tài nguyên của đất nước chưa được khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững. Một số loại bị khai thác quá mức nên đang bị suy thoái, cạn kiệt.
* Tiềm năng và lãng phí
Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng.
Hiện trạng khai thác và chế biến một số khoáng sản kim loại chính như quặng sắt, bô-xít, titan, thiếc, đồng, kẽm, chì, vàng,…nhất là dầu mot-khí đốt…
Hầu hết ở các mỏ kim loại, về kỹ thuật chưa được chú ý, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên với công nghệ ôtô - máy xúc. Đây là loại hình công nghệ cổ điển, giá thành cao. Các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và vận tải không đảm bảo. Từ khi có chủ trương khai thác mỏ nhỏ, khai thác tận thu, hàng loạt các công trường khai thác thủ công mọc lên như khai thác vàng, đá quý, thiếc, mangan, sắt, In-me-nhít…. Phương pháp khai thác thủ công hầu như không có cơ sở khoa học về công nghệ. Một số xí nghiệp khai thác cơ giới cũng chuyển sang khai thác thủ công như mỏ thiếc Tĩnh Túc, Sơn Dương, Bắc Lũng, Crômit Cổ Định, do cạn kiệt tài nguyên hoặc do quy mô khai thác giảm, không chịu nổi chi phí của khai thác cơ giới. Phương pháp khai thác thủ công và bán cơ giới đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài nguyên. Về tuyển khoáng cũng được thay thế công nghệ tuyển cơ giới tập trung bằng những xưởng tuyển “mini” thủ công hoặc bán cơ giới. Hình thức này bao trùm hầu hết các ngành khai thác khoáng sản kim loại như thiếc, vàng, crômit, mangan….
Một số cơ sở áp dụng phương pháp tuyển nổi như đồng Sinh Quyền, tuyển quặng sunphua kẽm chì Lang Hích, apatít, graphít,… với sơ đồ và thiết bị tuyển đơn giản, hệ số thu hồi thấp, giá thành cao và chưa thu hồi được khoáng sản có ích đi kèm.
* Tùy tiện quản lý, khai thác
Ngành khai thác và chế biến khoáng sản kim loại trong nhiều thập kỷ qua chưa phát triển đúng với tiềm năng, đúng với vị trí, vai trò trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước. Trong bối cảnh mở cửa và giao lưu quốc tế theo cơ chế thị trường, chúng ta cần liên doanh, liên kết với nước ngoài trong dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và thị trường tiêu thụ như dự án sản xuất alumin và điện phân nhôm, dự án luyện gang, thép từ quặng sắt Thạch Khê, Quý Xa…
Trong thời gian đầu từ 10-15 năm, có thể phải cho nước ngoài nắm cổ phần chi phối, chúng ta nắm cổ phần ở những khâu thiết yếu như nguồn tài nguyên… có như vậy ngành công nghiệp khoáng sản kim loại mới có cơ hội phát triển mạnh.
Việc sử dụng công nghệ lạc hậu, cấp phép ồ ạt, khai thác tràn lan đang làm chảy máu nguồn tài nguyên khoáng sản. Theo kết quả thống kê, tổn thất khai thác khoáng sản đối với hầm lò là 40 - 60%, đối với apatit là 26 - 43%...
Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng về cách khai thác khoáng sản lãng phí của Việt Namhiện nay. Xin trích đăng một vài ý kiến: TSKH Trần Tân Văn (Viện KH Địa chất và Khoáng sản): Khai thác than hầm lò tổn thất là 40 - 60%
Chảy máu tài nguyên do công nghệ lạc hậu và khai thác bừa bãi đang trở nên quá bức xúc, nhất là đối với những người có đôi chút hiểu biết về vấn đề này. Ngành địa chất hiểu biết nhất về tài nguyên khoáng sản thì lại hầu như đứng ngoài cuộc, chỉ làm mỗi việc nghiên cứu, điều tra cơ bản, rồi cấp phép. Việc khai khoáng lại hầu như không tham gia.
Trong khi đó, nhiều đơn vị, cá nhân đang làm công việc khai khoáng lại không có tý kiến thức nào về địa chất, về khoáng sản, về kinh tế khoáng sản... ngoài đồng vốn (cũng không rõ là vốn thực sự của họ hay lại đi vay Nhà nước).
Theo kết quả của Viện Tư vấn Phát triển, tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác còn rất cao như khai thác than hầm lò tổn thất là 40 - 60%, khai thác apatit 26 - 43%, quặng kim loại 15 - 30%... Tổn thất trong chế biến khoáng sản cũng rất cao. Chẳng hạn trong khai thác vàng, độ thu hồi quặng vàng trong chế biến chỉ đạt 30 - 40%...
Ông Đoàn Văn Kiển - Chủ tịch Hội KH&CN Mỏ Việt Nam: Cấp phép cho người không biết gì về khoáng sản
Thời gian qua đã xảy ra tình trạng các địa phương đua nhau cấp giấy phép khai thác. Đã thế, điều đáng buồn là chúng ta lại cấp phép cho nhiều người không biết gì về khoáng sản. Chính điều này đã khiến cho việc khai thác khoáng sản bị chia nhỏ, cục bộ, thiếu sự đầu tư sâu và mạnh ai nấy làm.
Sử dụng công nghệ lạc hậu, tranh thủ đào bới để khai thác thô xuất khẩu đã dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí tài nguyên khoáng sản.
Thực tế cho thấy, do năng lực có hạn, khai thác phần lớn là thủ công nên đa số các mỏ nhỏ hiện nay mới chỉ lấy đi được phần giàu nhất mà bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản đi cùng. Thật sự là rất lãng phí.
* Thiếu minh bạch
Theo Bộ Tài nguyên - Môi trường và web tailieu.vn: Tình trạng trốn thuế tài nguyên (chủ yếu là do khai báo không đúng sản lượng để tính thuế và sản lượng khai thác thực tế), vận chuyển, buôn bán lậu... đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương dẫn tới thất thu ngân sách. Đặc biệt, việc công khai thông tin cũng như trách nhiệm giải trình của các bên trong công nghiệp khai khoáng còn rất hạn chế. Và hệ  lụy của nó là, người dân ở nhiều địa phương có các dự án khai khoáng chưa thể giám sát được nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản, thậm chí, họ còn chịu nhiều ảnh hưởng môi trường do khai thác khoáng sản gây ra. Theo Viện CODE,  địa phương cần công khai chi tiết danh mục doanh nghiệp được cấp phép khai thác, công khai việc thu phí và sử dụng phí bảo vệ môi trường do doanh nghiệp khai khoáng đóng vào những việc cụ thể. Bởi thực tế hiện nay, theo quy định một phần nguồn thu từ hoạt động khoáng sản để lại địa phương hỗ trợ phát triển kinh tế vùng khai thác khoáng sản. Nhưng tại hầu hết các tỉnh coi khoản thu này như nguồn thu ngân sách và sử dụng vào nhiều mục đích, không dùng hết nguồn này để hỗ trợ cho vùng có khoáng sản khai thác. Cộng đồng địa phương thậm chí
      Kết quả nghiên cứu của Viện Tư vấn phát triển CODE về khai thác khoáng sản than và vàng trong hai năm 2009-2010 cho thấy, tổn thất trong khai thác than ở Quảng Ninh vào khoảng 7,3- 7,7%  đối với khai thác lộ thiên và 28- 31% trong khai thác hầm lò. Tổn thất trong chế biến cũng rất cao. Đơn cử ở khoáng sản vàng, tổng thu hồi quặng vàng trong chế biến (tổng thu hồi) hiện chỉ đạt khoảng 30% đến 40%. Trong khi chỉ tiêu thu hồi vàng ở các nước khác đạt từ 92-97%, và không chỉ mất mát mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…
       Cần minh bạch để bảo vệ tài nguyên khoáng sản
       Tại hội thảo Nghiên cứu khả thi về việc Việt Nam tham gia sáng kiến minh bạch hóa ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ về khai thác khoáng sản, bao gồm các quy trình về thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và quản lý thu chi ngân sách… Tuy nhiên, hiện vẫn đang tồn tại khoảng cách nhất định giữa những quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý, giữa nội dung văn bản và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính trong khai thác khoáng sản.
      Đại sứ Anh quốc tại Việt Nam, ông Antony Stokes chia sẻ:  Sáng kiến Minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong ngành khai thác khoáng sản. Đây là một tiêu chuẩn toàn cầu về minh bạch nguồn thu từ lĩnh vực khoáng sản bao gồm hai cơ chế chủ yếu: Thứ nhất, yêu cầu các công ty khai khoáng công khai các khoản chi cho chính phủ và ngược lại yêu cầu chính phủ công khai nguồn thu mà chính phủ nhận được từ các công ty khai khoáng; Thứ hai, EITI yêu cầu việc thành lập một cơ quan độc lập để đối chiếu các số liệu thu được, cơ quan này được quản lý và giám sát bởi một ủy ban hỗn hợp.
Ông Antony Stokes mong muốn Việt Nam sớm tham gia EITI để bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý hơn.
EITI là một sáng kiến do cựu Thủ trướng Anh Tony Blair sáng lập với mục đích yêu cầu các doanh nghiệp khai khoáng và các chính phủ phải công khai tất cả các nguồn thu chi trong lĩnh vực khai khoáng. Mấy năm qua, EITI được xem là vũ khí hỗ trợ kiểm soát hiệu quả tình hình tham nhũng trong lĩnh vực khai khoáng cũng như nguy cơ tàn phá và thất thoát tài nguyên. Hiện có 37 nước với 70 Tập đoàn khai thác mỏ và dầu khí thế giới đã tham gia EITI vì mục tiêu cùng chống tham nhũng, gia tăng sự minh bạch.
BVB
-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét