* BÙI VĂN BỒNG
BVB - Thuyết pháp, gồm có hai thành tố từ vựng: Thuyết (nói) và Pháp (cách nói, diễn thuyết, truyền đạt). Thuyết pháp thường dùng trong đạo giáo (giảng đạo), nhưng trong công tác chính trị: Thuyết pháp là Tuyên giáo, Tuyên huấn, là giảng giải, phân tích chính trị, chủ yếu là lý luận chính trị. Khi tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, lý luận cách mạng, đường lối chính sách, pháp luât....đảng ta có một hệ thông - bộ máy chuyên trách, được biên chế, hưởng lương nhà nước rất hùng hậu, chủ yếu trong ngành tuyên giáo, tuyên huấn, giáo viên chuyên ngành…Môn học ‘đạo đức’ ở các nhà trường phần nhiều giành để thuyết pháp về chính trị.
Điều cần nói đến cho tập trung chủ đề trong bài viết này là từ thuyết pháp đến hành pháp, tư pháp. Thuyết pháp về pháp luật xã hội chủ nghĩa, về Nhà nước pháp quyền rất bài bản, thuyết pháp về tự do, dân chủ rất hay, nhưng trong thực tế, từ thuyết pháp đến hiệu quả thiết thực khi hành pháp, tư pháp, cả chấp pháp vẫn là “lý luận xám xịt, làm teo héo cả cây đời”.
Quyền hành pháp là một trong ba quyền trong cơ cấu quyền lực Nhà nước, bên cạnh quyền lập pháp và quyền tư pháp. Quyền hành pháp do các cơ quan hành chính Nhà nước thực thi để đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình. Quyền hành pháp bao gồm hai quyền: quyền lập qui và quyền hành chính. Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản pháp qui dưới luật, để cụ thể hoá luật pháp do các cơ quan lập pháp ban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quyền hành chính là quyền tổ chức quản lý tất cả các mặt, các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước. Quyền hành chính bao gồm các quyền về tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính, quyền tổ chức thực thi và áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ giữa tổ chức với cá nhân, tổ chức với tổ chức và giữa các cá nhân với nhau trong đời sống xã hội.
Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền lập pháp do Quốc hội tiến hành. Quyền hành pháp là một trong ba quyền trong cơ cấu quyền lực Nhà nước, bên cạnh quyền lập pháp và quyền tư pháp. Quyền hành pháp do các cơ quan hành chính Nhà nước thực thi để đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình.
Cơ quan lập pháp là kiểu hội đồng thảo luận đại diện có quyền thông qua các luật. Đây là một trong ba cơ quan chính gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp của thể chế chính trị tam quyền phân lập.
Lập pháp có nhiều tên gọi khác nhau, phổ biến nhất là nghị viện và quốc hội (lưỡng viện), mặc dù những tên này có nhiều nghĩa đặc trưng khác nữa. Trong hệ thống nghị viện của chính phủ, cơ quan lập pháp là cơ quan tối cao chính thức và chỉ định cơ quan hành pháp. Ở hệ thống tổng thống, cơ quan lập pháp được xem là phân nhánh quyền lực tương đương và độc lập với cơ quan hành pháp. Ngoài việc ban hành luật ra, cơ quan lập pháp còn có quyền tăng thuế, thông qua ngân sách và các khoản chi tiêu khác.
Quyền tư pháp là quyền bảo vệ luật pháp, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật. Quyền tư pháp do Tòa án và Viện Kiểm sát tiến hành. Theo luật học, cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa án nhân danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh chấp. Thuật ngữ này cũng được dùng để đề cập đến cả quan tòa ở các cấp, những người thiết lập nền móng cho một bộ máy tư pháp và cả những người trợ giúp cho hệ thống này hoạt động tốt.
Ở nước ta, từ gần 70 năm qua, mặc du Hiến pháp 1946 đã quy định rất sáng rõ, đầy đủ, nhưng trong thực tế đời sống xã hội và cả vận hành cơ chế: Từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp, chấp pháp đều đặt dưới sự lãnh đạo “trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện” của đảng, cho nên vai trò của nhà nước và ngành chủ quản, cũng như cơ quan chuyên trách rất mờ nhạt, không bao giờ thoát ra khỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng. Có lẽ chế độ XHCN Việt nam được 'thuyết pháp' là “Dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư bản” cho nên đã có sự khác nhau trời-vực với nước Mỹ. Về vấn đề này, tờ báo mạng The Diplomat vừa có bài phân tích ‘sự khác biệt giữa hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ với Việt Nam’. Nhà phân tích Ryan McClure của báo này viết rằng Hành pháp Hoa Kỳ do Tổng thống Obama lãnh đạo hiện nay chú trọng nhiều hơn đến an ninh quốc gia và liên minh quân sự với các nước trong khu vực. Do đó, chính phủ Obama dường như xếp nhân quyền và cải cách chính trị ở Việt Nam vào hàng thứ yếu.
Trong khi đó, các nhà làm luật tại Quốc hội phải đối mặt với áp lực của cử tri, đặc biệt là cộng đồng người Mỹ gốc Việt, lại đặt nặng vấn đề nhân quyền của ViệtNam .
Trong khi đó, các nhà làm luật tại Quốc hội phải đối mặt với áp lực của cử tri, đặc biệt là cộng đồng người Mỹ gốc Việt, lại đặt nặng vấn đề nhân quyền của Việt
Vào trước ngày Chủ tịch nước Việt Nam đến Mỹ vừa qua, Hạ Viện Hoa Kỳ đã có một cuộc điều trần với đề tài nổi bật là nhân quyền tại Việt Nam. Các Dân biểu trong Tiểu ban Đối ngoại Hạ Viện muốn Tổng thống Obama gây áp lực mạnh để chính phủ Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và luật pháp.
Sự khác biệt giữa Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ tương phản gay gắt đến độ ngay cả một số giới chức Hành pháp cũng nghĩ rằng nếu không giải quyết được vấn đề nhân quyền thì quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam khó có thể tiến thêm.
Nhà phân tích McClure đề nghị trước khi chính phủ Mỹ muốn tiếp tục hợp tác toàn diện hoặc đưa ra cam kết nào với Việt Nam , Tổng thống Obama cần thảo luận thêm với Quốc hội để chính sách ngoại giao của tổng thống khỏi vướng mắc sự chống đối trong nước.
Một xã hội văn min, dân chủ, biết thức thời và chịu cải biến thì hành pháp cần độc lập tương đối với lập pháp. Trong điều kiện Quốc hội hoạt động chưa thường xuyên, vai trò chủ động của Chính phủ hành pháp càng cần được coi trọng.
Theo bài phân tcíh mới đây trên Vietnamnet: Trên cơ sở tổng hợp góp ý Hiến pháp (HP) từ các bộ ngành, tỉnh thành trên cả nước, Chính phủ (CP) đã có phiên họp chuyên đề về HP, tập trung vào một số nội dung liên quan đến CP, chính quyền địa phương, QH, Chủ tịch nước, TANDTC, Hội đồng HP. Một số vấn đề quan trọng đã được các thành viên CP biểu quyết bằng bỏ phiếu. Báo cáo chính thức của CP, với nhiều đề xuất, kiến nghị HP đã được chuyển tới Ủy ban dự thảo HP sửa đổi vào cuối tuần trước. Thực ra, suy cho cùng và đủ lý lẽ, Chính phủ “chấp hành” Quốc hội là một quy định thừa. Cụ thể, về quan hệ giữa CP và QH, rất nhiều ý kiến từ các bộ ngành, địa phương cho rằng không nên quy định “CP là cơ quan chấp hành của QH” như trong dự thảo HP sửa đổi. CP thảo luận, bỏ phiếu và có tới 24/25 thành viên CP tham dự phiên họp đề nghị bỏ quy định này. Cơ sở lập luận này là:
Thứ nhất, bản thân chức năng “hành pháp” và “hành chính” đã thể hiện trách nhiệm CP chấp hành HP, luật do QH thông qua. CP tổ chức thực thi pháp luật chính là chấp hành ý chí của nhân dân được thể hiện trong các đạo luật, phù hợp với nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất và thuộc về nhân dân.
Thứ hai: Quy định như dự thảo thực ra là lặp lại nội dung cũ của HP 1992, đặt CP vào vị trí thụ động, không phù hợp với vị trí độc lập tương đối của nhánh hành pháp theo nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp mà chính dự thảo HP quy định tại điều 2. Ở bất cứ quốc gia nào, CP luôn giữ vai trò quan trọng, là trung tâm trong việc khởi xướng, hoạch định và điều hành chính sách quốc gia. Chỉ có hợp tác trên cơ sở phân công rành mạch và kiểm soát chặt chẽ giữa các nhánh quyền lực mới tạo động lực cho việc vận hành tốt nền quản trị quốc gia.
Thứ ba, trong điều kiện QH hoạt động chưa thường xuyên, vai trò chủ động của CP hành pháp càng cần được coi trọng…
Tóm lại: Thuyết pháp rất hay, cố gắng đúng, đủ nhất, tài liệu tuyên truyền cũng rất nhiều và phát hành, ấn vào tay vào túi mọi cấp mọi ngành không tiếc tiền, nhưng hành pháp, tư pháp thì…muốn làm kiểu gì, làm đến đâu, tùy! Từ thanh tra, điều tra xét hỏi, lập chuyên án, luận tội, xét xử thế nào cũng được quyền tùy tiện một cách xả láng! Tuy nhiên, một nguyên tắc bất thành văn là vụ việc nào 'nhất cử nhất động' đều phải xin ý kiến lãnh đạo chỉ đạo. Trên thế giới chi Việt Nam độc đáo có "án bỏ túi"! Chẳng cần quan tâm đến dân chủ, bơ cả luật và cùng mặc kệ công bằng, chính xác, nghiêm minh, muốn sao, chỉ đạo sao cứ làm vậy, rất ưu việt! Vì ‘ưu việt’ đến thế cho nên cố Luật sư Ngô Bá Thành đã phải thốt lên: "Việt Nam không đến nỗi còn thiếu luật, đã có cả rừng luật, nhưng lại làm theo...luật rừng”!
BVB
--------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét