… Nghị định 72 về cơ bản là sẽ không thể thực thi, ngoài việc tạo ra một ví dụ kỳ quặc, dù vậy nó vẫn còn thực tế hơn so với một bản dự thảo nghị định về Internet đã bị hoãn vào năm ngoái mà theo đó người ta sẽ yêu cầu những công ty lớn như Google, Yahoo và Facebook phải thực sự đặt các máy chủ ở Việt Nam và có thể cung cấp thông tin người dùng cho nhà chức trách nếu được yêu cầu. Chưa hết, các ISP cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về những nội dung mà họ đăng tải trên trang mạng của mình, còn người dùng thì được yêu cầu đăng ký tài khoản bằng tên thật. Quy định bị hoãn lại nói trên được cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài coi là một trở ngại cho tăng trưởng kinh tế và hội nhập với thế giới. Thậm chí Nghị định 72, vốn là sự lặp lại mà người ta đã giảm bớt mức độ hà khắc, cũng được chờ đợi là sẽ “bóp nghẹ sự sáng tạo”, như nhận định của Liên minh Internet Châu Á (AIC). Tuy nhiên, những gì có thể bóp nghẹt sáng tạo hơn nữa lại là sự ngăn chặn hoàn toàn và chính thức đối với Google và Facebook. Theo những lời đồn đoán dai dẳng thì điều này sẽ mở đường cho những trang mạng sở tại hay tiện ích Coc Coc của Nga, một tiện ích đã đặt máy chủ ở Việt Nam và có thể dễ chấp nhận uốn nắn trước những hạn chế của chính quyền.- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/08/22/moi-quan-he-lech-lac-cua-viet-nam-voi-internet/#sthash.Lx5TNJJi.dpuf.
------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét