Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ, LIÊN TỤC ĐƯA VÔ - RÚT RA !

* BÙI VĂN BỒNG
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng 20-8, trong phần chất vấn Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng: Quy định thì rất chặt chẽ, nhưng tại sao các văn bản pháp luật trình Quốc hội cứ liên tục đưa vô - rút ra (!?).
Với cách trả lời và lý giải lúng túng, chung chung, xuê xoa của Bộ trưởng Hà Hùng Cường, người theo dõi màn ảnh nhỏ nhận ra ngay 5 nguyên nhân:
- Trình độ nắm bắt, điều hành, phân tích và lý giải nội dung trước UBTVQH của Bộ trưởng quá yếu kém.
- Đội ngũ cố vấn, chuyên viên và cán bộ chuyên trách, bộ máy chuyên ngành có trình độ quá ‘lùn’, chuyên môn nghiệp vụ yếu.
- Không nắm bắt được thực tế, vẽ ra các văn bản luật ‘trên mây’.
- Làm việc tắc trách, cẩu thả, soạn các văn bản theo tùy hứng, tùy tiện. Vội vàng đề xuất, cốt cho xong việc! (Như Nghị định 72 về quản lý mạng Internet mới rồi cũng là một ví dụ điển hình về lề lối làm việc kiểu này).
- Quan liêu trong chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thẩm định văn bản. Cấp ủy (trực tiếp và cấp trên) thì cái gì cũng ‘lãnh’ mà không ‘đạo’ được bao nhiêu, sinh ra lắm đường nhiều nẻo khi thực hiện.
        > Dân không có quyền kiện văn bản sai   
        > Ban hành văn bản pháp luật sai - Cần truy cứu trách nhiệm hình sự  
        > Phát hiện gần 7.000 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật   
        > 6 tháng ‘xử’ 3.960 văn bản sai pháp luật   
Thực trạng các văn bản pháp lý trùng lặp, mờ nhạt, rối rắm, thiếu căn cư sthực tế, giá trị áp dụng thấp, hệu quả kém, sinh ra nhiêu fhệ lụy đang là mối lo lớn của toàn xã hội. Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) nói rằng các vị đã "ngồi trên trời ra chính sách" do một bộ phận cán bộ pháp chế xa rời thực tế. Thiếu gì việc cần làm, tại sao ra các văn bản như: Ưu tiên cộng thêm điểm thi đại học cho mẹ VNAH, rồi hộ khẩu chó mèo, và nhiều văn bản vô lý khác. Qua ví dụ về chứng minh thư nhân dân, Bộ trưởng Tư pháp “thanh minh” rằng việc ghi tên cha mẹ đã có trong một nghị định năm 1999, khi đưa vào thông tư, cơ quan soạn thảo cho đây là vấn đề cũ, “sự đã rồi”, nên chỉ “chăm chăm” đến những điều khoản mới. Bộ trưởng Tư pháp cho rằng có thể khó phát hiện tham nhũng về chính sách, pháp luật vì khó, nhất là dạng thông tư, thông tư liên tịch của các ngành chưa có quy định pháp luật kiểm soát tập trung. Ấy vậy, nhưng Bộ trưởng Cường vẫn lý giải vòng vèo, lại thêm động tác ‘pha trò’, làm loãng vấn đề, ‘giết’ thời gian: "Sau mỗi lần có văn bản pháp luật khiến dư luận bức xúc như thế, tôi đều yêu cầu anh em báo cáo, kiểm điểm để rút kinh nghiệm… Dù vẫn còn những chính sách trên trời, nhưng vẫn phải có để dần dần đưa xã hội vào quy củ, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Như tôi nghiện thuốc lá nặng mà sang Singapore thấy họ phạt cả nghìn đôla nếu hút thuốc trong thang máy, tôi cũng không bao giờ dám hút… ".
             Theo Viẹtnamnet: Chất vấn Bộ trưởng trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng 20/8, đặt câu hỏi có hay không tham nhũng về chính sách, pháp luật, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đồng thời chỉ ra nghi ngại thực trạng các văn bản ban hành “đá nhau”.
"Cử tri thấy nhiều văn bản của các bộ đá nhau vì chỉ nhắm vào lợi ích của ngành mình, theo Bộ trưởng có hiện tượng này không", ông Thuyền hỏi.
Ông Thuyền, đồng thời là Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng, khẳng định dân trí ngày càng cao, họ có thể nghĩ đến việc khởi kiện những văn bản trái luật, đòi bồi thường vì gây thiệt hại cho cuộc sống và công việc.
Đại biẻu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) muốn biết Bộ Tư pháp đã để "lọt" bao nhiêu văn bản không qua thẩm định, gây nhiều bức xúc.
Phó đoàn ĐBQH Hà Nội Chu Sơn Hà nghi ngại "có lợi ích nhóm trong việc xây dựng văn bản pháp luật”, mà một trong những thể hiện đó là khi soạn thảo văn bản pháp luật, các cơ quan có xu hướng “đẩy phần khó cho dân, giữ phần thuận tiện cho mình”.
Ông nêu trường hợp xử phạt xe không chính chủ, cho đến dự thảo luật hộ tịch có nhiều điều khoản gây khó khăn cho dân đã bị UBTVQH “trả lại’ cho Chính phủ..
Đề cập vấn đề ĐB Thuyền nêu, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho hay, quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật rất đầy đủ, chặt chẽ qua nhiều tấng nấc, chỉ trừ thông tư và thông tư liên tịch của các ngành là chưa có sự kiểm soát tập trung.
“Từ quyết định của Thủ tướng đến nghị định, quy trình rất chặt chẽ" – Bộ trưởng khẳng định.
Vấn khả năng "tham nhũng về chính sách, pháp luật", theo Bộ trưởng "có thể không phát hiện được vì rất khó".
"Ví dụ nhiều ĐB nói về Nghị định kinh doanh vàng, xăng dầu, giá than, giá điện, chủ trương tiến tới thị trường thì rất rõ nhưng lộ trình thế nào để ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát thì bước đi phải rất chặt chẽ…Nếu nói lợi ích nhóm gì đó được kiểm soát chặt nhưng cũng không loại trừ văn bản này kia để lọt, hở" – Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, đề cập đến thực trạng “lọt” văn bản như ĐB Khánh nêu, Bộ trưởng khẳng định một số nội dung bất hợp lý "lọt" trong hơn 2 vạn nội dung mà Bộ thẩm định từ đầu nhiệm kỳ đến nay là không nhiều.
Với các văn bản "đẩy khó cho dân", Bộ trưởng nhắc đến yêu cầu quản lý nhà nước và duy trì trật tự an ninh xã hội. Một số quy định gây bức xúc như xe chính chủ, chứng minh thư nhân dân có tên bố mẹ, cộng điểm thi ĐH cho Bà mẹ VN anh hùng..., đều đã được rút lại sau khi dư luận lên tiếng.
Cũng về nội dung này, phóng viên Chung Hoàng (VNN) phản ánh vấn đề mà nhiều đại biểu đặt ra là cần khởi kiện văn bản trái pháp luật?
Thế nhưng, Bộ trưởng Tư pháp lại tìm cách né tránh, rằng: “Chuyện khởi kiện các văn bản trái luật cũng không phải không đặt ra. Việc này đã từng bàn khi xây dựng luật Tố tụng hành chính và thấy chưa có cơ sở quy định vấn đế này trong luật, do việc lập pháp, lập quy là của nhà nước…Cũng không đặt vấn đề bồi thường khi có văn bản ban hành sai, vì coi đó là một hoạt động, quyết định của nhà nước. Nhưng nhân sửa Hiến pháp và bàn vấn đề tòa án hiến pháp thì có thể tính tới khả năng này.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền không đồng tình với cách lý giải kiểu “chạy làng” đó, vì "khởi kiện là việc dân muốn được trao quyền để tự bảo vệ mình. Còn việc không thừa nhận nhà nước sai thì phải bồi thường thì tôi không đồng ý. Ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, dân sai thì bị phạt mà mà nhà nước lại không bồi thường? ".
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết trong chương trình đã có việc sửa luật Tố tụng hành chính, sẽ xem xét việc cho phép khởi kiện văn bản pháp luật.
Đại biểu Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) hỏi Bộ trưởng về việc doanh nghiệp "tranh thủ" các bộ ngành để có cơ chế chính sách có lợi cho mình nhưng trái quy định pháp luật. Bộ trưởng Cường cho rằng dù “lobby”(vận động) chính sách là việc phổ biến ở các nước, song ở Việt Nam rất hãn hữu và khó.
Cũng có một ‘ấn tượng’ trong phiên họp sáng nay (20-8) là : Điều mà nhiều đại biểu và cử tri ghi nhận là ông Cường đã dám nói thẳng nói thật khi công nhận một thực tế là các nước “khác ta về  chế độ chính trị, ta chỉ có một Đảng lãnh đạo, pháp luật là thế chế hóa đường lối của Đảng, nên việc này nhìn chung không phù hợp". Thế nên, điều đó càng củng cố thêm nhận thức, đúc kết: Càng duy trì Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện, mọi mặt, can thiệp quá sâu vào các chuyên ngành và dẫm chân việc của nhà nước, của quốc hội, chính phủ thì rắc rối, phức tạp, hệ lụy còn tràn lan. Và, tình trạng tuy nghị quyết hay, hội nghị, họp hành triền miên, nhưng cái trò thò vô-rút ra vẫn cứ còn dài…dài!  Chỉ thêm tốn kém, mất công và mất cả uy tín của đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, chính phủ điều hành, mất chất lượng của cả hệ thống chính trị. Hóa ra, trong "Quy định chặt chẽ" người ta cứ  khoái liên tục đưa vô-rút ra ...làm lại!
BVB
-------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét