Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

GIÁ ĐIỆN TĂNG, XĂNG KHÔNG GIẢM

* MINH DIỆN
             BVB - Từ ngày 1-8-2013, giá điện tăng bình quân thêm 5%, tức 1.508, 85  đồng một  kwh. Thế  là mỗi hộ  dân  lại phải bóp cái bụng vốn đã lép của mình, bớt miếng cá,  miếng rau, bỏ vào cái hồ lô không đáy mịt  mùng của ngành điện tư  6.800 đồng đến 37.200 đồng một tháng.
             Tại sao gọi là cái hồ lô không đáy mịt mùng? Phải chăng ăn phải bả thế lực thù địch nói xấu nhà nước? Thưa không, đó là một sự thật, ai cũng biết: Các khoản lỗ của ngành điện lực lấp mãi không đầy, ngược lại ngày càng rỗng roãng, và  nhiều hang hốc tối tăm không biết đâu mà lần.
Chẳng tin cứ giở hóa đơn  tiền điện ra mà xem. Năm 2009 tăng 7%, 2010 tăng 8%, tháng 3-2011 tăng 15%,  tháng  12-2012, tăng 5% .
             Năm nào cũng tăng, mỗi lần tăng thu hàng ngàn tỷ mà ngành điện vẫn không  bù  lỗ.
               Lần  này ông Đinh Quang Trí, phó tổng giám đốc EVN cho biết, tăng giá điện 5%  thu được khoảng  3.500 đến 3.600 tỷ đồng không đủ chi phí!
              Ô hay, sao con số có vẻ khiêm tối như vậy ?  
             Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí  Long  tiết lộ trên báo Dân trí, năm 2012, doanh thu của EVN là 143.000 tỷ đống, lần tăng giá điện lên 5% , vào ngày  22-12, EVN đã thu được từ 6.000 đến 7.000 tỷ đồng.  Năm 2013, mới 7 tháng  tháng đầu năm , doanh thu của EVN đã đạt:  96. 786 tỷ đồng, ước tính 5 tháng còn lại đạt :  83.000 tỷ, tổng doanh thu sẽ là : 179.786 tỷ.  Lần này cũng tăng giá điện lên 5% , thì  số tiền thu được từ 8.000 đến 9.000 tỷ đồng mới đúng.  
             Ông Đinh Quang Trí lại nói : “Tăng  giá điện 5%  chưa đủ để bù lỗ chênh lệch giá than tăng !”
              Xin hãy thử làm một bài toán, để thấy  phát ngôn của các quan chức ngành điện chính xác ra sao? 
             Gía than nội địa  chào bán tháng 6-2013 là 69 đô la một tấn ,trong khi  Trung Quốc chào bán có 56 đô la.   Nếu  như  ngành điện nói, giá than đã tăng từ 34 đến 41 %, thì  trước đó giá than bao nhiêu? Phải chăng  chỉ khoảng 43, 13 đô la tấn. Rẻ thế?
             Lại thử  lấy giá than  hiện tại  là 69 đô la tấn, nhân với tỷ lệ  tăng  bình quân  34 %  như ngành điện nói ,thì mỗi tấn than ngành điện phải bù lỗ 23,46  đô la, quy ra tiền đồng  với  tỷ giá 21.110 đồng  ăn 1 đô la, sẽ là 495. 264  đồng, lấy số tròn 500.000 đồng. Nếu  số  tiền ngành điện thu  được khi tăng giá 5% kwh, mà   theo ông Đinh Quang Trí nói,  chưa đủ bủ lỗ mua than,   thì  họ đã sử dụng bao nhiêu tấn than?  Lấy 8.000 tỷ,  chia cho 500.000  đồng, có đáp số  là: 16 triệu tấn than, bằng một nửa sản lượng than TKV khai thác một năm.
              Việt Nam có bao nhiêu nhà máy điện chạy than  mà  ngốn hết ngần ấy than, hở trời?
              Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, đã phát biểu  trên báo điện tử Dân Trí ngày 5-8-2013, rằng EVN cần phải sòng phẳng với giá điện. Ông nói: “Họ chưa giải trình rõ cơ cấu giá than tăng như vậy thì giá điện sẽ như thế nào? Tức là chi phí than, khí , chiếm bao nhiêu phần trăm  cơ cấu của giá điện. Trong bối cảnh hiện nay, thủy điện đang nhiều nước, cộng thêm giá xăng dầu  thế giới  giảm, thì sẽ bù trừ cho nhau ra sao?”.
            Vâng, nếu rạch ròi như vậy, thì người dân dù phải thắt lưng buộc bụng cũng cam. Đằng này cứ lập lờ đánh lận con đen, không tách bạch giữa phát điện và phân phố điện. Một đơn vị tự định giá, tự phân phối, nên rất thiếu minh bạch khách quan. EVN tăng giá bán liên tục, nhưng không tăng giá mua điện. Các doanh nghiệp sản xuất điện phải bán cho EVN giá 750 đồng kwh, trong khi EVN bán cho người tiêu dùng 1.400- 1.500 đồng một kwh.
             Nghe EVN  biến báo,  rằng  tăng giá điện để lấy tiền đầu tư  phát  triển ngành điện  thật nực cười. Chẳng phải chính họ đề ra kế hoạch “Xã hội hóa ngành điện”  ư?  Ai cũng biết xã hội hóa ngành điện , cũng như các ngành khác xã hội hóa, là kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư theo cơ chế thị trường, đâu phải theo EVN tăng giá điện lấy tiền độc quyền đầu tư,  độc quyền bán điện và tự do tăng giá?
              Những câu  hỏi  tiến sỹ Nguyễn Minh Phong đặt ra cũng là câu hỏi rất nhiều người đặt ra 
              Phải chăng EVN đang bị lỗ treo hàng ngàn tỷ vì đầu tư ngoài ngành, nên  phải tăng giá điện liên tục lấy tiền trám vào những mảng lỗ treo  khổng lồ ấy?
               Tại sao EVN báo cáo chính phủ đã cân bằng được tài chính, doanh thu tăng 23%  mà vẫn tăng giá điện?
               Bộ công thương có biết tăng giá điện như vậy ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân thế nào không?
               Chính phủ có chỉ đạo Bộ công thương lấy ý kiến dân trước khi tăng già điện không?...
               Trong buổi họp báo ngày 5-8 vừa qua, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng bộ công thương nói: “Vừa rồi có rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề tăng giá điện, và ảnh hưởng của vấn đề tăng giá điện đối với các hộ sản xuất , sinh hoạt, chúng tôi xin được phép, tại cuộc họp báo này, không trả lời nữa!” (Nguồn Tiền Phong online)
                 Trong khi bà Thứ trưởng  trả lời thẳng thừng như thế về giá  điện tăng , thì ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó vụ trường vụ thị trường trong nước, cũng ở  Bộ công thương,  trả lời rất suôn sẻ về việc không giàm giá xăng như thế này: “Trong tuần thứ 4 của tháng 7-2013, giá xăng dầu thế giới giảm, tuy nhiên giá xăng dầu trong nước vẫn giữ nguyên, bởi do điều chỉnh giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố,  như thuế nhập khẩu, mức trích quỹ bình ổn xăng dầu... Mặt khác nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu thì tối thiểu 30 ngày mới điều chỉnh giá” (Nguồn báo CAND, VOV).
               Vậy là giá điện tăng, xăng không giảm.
               Và người ta nói rằng, giá điện tăng, giá xăng không giảm, chỉ tác động tăng  0,1 phần trăm  CPI,  không ảnh ảnh hưởng đến đời sống nhân dân!
                Nghe nói , nhà văn nổi tiếng Aziz Nesin sắp sang thăm Việt Nam trao lại giải thưởng “ Những người thích đừa” cho ai đó!
 M D

 
-------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét