Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Bệnh nhân cần gì ở thầy thuốc?

… Người viết bài này là một bênh nhân mắc bệnh hiểm nghèo do may rủi mà sống sót đến ngày hôm nay. Nói may rủi là đúng với nghĩa của từ này trong bối cảnh bất cập của hê thống y tế tại đây. Nhiều trường hợp bệnh nhân không chết vì bệnh tật mà lại chết vì nhầm lẫn trong điều trị hoặc chết vì không thể tìm được đúng thầy đúng thuốc. Và rất nhiều hình thái chết oan uổng khác như xảy ra gần đây. Phải chăng vì thực tế này mà người ta khuyên bệnh nhân "phải thông minh"?...
Tù mù bệnh án
Tôi thuật lại cuộc thăm bệnh nhân hiếm hoi đó nhằm cùng vợ tìm câu trả lời cho cái cảm giác lẫn lộn về tình trạng bệnh tật của mình. Lúc đó vợ tôi cho biết: Bác sĩ H. sau ca mổ đã bảo “Về nhà chuẩn bị hậu sự đi là vừa”…, ý nói bệnh rất nặng và khó bề qua khỏi, u gan giai đoạn cuối mà!. Ông ấy còn dặn thêm: “Đừng nói gì cho bệnh nhân!”. 
Thì ra là thế. Với quan điểm "sống để bụng, chết mang đi" như vậy, thì cách hành xử như vừa rồi của bác sĩ H. là có thể hiểu được phần nào. Tuy nhiên cũng có thể có sự uẩn khúc nào đó? Nói chung, đó là một cảm giác bất an do không được thông báo chính thức rõ ràng. Đáng lẽ bác sĩ là người biết rõ bệnh nhân hơn ai hết thì nên trực tiếp phổ biến và động viên bệnh nhân để đối phó với bệnh tật thì lại chủ động giữ khoảng cách tao ranhững mối hoài nghi lo lắng không cần thiết cho bệnh nhân. Hay đó là nguyên tắc "bí mật nghề nghiệp" đối với người sắp chết ? Lẽ nào đó là cách tư duy khoa học? Nếu không, thì làm thế để làm gì?...  
                    >> Đọc tiếp/Nguồn  
--------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét